Bệnh động kinh có làm cho trẻ em bị chậm nói không?

Đối với trẻ em, động kinh nếu không được điều trị đúng cách sẽ làm trí não chậm phát triển, các kỹ năng như nói, nghe và tư duy cũng chậm chạp theo

Ngày đăng: 08-01-2021

1,505 lượt xem

Các nghiên cứu nói gì về động kinh và chứng chậm nói ở trẻ em?

Vào năm 1957, hai nhà khoa học là Landau và Kleffner đã tiến hành nghiên cứu mối liên quan giữa động kinh ở trẻ em và chứng chậm nói. Cho đến năm 1971, hai nhà khoa học này đã vẽ được các phát đồ mô tả cơn động kinh bằng đường sóng. Trong quá trình nghiên cứu, hai nhà khoa học chứng minh ra việc động kinh liên tục trong khi ngủ ở trẻ em làm sóng điện não thay đổi liên tục gây chậm phát triển trí não, rối loạn ghi nhớ và chậm nói, suy giảm trí tuệ, tư duy.

Hơn nữa, các cuộc khảo sát từ Hiệp hội Quốc tế chống Động kinh (International League Against Epilepsy) cũng đưa ra kết luận, một trong các hệ lụy của động kinh ở trẻ em hoàn toàn có thể làm chúng chậm nói, giảm dần khả năng tư duy và phát triển trí não.

Do đó, mối liên hệ giữa động kinh và chậm nói ở trẻ em mắc bệnh động kinh rất chặt chẽ. Trong trường hợp không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, trẻ phải đối mặt với rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống sau này.

Đặc điểm lâm sàng của bệnh động kinh ở trẻ em

Trẻ em mắc bệnh động kinh không chỉ mắc hội chứng chậm nói mà còn dễ bị nói lắp, nói ngọng và giảm khả năng nghe hiểu. Tình trạng này xảy ra là vì trẻ bị động kinh có các diễn biến bất thường ở bán cầu não. Thông thường, trẻ chậm nói vì động kinh thường xuất hiện ở giai đoạn từ 3 đến 8 tuổi, lúc này nếu không chữa trị sẽ ảnh hưởng đến khả năng học tập, sinh hoạt sau này rất nghiêm trọng.

Không chỉ bị chậm nói, trẻ em mắc bệnh động kinh còn có thể mắc các chứng suy giảm thính lực, khả năng tư duy hình ảnh không tốt, dễ mơ màng và lú lẫn. Các nhà khoa học cũng nghiên cứu ra các cơn động kinh có thể dễ dàng điều trị nhưng tình trạng tổn hại ngôn ngữ thường rất khó khắc phục, hay còn gọi là kháng trị.

Sở dĩ vấn đề chậm nói, chậm phát triển các kỹ năng ở bệnh nhân động kinh là trẻ em khó điều trị là bởi vì rất nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động, chẳng hạn như: Tuổi mắc bệnh quá nhỏ, thời gian phát hiện chậm trễ, động kinh hay đến trong lúc ngủ làm người xung quanh khó nhận biết, mức độ lan tỏa của sóng nhọn hai bên bán cầu não nhanh và rộng.

Hội chứng tổn thương ngôn ngữ hay chậm nói và nghe hiểu kém sẽ khởi phát ở trẻ em từ 4 đến 14 tuổi và hầu hết trẻ mắc bệnh động kinh đều mắc phải, nặng nhất là các trường hợp lên cơn co cứng co giật, vắng ý thức không điển hình, mất trương lực.

Mất ngôn ngữ ở đây không chỉ là nói chậm mà còn suy giảm về khả năng tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin thành lời nói. Trong tổng số các bệnh nhân trẻ em mắc động kinh thì có đến 1/3 trường hợp được chẩn đoán cùng lúc mắc bệnh tự kỷ, rối loạn tâm lý. Điều này làm trẻ có cảm giác tự cô lập bản thân với mọi người, ít nói, thoái lui với ngôn ngữ.

Do đó, trẻ ở độ tuổi dậy thì mà mắc động kinh càng có nguy cơ cao hơn mắc tự kỷ và trầm cảm vì lúc này tâm sinh lý rất phức tạp, dễ kích động và tiêu cực hóa. Vì vậy, động kinh không đơn thuần chỉ là các cơn co giật, ở trẻ em căn bệnh mãn tính này gây ra rất nhiều tổn thất mà cho đến khi trưởng thành di chứng vẫn còn tồn tại, hệ lụy vẫn khá nghiêm trọng.

Điều trị kịp thời, tỉ lệ thành công ở trẻ em lên đến hơn 80%, vì vậy, bố mẹ không phải quá lo lắng mà hãy đưa con có các biểu hiện khác lạ đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác, chữa trị kịp thời.

Trẻ em bị động kinh thường chậm phát triển não bộ

Ngoài việc chậm phát triển về trí não, sụt giảm khả năng ghi nhớ, động kinh ở trẻ em  khiến quá trình tăng sản sinh chất trắng trong não trì hoãn. Quá trình này lại liên quan mật thiết đến khả năng nhận thức, các kỹ năng mềm như nghe nói đọc hiểu, khả năng thực hành từ tư duy, vì vậy mà trẻ dễ bị kém thông minh và chậm chạp trong sinh hoạt, học tập hằng ngày.

Một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Bruce Hermann Trường ĐH Wisconsin, Madison, người có chuyên môn về động kinh, các biểu hiện và hệ lụy sẽ đến rất sớm ở đối tượng bệnh nhân là trẻ em dưới 5 và 10 tuổi vì đây là giai đoạn mà não phát triển nhanh nhất.

Nghiên cứu này được thực hiện trên một nhóm gồm 38 trẻ nhỏ mắc động kinh và nhóm 34 anh em trong gia đình của chúng. Kết quả so sánh giữa hai nhóm này cho thấy rằng có hơn 50% trẻ trong nhóm được chẩn đoán mắc động kinh khu trú, vô căn có xu hướng chậm nói, kém phát triển trí tuệ, một số dễ dẫn đến tự kỷ.

Trong khi đó, các nhà khoa học đã cho toàn bộ 72 trẻ em này đi chụp MRI não bộ sau 2 năm, kết quả cho thấy thể thích não bộ, thể tích chất xám và chất trắng có sự khác nhau hết sức rõ rệt. Cụ thể, các chỉ số này ở nhóm 34 trẻ mắc động kinh đều thấp, giảm mạnh trong vòng 2 năm so với nhóm anh em khỏe mạnh của chúng. Thể tích chất xám và chất trắng ở vùng trán và thùy đỉnh của bệnh nhi động kinh giảm nhiều nhất.

Riêng với vùng chất xám (chỉ số quyết định trí thông minh ở con người), nhóm trẻ khỏe mạnh tăng thể tích đáng kể sau 2 năm, tăng nhiều nhất ở vùng trán, đỉnh và thái dương. Ngược lại, nhóm trẻ bị động kinh lại giảm nhiều trong vòng 2 năm.

Tóm lại, động kinh với các dạng thức co giật làm thay đổi rõ rệt thể tích chất xám, chất trắng trong não bộ, ở trẻ bình thường các chỉ số này sẽ tăng lên theo thời gian. Càng chậm trễ trong việc phát hiện bệnh và điều trị, khả năng phát triển trí não của trẻ em mắc động kinh sẽ giảm nghiêm trọng hơn. Do đó, trẻ em bị động kinh có thể đối mặt với các biểu hiện lơ mơ, mơ màng, lú lẫn, chậm nói, kém thông minh và phản xạ kém.

Cũng cùng vấn đề nghiên cứu về mối quan hệ giữa động kinh và chậm phát triển trí não, chậm nói ở trẻ em, Bs Gary Mathern Trường ĐH California, Los Angeles đã thực hiện khảo nghiệm hiệu quả của thuốc chống động kinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, những trẻ mắc động kinh khi sử dụng thuốc nhưng vẫn không kiểm soát được cơn co giật, cơ hội phát triển não bộ là rất thấp, nhiều trường hợp chỉ có chỉ số IQ dưới 50.

Ngược lại, sau thời gian ngắn sử dụng thuốc phù hợp, cơ thể bệnh nhi dung nạp tốt, các cơn động kinh không còn xuất hiện, chỉ số IQ sẽ có khả năng tăng lên khi kết hợp với các bài học kích thích trí não trẻ em.

Chính vì vậy, vị chuyên gia này đã đưa ra khuyến cáo tránh chậm trễ trong việc điều trị bệnh động kinh ở trẻ em.

Động kinh có thể khiến trẻ chậm nói

Vì sao trẻ em dễ mắc bệnh động kinh?

Theo nhiều nghiên cứu, trẻ em từ sơ sinh đến dưới 14 tuổi là đối tượng phổ biến nhất của bệnh động kinh. Trong khi đó, động kinh và bệnh mãn tính có thời gian điều trị kéo dài, khó dứt điểm và có biểu hiện rất phức tạp vì vậy có khá nhiều thắc mắc vì sao lại có điều này.

Đầu tiên, nguyên nhân dễ hiểu nhất khiến trẻ em dễ mắc động kinh là vì não bộ của trẻ ngay từ sau khi sinh ra rất yếu ớt và chưa phát triển hoàn thiện nên trong quá trình lớn lên rất dễ gặp tổn thương. Não bị tổn thương là lý do gây nên động kinh.

Vùng não yếu ớt của trẻ em rất dễ bị chấn thương bởi tai nạn, va đập làm chấn thương sọ não, đây cũng là nguyên nhân của động kinh, co giật. Ngoài ra, sốt cao ở trẻ em cũng là nguyên do gây nên co giật, sốt cao gây co giật liên tục nhiều lần dễ dẫn đến động kinh toàn thể. Hơn nữa,trẻ em lại là đối tượng dễ nhiễm các loại virus não bộ như viêm não, viêm não Nhật Bản, virus sởi… Do đó, co giật, động kinh rất dễ xảy ra. Yếu tố di truyền cũng dễ làm trẻ em sau khi sinh ra từ bố mẹ có tiền sử mắc động kinh mắc bệnh.

Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều người hiểu lầm các cơn co giật đều xuất phát từ động kinh. Trên thực tế, suy nghĩ này chỉ đúng một phần nhỏ vì co giật đúng là biểu hiện của động kinh nhưng cũng là biểu hiện của nhiều bệnh khác. Trong đó, sốt cao dẫn đến co giật toàn thân ở trẻ em rất phổ biến, nhưng đây không phải là động kinh.

Chỉ xác định một trẻ mắc bệnh động kinh khi trẻ lên cơn co giật mà không sốt lặp lại nhiều lần, mỗi khi co giật thường mất ý thức và các kết quả điện não đồ cho thấy tín hiệu bất thường ở não, đường truyền tín hiệu không ổn định và có xuất hiện các xung điện đột ngột.

Vì vậy, khi thấy trẻ nhỏ có các biểu hiện nghi bị động kinh, bố mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để kiểm tra kỹ lưỡng và cẩn thận hơn.

Nguy cơ thiểu năng trí tuệ nếu không điều trị bệnh động kinh kịp thời

Chắc hẳn, đến đây, mọi người đã hiểu rõ nguyên lý hay mối quan hệ giữa động kinh và tình trạng suy giảm trí tuệ, thiểu năng, chậm nói của trẻ em. Co giật co cứng vì động kinh gây ra rất nhiều hệ lụy, ảnh hưởng nghiêm trọng và tạo ra các khiếm khuyết trong quá trình phát triển toàn diện về mặt thể chất, não bộ của trẻ nhỏ.

Do đó, trẻ em bị động kinh không đơn thuần là bị chậm nói mà chúng còn đối mặt với nguy cơ không phát huy được các kỹ năng xã hội, học tập kém, tiếp thu không tốt như bạn bè đồng trang lứa trên lớp. Chính điều này làm trẻ dễ bị rối loạn tâm lý dẫn đến trầm cảm, căng thẳng và tự kỷ.

Vì vậy mà trong quá trình điều trị cho bệnh nhân động kinh là trẻ em, các bác sĩ sẽ kết hợp phương pháp vật lý trị liệu vào đó, nhằm giúp trẻ kích thích sự phát triển não bộ, trí thông minh.

Bố mẹ muốn trẻ em bị động kinh có thể nói nhanh và tiếp thu tốt hơn cần phải có cách chăm sóc khoa học, cẩn thận, thường xuyên trao đổi, trò chuyện cùng con. Bên cạnh đó, hạn chế các kích thích đến não bộ làm co giật tái phát vô cùng nguy hiểm cho trẻ.

Gia đình cũng cần tạo ra một môi trường sinh sống, vui chơi và học tập lành mạnh, vui vẻ cho trẻ em mắc bệnh động kinh thoải mái, hòa nhập tốt hơn với cuộc sống bình thường.

Điều trị động kinh ở trẻ em bằng đông y

Thông thường, các loại thảo dược tự nhiên có thể được thêm vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày để tăng cường dưỡng chất, bổ trợ các hoạt động của cơ thể, tốt cho sức khỏe, trong đó có nhiều loại giúp duy trì hoạt động não, tăng trí thông minh rất hiệu quả.

Bên cạnh việc điều trị động kinh cho trẻ nhỏ bằng thuốc kháng co giật, bổ sung cho trẻ một số loại thức uống, thực phẩm giàu chất bổ não cũng làm tăng hiệu quả đạt được.

Nhân sâm

Ai nấy cũng đều biết nhân sâm là một loại thảo dược đông y quý và đắt tiền, đổi lại chúng có nguồn dưỡng chất được ví như “tiên dược” đối với sức khỏe, nhất là não bộ của con người.

Trong nhân sâm có các chất có tác dụng ngăn ngừa các rối loạn trong hệ thống thần kinh trung ương, tăng khả năng tập trung và chú ý, cải thiện trí não cho trẻ em. Vì vậy, đây là lựa chọn tuyệt vời giúp trẻ em bị động kinh tăng phát triển não bộ.

Hương thảo

Trong nền y học cổ truyền của Ấn Độ, cây hương thảo được xem là thần dược trong việc tăng cường lưu thông máu não, kích thích sản sinh chất xám tăng trí thông minh ở con người, đặc biệt là trẻ em. Ngoài ra, hương thảo còn có tác dụng như một loại thuốc an thần, xoa dịu kích thích não rất tốt để điều hòa bệnh động kinh, co giật.

Rau đắng biển

Cùng với câu đằng, an tức hương, rau đắng biển cũng rất giàu các hoạt chất mang tên saponin có khả năng tăng cường các dẫn truyền trong não, ức chế các cơn xung điện phát ra vì vậy hỗ trợ chống động kinh vượt trội.

Nguồn chất bacosid A và B, chất chống oxy hóa trong rau đắng biển còn hỗ trợ tăng cường sự tỉnh táo, tăng nhận thức giúp trẻ em thông minh hơn.

Bệnh động kinh ở trẻ em không chỉ làm chậm nói mà còn làm chúng kém thông minh, không có kỹ năng phản xạ với xã hội, học tập không tập trung… nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, mọi người phải có kiến thức nhằm nhận biết sớm bệnh động kinh ở trẻ em.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha