Phụ nữ bị động kinh cần phải thông báo cho bác sĩ biết về bệnh của mình,tốt nhất là trước khi mang thai, hoặc nếu đã có thai thì phải thông báo càng sớm càng tốt.
Ngày đăng: 18-03-2018
1,539 lượt xem
1. Quyết định dùng thuốc đối với thai phụ bị động kinh
Nếu một người vẫn còn bị lên cơn động kinh, bác sĩ chuyên khoa cần phải chắc chắn rằng bệnh nhân đang được điều trị với liều thấp nhất mà hiệu quả nhất, vẫn kiểm soát cơn co giật tốt nhất. Bất kỳ sự thay đổi thuốc nào cũng phải có sự giám sát của bác sĩ.
Trong quá trình mang thai, cơ thể hấp thu nhiều thuốc chống động kinh hơn, và nồng độ thuốc trong máu có thể giảm, vì vậy nồng độ thuốc trong máu nên được theo dõi thường xuyên và có thể tăng liều dùng. Nguy hiểm của việc không dùng thuốc và nguy cơ lên cơn co giật nhìn chung lớn hơn so với tác hại do dùng thuốc chống động kinh.
Việc dùng thuốc đối với thai phụ bị động kinh phụ thuộc vào quyết định của bác sĩ
3% nguy cơ những đứa trẻ sinh ra sẽ có dị tật khác thường. Nếu dùng một loại thuốc chống động kinh, nguy cơ mắc dị tật sẽ là 7% và nếu dùng từ hai loại thuốc chống động kinh trở lên thì nguy cơ dị tật sẽ tăng tới 15%.
2. Những nguy cơ tăng cơn co giật khi mang thai
Hầu hết phụ nữ bị động kinh không tăng số cơn co giật trong khi mang thai, tuy nhiên khoảng 17 – 37% người có số lần co giật tăng liên quan tới việc sử dụng thuốc chống động kinh không phù hợp (hoặc không hiệu quả bởi vì nôn ói), mất ngủ hoặc bởi việc mang thai đều làm giảm nồng độ thuốc trong máu.
50% phụ nữ mang thai bị động kinh có thể kiểm soát cơn động kinh tốt, thường là do họ luôn quan tâm đến việc ngủ đủ giấc và sử dụng thuốc đều đặn.
3. Khả năng co giật trong khi làm viêc
Chỉ 1-2% phụ nữ đang bị động kinh sẽ có cơn co cứng- co giật khi làm việc, và hơn 1-2% sẽ có một cơn trong 24 giờ tiếp theo. Vì vậy nên dùng thuốc chống động kinh như thường lệ trong khi làm việc.
Nên chú ý tới tất cả những yếu tố liên quan đến bệnh động kinh của người mẹ: loại thuốc đang dùng và thể loại cơn co giật. Điều quan trọng cần phải nhớ là rất nhiều phụ nữ bị động kinh nhưng thai kỳ vẫn an toàn, sinh con bình thường và trẻ sinh ra vẫn khỏe mạnh.
3. Lưu ý khi chăm sóc trẻ sau sinh
Nếu cơn co giật được kiểm soát chặt chẽ thì việc chăm sóc con nhỏ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. Ngược lại nếu không kiểm soát đựơc cơn co giật, thì có thể rất nguy hiểm và những nguy hiểm này phụ thuộc vào tính chất cơn co giật của bệnh nhân.
Nếu người mẹ bị bệnh động kinh tắm cho bé, thì không nên tắm trong nước quá sâu; đặt trẻ trên một tấm chiếu trên sàn nhà sẽ an toàn hơn. Ẳm trẻ đi lên xuống cầu thang đều rất nguy hiểm. Xe đẩy của trẻ cũng nên được khóa an toàn, không để chạy tự do.
Nên cẩn thận khi để người mẹ bị động kinh chăm sóc con nhỏ
4. Có thể cho trẻ bú sữa của mẹ mắc bệnh động kinh hay không?
Nhìn chung, người ta khuyến khích cho trẻ bú sữa mẹ, và người mẹ bị động kinh cũng không ngoại lệ. Nguời mẹ đang dùng thuốc chống động kinh nên cho con bú bình thường vì đứa trẻ đã tiếp xúc với thuốc khi nó còn trong tử cung và chỉ có một phần nhỏ thành phần thuốc chuyển từ máu vào trong sữa của người mẹ.
Khi cho trẻ bú, người mẹ nên ngồi trên tấm thảm trên sàn, dựa vào tường để giảm nguy cơ làm rơi trẻ trong cơn co giật. Nhìn chung, việc chăm sóc thai phụ bị động kinh và con của họ tương đối khó khăn hơn người bình thường. Do đó, viêc điều trị dứt điểm bệnh động kinh có ý nghĩa rất quan trọng.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn