Có thể bạn chưa biết sự liên kết giữa động kinh và trầm cảm

Trầm cảm là bệnh lí hay đi kèm theo nhất với động kinh, chiếm tỷ lệ 20%-hơn 60% ở những bệnh nhân có những cơn động kinh tái đi tái lại nhiều lần.

Ngày đăng: 15-03-2018

1,376 lượt xem

Những yếu tố nguy cơ xuất hiện trầm cảm

Ở những bệnh nhân động kinh, những rối loạn trầm cảm xuất hiện do nhiều yếu tố quyết định, trong đó bao gồm những yếu tố sinh học và tâm lí- xã hội. Đặc biệt, trầm cảm thường gặp ở những bệnh nhân có những cơn động kinh cục bộ phức tạp nguồn gốc thái dương hay thùy trán nhiều hơn những bệnh nhân có những cơn co cứng- co giật toàn thể nguyên phát.

Trầm cảm là rối loạn thường xuất hiện kèm bệnh động kinh

Trong số những yếu tố nguy cơ của trầm cảm, có thể kể đến sự toàn thể hóa thứ phát của những cơn động kinh cục bộ, tính chất kháng trị của những cơn này, sử dụng cùng lúc nhiều loại thuốc, lạm dụng rượu và có thể có cơ địa di truyền hay liên quan đến giới tính.

Trầm cảm xuất hiện tiếp theo sự ngưng thuốc chống động kinh có tác động ổn định khí sắc như carbamazepine, acide valproique hay lamotrigine. Trong trường hợp này, sử dụng lại thuốc chống động kinh hay một thuốc ổn định khí sắc khác có thể đủ để tái lập lại tình trạng khí sắc bình thường.

Trầm cảm xảy ra sau khi sử dụng tăng liều thuốc chống động kinh có ảnh hưởng âm tính trên khí sắc (barbituriques): trong trường hợp này, giảm liều hay ngưng thuốc chống động kinh nói trên, nếu không thuyên giảm, vấn đề cho một thuốc chống trầm cảm sẽ được đặt ra.

Tác động của bệnh lý trầm cảm đi kèm bệnh động kinh

Trong những rối loạn tâm lí thần kinh thường đi kèm với động kinh, những rối loạn khí sắc và trầm cảm đặc biệt có tác động rất quan trong lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Nhận xét này đã được chứng minh ở 56 bệnh nhân động kinh thùy thái dương: trầm cảm được coi là yếu tố dự báo mạnh nhất đối với những yếu tố chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe và mối tương quan này còn tồn tại sau khi kể đến tần số, độ nghiêm trọng của cơn và những biến số tâm lý xã hội khác

Về mặt lâm sàng, phải ghi nhận trầm cảm thường đi kèm với lo âu và nó có thể xuất hiện một cách khác biệt tùy theo xuất hiện trước cơn động kinh( trầm cảm trước cơn), hay xuất hiện trong cơn (trầm cảm trong cơn).

Hội chứng trầm cảm trước cơn (72 giờ trước cơn) biểu lộ một tình trạng loạn cảm đột ngột xen kẽ khóc lóc, hoảng sợ và khoái cảm. Ngay tức thì sau một vài cơn động kinh cục bộ phức tạp, trạng thái trầm cảm thường bao gồm một tình trạng mất hứng thú nghiêm trọng, một cảm giác tội lỗi và những ý tưởng tự sát có thể chuyển thành hành động.

Cần điều trị sớm trầm cảm do bệnh động kinh để hạn chế nguy cơ tự sát

Cuối cùng, trầm cảm giữa cơn hay gặp nhất, thường có biểu hiện sầu uất( Melancholia) nhưng những giai đoạn hỗn hợp với rối loạn hoang tưởng cũng thường hay gặp.

Điều trị trầm cảm do động kinh

Điều trị trầm cảm đi kèm với động kinh chưa được hệ thống hóa và dựa trên giả thuyết chưa được chứng minh cho rằng đáp ứng với thuốc chống trầm cảm giống nhau ở bệnh nhân động kinh và bệnh nhân khác.

Trầm cảm là bệnh lí đi kèm thường gặp nhất trong quá trình tiến triển của bệnh động kinh. Trầm cảm có tác động quan trọng trên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân động kinh. Trong 25%-50% những trường hợp trầm cảm thường xuất hiện dưới một dạng không điển hình ở những bệnh nhân động kinh. Do đó, việc điều trị chấm dứt bệnh động kinh để hạn chế những bệnh lý đi kèm gây tác động xấu đến người bệnh là điều hết sức cần thiết.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha