Bệnh động kinh ở trẻ em đang có xu hướng ngày càng gia tăng, ảnh hưởng rất đến sự phát triển về trí tuệ, thể chất tinh thần của trẻ
Ngày đăng: 17-11-2024
8 lượt xem
Vì sao cần phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ?
- Rối loạn về ngôn ngữ, hành vi: Bệnh động kinh ở trẻ em khởi phát ngay từ khi còn nhỏ sẽ có rất nhiều biến chứng liên quan đến thần kinh, tâm thần của trẻ bao gồm giảm khả năng tư duy, học tập, rối loạn hành vi, ngôn ngữ. Cụ thể, trẻ bị động kinh có nguy cơ cao bị chậm phát triển về ngôn ngữ hoặc khả năng tư duy. Từ những rào cản này cộng thêm những mặc cảm, tự ti, thất vọng về bệnh tật có thể khiến trẻ sống khép mình lại, không muốn tiếp xúc với bên ngoài, hay cáu gắt hoặc cố gắng thực hiện những hành vi phá hoại để giải tỏa cảm xúc khó chịu của mình.
- Dễ bị ngã, chấn thương: Trẻ em thường hiếu động , thích tham gia các hoạt động vận động thân thể, thích khám phá tìm tòi nên nếu như bệnh động kinh ở trẻ em mà không được phát hiện sớm thì sẽ rất dễ gặp phải các chấn thương như ngã, đuối nước, tai nạn xe cộ… Việc mất ý thức hoặc lên cơn động kinh trong một vài tình huống như khi đang bơi lội, leo trèo, đi xe đạp… dễ dẫn đến thương tích nghiêm trọng. Nếu không có người phát hiện và xử trí kịp thời, đôi khi trẻ có thể dẫn đến tử vong.
- Giảm chất lượng học tập: Các cơn động kinh xảy ra đột ngột có thể khiến trẻ bị gián đoạn bài học trên lớp, bởi vậy mà kết quả học tập bị ảnh hưởng. Nhất là với động kinh cơn vắng ý thức có thể thầy cô giáo cũng không phát hiện ra để có thể giúp trẻ bù đắp lại đoạn bài giảng đã mất. Ngoài ra, bệnh động kinh trẻ em dạng thùy trán, thùy thái dương, sẽ có khả năng cao bị ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy dễ gây khuyết tật về trí tuệ cho trẻ.
- Tự ti trong các mối quan hệ xã hội: Vì những biểu hiện bệnh lý bất thường của trẻ mà nhiều người xung quanh (đặc biệt là bạn bè cùng lứa tuổi) không hiểu mà xa lánh, cô lập trẻ.
Các dạng động kinh ở trẻ em thường gặp
Theo các chuyên gia nghiên cứu về bệnh động kinh ở trẻ em cho biết, động kinh ở trẻ em có khá nhiều dạng bệnh với những triệu chứng và biến chứng khác nhau, cụ thể như:
Cơn co cứng - co giật toàn thân: Khởi đầu trẻ bị mất ý thức đột ngột, chân tay co cứng lại, xuất hiện co giật cơ hai bên đột ngột liên tục theo từng nhịp trong vài phút, thân mình ưỡn ra sau hoặc gập về phía trước. Trẻ mất ý thức và rơi vào trạng thái hôn mê, mềm nhũn người ra, thở khò khè sau giai đoạn này sắc mặt hồng hào trở lại, nhịp thở đều đặn dần. Sau khoảng 15 phút cho tới 1 giờ, trẻ bắt đầu hồi phục ý thức và cảm thấy mệt mỏi, có thể ngủ thiếp đi nhưng không nhớ những gì đã xảy ra.
Cơn vắng ý thức: Là những cơn rối loạn hoặc mất ý thức thể hiện bằng sự gián đoạn ý thức và hành động với môi trường xung quanh trong khoảng thời gian ngắn 10 – 15 giây. Trẻ có thể đột nhiên bất động, ngắt quãng các hoạt động mà trẻ đang làm, mắt nhìn về một hướng vô định như đang suy tư. Ngoài ra, có thể kèm co giật nhẹ cơ mí mắt, miệng, gập đầu vào thân mình hoặc ngửa đầu và ưỡn người ra sau, đảo ngược nhãn cầu hay tự nhiên tè dầm.
Động kinh cục bộ: Bệnh động kinh ở trẻ em dạng cục bộ thường xảy ra do rối loạn hoạt động điện tại một khu vực não bộ nhất định với các triệu chứng xuất hiện ở cơ thể trẻ tương ứng vùng não bị tổn thương. Động kinh cục bộ ở trẻ em thường được phân thành 2 dạng chính là động kinh cục bộ đơn giản và động kinh cục bộ phức tạp.
Động kinh kịch phát Rolando: Đây là dạng động kinh ở trẻ em khá thường gặp kết hợp giữa động kinh toàn thể và động kinh cục bộ. Biểu hiện bệnh động kinh dạng này có lúc là động kinh toàn thể nhưng có lúc lại chỉ xảy ra ở một bộ phận nào đó trên cơ thể và đặc biệt là thường chỉ diễn ra khi trẻ đang ngủ.
Triệu chứng co giật của bệnh động kinh ở trẻ em
Những ảnh hưởng của bệnh động kinh ở trẻ em đến sự phát triển của trẻ
Giảm khả năng ghi nhớ
Bất kỳ bệnh động kinh ở trẻ em dạng nào, khi cơn co giật xuất hiện càng nhiều sẽ càng ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ, đặc biệt là khả năng tiếp nhận, ghi nhớ và xử lý thông tin. Cụ thể như:
- Động kinh do bất thường ở thùy thái dương bên trái của não khiến người bệnh khó nhớ từ.
- Động kinh thùy thái dương bên phải (vùng trực quan) làm giảm trí nhớ với những gì đã nhìn thấy.
- Động kinh thùy trán lại gây khó khăn trong việc ghi nhớ những gì cần làm ở tương lai. Không chỉ vậy, ngay sau cơn động kinh, trẻ cũng có thể bị suy giảm trí nhớ và cần thời gian để khôi phục trở lại.
Chậm phát triển trí tuệ
Cơn co giật xuất hiện ở trẻ, đặc biệt là cơn co thắt sơ sinh (Hội chứng West) hay động kinh toàn thể, động kinh cục bộ phức tạp có thể khiến sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ “gần như ngưng hoàn toàn”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức và khả năng điều hành của trẻ.
Bệnh động kinh ở trẻ em ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ
Chậm phát triển ngôn ngữ
Vùng chỉ huy ngôn ngữ của não bộ có tên là Broca – cũng là một phần của thùy trán. Vì vậy, ngoài tác động đến khả năng tư duy, động kinh thùy trán còn có thể ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của bệnh nhân. Triệu chứng điển hình là trẻ chậm nói, quên mất từ ngữ để diễn đạt,…
Ảnh hưởng tới tâm lý
Bệnh động kinh ở trẻ em thường gây cho tre mặc cảm với bản thân, có xu hướng sống thu mình, ngại giao tiếp, khó hòa nhập với cộng đồng, xã hội. Nhiều trẻ có thể gặp phải tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm,…
Ảnh hưởng đến khả năng vận động ở trẻ
Bệnh động kinh ở trẻ em xảy ra do sự rối loạn hoạt động của một nhóm các neuron thần kinh vỏ não, hậu quả là gây ra những cơn động kinh co giật tái diễn lặp lại nhiều lần có thể kèm theo mất ý thức và hành vi vận động, gây ra những thay đổi trong hành vi vận động, rối loạn chức năng kiểm soát cơ thể, không kiểm soát được hành vi, mắc một số dị tật như mắt lác, sụp mí, rung giật nhãn cầu...
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Giải pháp giúp giảm thiểu sự ảnh hưởng của bệnh động kinh tới sự phát triển của trẻ
Điều quan trọng nhất để giảm đi những ảnh hưởng của bệnh động kinh ở trẻ em, đó là thực hiện những giải pháp giúp con kiểm soát tốt bệnh, giảm thiểu tối đa các cơn co giật. Để làm được điều này, cha mẹ cần thực hiện những điều sau:
- Cha mẹ cần cho trẻ sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng, giảm liều, hoặc ngưng, bỏ thuốc. Nếu đáp ứng tốt với thuốc, cơn co giật kiểm soát tốt thì mức độ ảnh hưởng bệnh động kinh ở trẻ em tới sự phát triển của trẻ cũng được giảm thiểu rất nhiều.
- Vận động thể chất thường xuyên: Phụ huynh nên khuyến khích trẻ tập thể dục, thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, thư giãn tinh thần. Điều này giúp duy trì tốc độ phát triển thể chất của trẻ tương đương với các bé khác.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp cung cấp dinh dưỡng phù hợp để trẻ mắc bệnh động kinh phát triển tốt nhất, đồng thời giúp giảm tần suất cơn co giật hiệu quả. Do đó cha mẹ nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu protein, chất béo như thịt nạc, tôm, cua, cá, các loại đậu đỗ,… và giảm bớt các thực phẩm chứa nhiều đường, mì chính, chất phụ gia bảo quản.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA
Gửi bình luận của bạn