Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây động kinh ở trẻ được chia thành các yếu tố xảy ra trước sinh, trong khi sinh và sau khi sinh gây tổn thương não ở trẻ em.
Ngày đăng: 23-10-2019
999 lượt xem
Động kinh là căn bệnh phổ biến, ước tính chiếm 0,5-1% dân số, trẻ bị động kinh chiếm hơn 50%, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Hơn 60% bệnh nhân động kinh ở trẻ em có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm và tuân thủ theo điều trị của thầy thuốc.
Những nguyên nhân có thể gây nên động kinh ở trẻ nhỏ bao gồm bệnh viêm màng não và các nhiễm trùng não khác, do bị sốt, u não, dị tật não, do các bệnh bẩm sinh (như hội chứng Down hoặc xơ cứng củ), bị chấn thương vùng đầu, đột quỵ, ngộ độc (ngộ độc chì hoặc carbon monoxide),...
Trẻ sơ sinh cũng có thể bị động kinh nếu bị thiếu oxy trong quá trình mẹ mang thai và sinh nở, bị chảy máu trong não, người mẹ dùng các chất kích thích trong thời gian mang thai,...
Hiện tượng động kinh ở trẻ em do các yếu tố xảy ra trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh gây tổn thương não ở trẻ em.
Bệnh động kinh ở trẻ em do nhiều yếu tố nguy cơ gây ra
Các yếu tố nguy cơ gây động kinh ở trẻ là gì?
Yếu tố nguy cơ trước sinh gây bệnh động kinh:
- Mẹ bị chấn thương khi mang thai.
- Mẹ bị nhiễm độc chì nặng khi mang thai.
- Hẹp hộp sọ thai nhi.
Yếu tố nguy cơ trong sinh gây bệnh động kinh trẻ em:
- Đẻ non dưới 37 tuần.
- Cân nặng khi sinh dưới <2.500g
- Ngạt khi sinh
- Can thiệp sản khoa: dùng kẹp thai, hút thai, đẻ chỉ huy.
- Vàng da nhân não: vàng da sơ sinh sớm (ngày thứ 1 - 3) kèm theo dấu hiệu thần kinh như bỏ bú, tím tái, co giật, hôn mê.
- Hạ đường máu sau sinh nặng kèm theo suy hô hấp nặng.
Ngăn ngừa chấn thương có thể gây ra bệnh động kinh ở trẻ
Yếu tố nguy cơ sau sinh gây bệnh động kinh ở trẻ em:
- Chảy máu não-màng não.
- Nhiễm khuẩn thần kinh: viêm não, viêm màng não.
- Suy hô hấp nặng vì các nguyên nhân khác nhau.
- Chấn thương sọ não
Không rõ nguyên nhân: nhiều trường hợp động kinh nhưng không có nguyên nhân rõ ràng.
4. Cách xử trí cơn động kinh ở trẻ
- Đưa trẻ vào một nơi an toàn.
- Đặt trẻ nằm nghiêng đầu tránh nuốt phải đờm rãi trong cơn co giật.
- Nới rộng quần áo của trẻ.
- Không giữ chân tay khi trẻ đang bị co giật.
- Loại bỏ các đồ vật xung quanh khiến trẻ có thể bị thương.
- Tránh đông người xung quanh trẻ.
- Sau cơn co giật trẻ thường ngủ do đó hãy để trẻ được nghỉ ngơi thoải mái.
<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
BÙI THỊ HẠNH (Lang y): Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
Gửi bình luận của bạn