Bệnh động kinh nên kiêng những gì trong chế độ ăn và sinh hoạt hàng ngày

Có một số loại thực phẩm có thể khiến tần số, mức độ cơn động kinh tăng nhiều hơn. Vậy người bệnh động kinh nên kiêng những gì để có thể kiểm soát cơn động kinh tốt nhất.

Ngày đăng: 09-05-2025

64 lượt xem

Người bệnh động kinh nên kiêng những gì trong chế độ ăn uống?

Cẩn thận với thực phẩm nhiều chất Gluten

Gluten là thuật ngữ chung để chỉ các protein được tìm thấy trong bánh mì, mì ống, đồ nướng, súp đóng hộp, nước sốt, lúa mạch và một số loại ngũ cốc, đồ chay…. Chúng có thể gây ra cơn động kinh ở một số người bệnh do có chứa hoạt chất gây viêm. Không chỉ giàu gluten, các loại thực phẩm này cũng chứa hai loại axit amin có thể kích thích não bộ, gây cơn động kinh gồm glutamate, aspartate.

Hạn chế sản phẩm từ đậu nành

Đậu nành là nguồn protein thực vật, chứa rất nhiều glutamine có thể gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng và kích hoạt cơn co giật tiềm ẩn. Do vậy người bệnh động kinh nên kiêng một số loại thực phẩm như: nước tương, đậu phụ, lương khô, bơ đậu phộng, sữa đậu nành…

Cắt giảm đường

Mặc dù glucose (một loại đường đơn) vẫn được coi là nguồn năng lượng chính cho não bộ, nhưng nếu lạm dụng quá nhiều, chúng có thể kích hoạt và làm tăng cơn co giật. Do đó, người bệnh động kinh nên hạn chế bánh, kẹo ngọt, sô cô la, kem, nước ngọt có ga, siro ngô…

Cân nhắc tránh sữa

Chuyển sang chế độ ăn không có sữa có thể là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe của một số người, đặc biệt nếu họ bị dị ứng, không dung nạp đường sữa hoặc bị co giật. Một số loại chế phẩm từ sữa bạn nên hạn chế là phô mai, sữa chua, kem, sữa tươi, sữa đặc…

Ngừng tiêu thụ bột ngọt

Nhiều chất phụ gia thực phẩm, chẳng hạn như mì chính (bột ngọt), hạt nêm được tạo ra từ axit amin glutamate, được coi là “chất kích thích” tế bào thần kinh và gây ra cơn co giật. Do vậy, hạn chế tiêu thụ bột ngọt là một cách giúp kiểm soát bệnh động kinh tốt hơn.

Tuy nhiên, việc tránh hoàn toàn các hương liệu tổng hợp, bột ngọt có thể gặp chút khó khăn vì chúng được sử dụng khá rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm, rất nhiều thứ được bán trong các cửa hàng tạp hóa và nhà hàng như một chất tăng hương vị thơm ngon của các món ăn.

Loại bỏ chất tạo ngọt nhân tạo

Một số chất tạo ngọt nhân tạo, đặc biệt là aspartame có tính kích thích mạnh, khiến các tế bào thần kinh hoạt động quá mức và có thể gây cơn co giật, động kinh. Chất tạo ngọt được tìm thấy ở rất nhiều loại thực phẩm như nước ngọt có ga, bánh, kẹo, đồ ăn nhanh… do vậy bạn nên lựa chọn những sản phẩm được dán nhãn “không đường” và “ít calo”.

Bệnh nhân động kinh cần tránh một số loại thực phẩm hạn chế cơn động kinh

Người bệnh động kinh nên kiêng những gì trong chế độ sinh hoạt?

Ngừng hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê

Thuốc lá, rượu, bia, cà phê… đều có thể kích thích não bộ, khiến cơn co giật tái phát nhiều hơn, vậy nên người bệnh động kinh cần tuyệt đối tránh xa. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các loại trà như cúc hoa, tâm sen, hoa tam thất,… giúp an thần, dịu thần kinh, nhờ đó làm giảm triệu chứng đau đầu, mất ngủ, khó ngủ… hiệu quả.

Chấm dứt việc thức quá khuya

Tạo lập thói quen ngủ trước 11 giờ tối và ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày, tránh thức quá khuya, bởi sau một ngày làm việc vất vả, não bộ cần thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và hồi phục.

Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử

Sóng điện từ, ánh sáng từ các thiết bị điện tử có thể kích hoạt các cơn co giật, động kinh gây tăng cơn hoặc tái phát cơn nhiều hơn. Do vậy bạn nên hạn chế chơi điện tử, xem ti vi, điện thoại, ipad… nhất là trong điều kiện ánh sáng tối, trước giờ đi ngủ.

Tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức

Tâm lý căng thẳng, stress, lo âu quá mức là một trong những nguyên nhân khiến cơn co giật xuất hiện nhiều hơn. Do đó, người bệnh cần giữ một tâm lý thoải mái, vui vẻ bằng các bài tập như yoga, ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng…

Người bệnh động kinh nên tránh các chất kích thích có thể gia tăng cơn động kinh

Vì sao chế độ ăn Ketogenic lại tốt cho người bệnh động kinh?

Ketogenic là chế độ ăn kiêng có hàm lượng chất béo rất cao nhưng lượng carbohydrate lại giảm thấp đến mức tối thiểu, khoảng 5% tổng lượng thức ăn hằng ngày. Chế độ ăn này đã được áp dụng trong điều trị bệnh động kinh từ những năm 1920 ở các nước châu Âu.

Việc cắt giảm lượng carbohydrate sẽ khiến cơ thể chuyển sang một trạng thái gọi là ketosis, nghĩa là cơ thể sẽ đốt cháy chất béo, thay vì chuyển hóa glucose để đáp ứng nhu cầu năng lượng ổn định cho não bộ.

Cơ chế tác động của chế độ ăn ketogenic với người bệnh động kinh

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn ketogenic sẽ giúp hoạt hóa chức năng của các kênh ion Na, K góp phần ổn định màng tế bào thần kinh, giảm hưng phấn quá mức – nguyên nhân gây nên các cơn co giật, động kinh.

Bên cạnh đó, sản phẩm sau chuyển hóa của các acid béo là ceton, làm thay đổi nồng độ các acid amin trong cơ thể, đặc biệt là việc kích thích não bộ tăng tiết GABA – chất dẫn truyền ức chế quan trọng của hệ thần kinh trung ương, nhờ đó sẽ ngăn chặn được những cơn phóng điện kịch phát trong não bộ, giảm cơn động kinh. Những đứa trẻ thực hiện chế độ ăn Ketogenic có thể giảm 1/3 số cơn động kinh so với những đứa trẻ khác.

Một số loại thực phẩm nên áp dụng trong chế độ ăn ketogenic 

Những điều cần biết khi thực hiện chế độ ăn ketogenic điều trị bệnh động kinh

Chế độ ăn ketogenic không hiệu quả với tất cả mọi người, nhưng nó phù hợp với một số loại bệnh động kinh liên quan đến rối loạn Dravet, hội chứng West, hay động kinh kháng thuốc,…Việc áp dụng chế độ ăn này cần có sự giám sát của bác sỹ và các chuyên gia dinh dưỡng.

Độ tuổi nào được bắt đầu thực hiện?

Độ tuổi có thể sử dụng chế độ ăn ketogenic được các bác sỹ khuyên là từ 12 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên nó có thể được sử dụng cho trẻ nhỏ hơn nhưng cần có sự giám sát chặt chẽ bởi các chuyên gia.

Những khó khăn gặp phải khi thực hiện chế độ ăn Ketogenic

Trong giai đoạn đầu của liệu pháp ketogenic, bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn bởi chưa quen với việc bổ sung quá nhiều chất béo trong các bữa ăn. Sẽ có rất nhiều người không thể kiên trì với liệu pháp này, đặc biệt là trẻ em, bởi việc cắt giảm những thức ăn mà chúng vẫn thường thích như bánh, kẹo, nước ngọt… là điều vô cùng khó khăn.

Nên và không nên bổ sung loại thực phẩm nào?

Mỗi đứa trẻ sẽ có một sở thích, khẩu vị khác nhau, vì vậy không thể có một khuôn mẫu nào cho các bữa ăn dành cho trẻ. Phụ huynh nên hiểu rõ thực phẩm nào giàu chất béo, thực phẩm nào giàu carbohydrate để có những lựa chọn phù hợp, thay đổi thường xuyên thực đơn trong các bữa ăn giúp trẻ hứng thú và ăn ngon miệng hơn. Sau đây là những thực phẩm nên ăn và nên hạn chế để cha mẹ tham khảo :

Khi nào thì kết thúc chế độ ăn ketogenic?

Liệu pháp ketogenic nên được thực hiện liên tục trong vòng 2 năm, sau đó từ từ dừng lại khi bệnh nhân đã kiểm soát được các cơn động kinh. Không nên đột ngột thay đổi chế độ ăn, nên tăng dần lượng carbohydrate trong bữa ăn và giảm dần lượng chất béo để bệnh nhân có thể thích nghi dễ dàng hơn.

Ketogenic có phải là một chế độ ăn kiêng lành mạnh?

Nếu biết cách thực hiện thì chế độ ăn ketogenic chính là liệu pháp điều trị thay thế cho bệnh nhân động kinh kháng thuốc. Nó có tác dụng giảm số lượng cũng như mức độ các cơn co giật, động kinh. Tuy nhiên nếu không biết cách thực hiện hoặc thực hiện sai thì nó lại ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy trước khi thực hiện chế độ ăn này, hãy ghi nhớ những điều sau:

- Không phải ai cũng phù hợp với chế độ ăn kiêng này, bởi chế độ ăn này gần như thay đổi hoàn toàn thói quen ăn uống hằng ngày của mỗi người.

- Nếu không được kiểm soát chặt chẽ về lượng chất béo, carbohydrate trong mỗi bữa ăn, thì chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người tham gia.

- Chế độ ăn kiêng ketogenic cần phải được thực hiện theo dõi nghiêm ngặt, chặt chẽ, không phải ai cũng có thể thực hiện được.

Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ có một số triệu chứng như đói, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn… nhưng những tác dụng phụ này sẽ giảm theo thời gian. Do chất béo mất nhiều thời gian để phân hủy hơn carbohydrate kèm theo việc chế độ ăn thiếu chất xơ khiến cho bệnh nhân dễ bị táo bón. Tuy nhiên vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách uống nhiều nước và bổ sung các sản phẩm hỗ trợ có chứa inulin.

Lưu ý sử dụng thuốc khi thực hiện chế độ ăn ketogenic

Chế độ ăn ketogenic không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho nhu cầu của cơ thể, vì vậy bạn nên sử dụng các sản phẩm bổ sung để cân bằng các chất dinh dưỡng trong cơ thể, quan trọng nhất là canxi và vitamin D, sắt, và axit folic.

Thuốc kháng động kinh được chứng minh là không bị ảnh hưởng bới chế độ ăn ketogenic. Vì vậy bạn vẫn nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ cho dù bạn đang thực hiện ăn kiêng.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng các bài thuốc đông y chữa bệnh động kinh

Ưu điểm:

- Nguồn nguyên liệu tự nhiên, giá thành hợp lý

- Hầu hết các vị thuốc đều an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

- Các bài thuốc chữa bệnh động kinh hướng tới việc trị tận gốc căn nguyên, nên thường mang lại hiệu quả lâu dài và không gây lệ thuộc.

Nhược điểm

- Các bài thuốc chữa bệnh động kinh không có tác dụng ngay mà cần thời gian đủ dài để phát huy tác dụng.

-  Không thực sự phù hợp với những người bận rộn vì quá trình đun, sắc mất rất nhiều thời gian.

- Không phù hợp với trẻ nhỏ vì mùi vị thường khó uống và phải uống lượng lớn trong ngày.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha