Trẻ em bị co giật nhưng không sốt có phải là do động kinh không?

Ở hầu hết các trẻ nhỏ sau khi sinh ra đều xuất hiện tình trạng co giật, đa số các trường hợp này đều là động kinh lành tính. Thế nhưng, trẻ em bị co giật không sốt vẫn tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ mắc bệnh về não bộ mà các bậc phụ huynh không được lơ là bỏ qua.

Ngày đăng: 29-12-2020

8,824 lượt xem

Cần phân biệt co giật lành tính và co giật do bệnh lý

Như đã nói, vì co giật không sốt ở trẻ em rất phổ biến, hầu như là chiếm hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Do đó, điều quan trọng nhất chính là phải nhanh chóng chẩn đoán xem các cơn co giật ở trẻ em đang là lành tính hay có nguyên nhân bởi bệnh lý về não bộ nào đó.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần phải quan tâm theo dõi mọi hoạt động, biểu hiện của trẻ. Vì các nghiên cứu đều chỉ ra rằng triệu chứng động kinh ở trẻ em sau khi sinh rất khó nhận biết.

Co giật lành tính là gì?

Theo các chuyên gia, cơn co giật vì sốt cao được xếp vào nhóm lành tính. Các cơn co giật vì sốt cao thường xuất hiện với nhiều biểu hiện giống với cơn động kinh toàn thể nhưng lại là lành tính.Đối tượng phổ biến của chứng co giật sốt cao là trẻ sau sinh khoảng 5 tháng đến 6 tuổi.

Khi trẻ bị co giật vì sốt cao, những người xung quanh cần phải biết cách xử lý đúng cách, hạ sốt cho con ngay thông qua đường hậu môn. Nếu không hạ sốt đúng cách và kịp thời, trẻ có thể lãnh các hệ lụy nguy hiểm đến sức khỏe, đời sống sau này.

Co giật do bệnh lý

Có rất nhiều căn bệnh dẫn đến động kinh, nhất là các chấn thương về não hoặc nhiễm virus não. Trong đó, co giật không sốt có thể khởi nguồn từ các loại bệnh này.

Theo số liệu từ các tổ chức y tế, trong tổng số các ca trẻ em bị co giật không sốt, khoảng 20% trẻ mắc phải các bệnh lý liên quan. Trong đó, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương được cho là phổ biến nhất.

Co giật không sốt do bệnh lý được xếp vào nhóm động kinh thứ phát và cần phải điều trị dứt điểm nguyên nhân thì các cơn co giật mới thực sự không xuất hiện nữa.

Điều này cũng là lý do vì sao các chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nhất định phải đưa trẻ đi tiêm ngừa các loại bệnh về não như viêm màng não, viêm não Nhật Bản…

Ngoài ra, co giật không sốt ở trẻ em còn xuất hiện bởi nhiều nguyên do khác, điển hình như chấn thương sọ não, rối loạn chuyển hóa…

Theo các vị chuyên gia, cơn co giật không sốt cần phải được quan tâm theo dõi cẩn trọng, an toàn nhất là nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra ngay. Nếu bỏ qua lần đầu, bạn phải theo dõi xem trẻ em có lập lại tương tự tình trạng co giật không sốt hay không. Nếu có, chắc chắn nên đưa bệnh nhi đi khám sức khỏe não bộ, đo điện não đồ.

Một số thắc mắc liên quan đến co giật không sốt ở trẻ em

Trẻ em từng co giật vì sốt cao 2 – 3 lần, sau đó tái phát co giật mà không sốt là biểu hiện của bệnh gì?

Theo chia sẻ của các chuyên gia về não bộ, mặc dù co giật do sốt cao không gây nguy hiểm nhiều đến khả năng phát triển tư duy, trí tuệ của trẻ em nhưng ở trường hợp sơ cứu đúng cách và kịp thời.

Ngược lại, nếu để trẻ em sốt cao và co giật nhiều lần liên tiếp, sau đó, trẻ có thể mắc phải chứng động kinh. Bố mẹ nên hiểu rằng, sốt cao liên tục gây ảnh hưởng nặng nề đến hệ thống thần kinh trung ương, lặp lại nhiều lần càng tăng tỉ lệ mắc động kinh ở trẻ em.

Nếu xét riêng trường hợp dễ bị co giật do sốt cao lặp lại nhiều lần, bố mẹ cũng nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra não, đo điện não đồ rồi. Chậm trễ trong việc này có thể làm bệnh động kinh ngấm ngầm phát triển nặng hơn, khó khăn trong việc điều trị.

Tốt nhất, cứ thấy con bị sốt cao dẫn đến co giật, người thân đều nên đưa đến cơ sở y tế uy tín.

Co giật không do sốt rất nguy hiểm

Trẻ em 5 tuổi có tần suất co giật không sốt 10 – 15 lần mỗi ngày có nguy hiểm không? Nên được điều trị như thế nào và có trị hết hoàn toàn không?

Một điều chắc chắn mà bạn nên làm ngay khi phát hiện con có tần suất co giật quá 10 lần trong ngày như thế này. Đây có thể là triệu chứng của động kinh vì tổn thương não. Có nhiều trường hợp xảy ra, có thể không nghiêm trọng.

Trong trường hợp kết quả xét nghiệm và đo điện não đồ cho thấy các bất thường trong việc truyền tải tín hiệu, các cơn xung điện xuất hiện trước khi co giật, trẻ này đang mắc bệnh động kinh. Từ kết quả này, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác là trẻ đang bị dạng động kinh nào, nguyên nhân do đâu để đưa ra phương án điều trị đúng cách, kịp thời, hiệu quả.

Ngược lại, nếu kết quả điện não đồ cho thấy các tín hiệu từ hệ thống trung ương thần kinh đều nằm trong mức ổn định, trẻ bị co giật không sốt có thể do vấn đề bởi các dây thần kinh.

Để điều trị vấn đề này, trẻ chỉ cần uống thuốc theo chỉ dẫn của các bác sĩ trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 năm. Một số trường hợp nhẹ chỉ cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng và uống thuốc vài tháng để chấm dứt tình trạng co giật mà không sốt ở trẻ em.

Tóm lại, để xác định được trẻ em bị co giật nhưng không sốt có nguy hiểm hay không, có bắt nguồn bởi bệnh lý nào hay không, bố mẹ phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra điện não đồ và các xét nghiệm liên quan khác.

Cơn co giật như thế nào được coi là động kinh?

Não bộ bị chấn thương phần mềm hoặc phần cứng làm hệ thống trung ương thần kinh rối loạn chức năng truyền tín hiệu, xung điện diễn ra đột ngột dẫn đến tình trạng co giật ở nhiều dạng khác nhau. Một cơn co giật được cho là động kinh khi biểu hiện bệnh làm thay đổi ý thức, cảm giác, vận động…

Vì triệu chứng và biểu hiện của động kinh rất rộng, nhiều dạng với mức độ từ không nhận ra đến dữ dội nên để xác định co giật là động kinh, phải thực hiện nhiều cuộc xét nghiệm khác nhau.

Co giật mà không sốt lặp lại khoảng 3 – 4 lần trở lên có tỉ lệ mắc động kinh rất cao. Ngoài ra, các nguyên do như tụt đường huyết, thiếu natri, thiếu kali… cũng làm cơ thể bị co giật mà không sốt, chứ không riêng gì nguyên nhân do động kinh.

Nguyên nhân gây co giật ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến co giật ở trẻ em, đối với trẻ sơ sinh tình trạng co giật có thể đa phần là do lành tính. Trẻ sơ sinh bị co giật nhanh, không mất ý thức, chủ yếu là các cơn giật cơ nhẹ trong khoảng vài giây. Đây được xem là tình trạng bình thường ở trẻ sau sinh.

Đối tới trẻ từ 1 đến 10 tuổi, đây là đối tượng phổ biến nhất của bệnh động kinh. Và nguyên nhân gây nên co giật ở trẻ em rất nhiều, chứ không riêng vì động kinh. Bạn nên hiểu rằng, động kinh gây co giật nhưng chưa hẳn trẻ em bị co giật sẽ mắc động kinh.

Có nhiều nguyên nhân có thể gây co giật ở trẻ em, có thể phân loại thành:

Co giật có tổn thương thực thể ở não hay còn gọi là co giật có triệu chứng

Tình trạng co giật này bắt nguồn bởi nguyên nhân là não bộ bị chấn thương, tổn thương một vùng hoặc cả hai bên bán cầu não. Các vùng tổn thương này mặc dù không gây ảnh hưởng đến chức năng sống nhưng tế bào lại sống trong trạng thái nuôi dưỡng bất thường, không ổn định.

Khi các tín hiệu được truyền đi sang các tế bào này, rối loạn và kích thích rất dễ xảy ra. Lúc này, co giật sẽ xuất hiện.

Não bị tổn thương có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau đây:

Trẻ em bị mắc bệnh về não, nhiễm virus viêm màng não, viêm màng não Nhật Bản, virus sởi, ho gà, nhiễm bệnh thủy đậu sốt cao, quai bị…

Trẻ em bị nhiễm các loại ký sinh trùng ở não.

Tai nạn chấn thương sọ não, chấn thương sâu trong vùng não.

Trẻ em bị tổn thương trong quá trình sinh, trẻ sơ sinh tổn thương do thủ thuật giác hút trong quá trình chào đời…

Trẻ sơ sinh chịu ảnh hưởng quá mức từ thuốc gây mê, gây tê…

Trẻ em bị dị tật bẩm sinh ở các mạch máu não, tắc mạch não…

Co giật do rối loạn chức năng não

Đây là nguyên nhân lớn nhất gây ra co giật vì sốt cao ở trẻ em. Thông thường khi cơ thể nóng lên, ở khoảng nhiệt độ từ 39 – 40 độ C, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, rũ rượi và không nhận thức được nhiều. Lúc này, các dây thần kinh cũng ở trong trạng thái dễ bị kích thích và rối loạn.

Vì vậy, xung điện xuất hiện đột ngột gây nên co giật toàn thể ở trẻ nhỏ sốt cao. Trường hợp này còn được gọi là co giật do rối loạn chức năng não bộ thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, nhiều nhất là trẻ từ 2 đến 3 tuổi.

Các cơn co giật vì sốt cao đều là lành tính nhưng chúng sẽ chuyển sang động kinh nếu bố mẹ cứ để trẻ em bị sốt cao dẫn đến co giật nhiều lần.

Co giật do rối loạn chuyển hóa

Có rất nhiều các hội chứng rối loạn chuyển hóa làm trẻ em bị co giật mà không sốt, trong đó phải kể đến như:

Bệnh nhiễm leucine, đây là một chứng bệnh có tính di truyền rất cao. Tình trạng bệnh xuất hiện vì rối loạn quá trình loại trừ carboxyl trong cơ thể.

Hạ mức canxi trong máu cũng là nguyên nhân dẫn đến co giật mà không sốt ở trẻ em. Khi canxi trong máu hạ thấp, trẻ em thường bị co giật rất đột ngột, người co rút lại, co giật thậm chí còn diễn ra ở các cơ quan nội tạng, dây thanh quản cũng bị co thắt…

Bệnh phenylceton niệu ở trẻ em thường có biểu hiện là chàm da, chậm phát triển tinh thần, đầu thường trong tư thế cúi gập xuống… Bệnh này thường là di truyền từ bố mẹ sang con hoặc người trong gia đình.

Tăng Bilirubin tự do làm trẻ dễ bị co giật không sốt, co giật tăng trương lực cơ và vàng da.

Rối loạn glucose trong máu cũng là nguyên nhân gây nên các cơn co giật đột ngột ở trẻ em. Lúc này, cơ thể trẻ có các dấu hiệu như vã mồ hôi nhiều, tay chân lạnh toát, trẻ em còn bú mẹ khó tính không bú, tim đập loạn và run cơ thể.

Chỉ số natri trong máu bất ổn, tăng và hạ quá mức cũng là nguyên nhân làm trẻ em bị co giật toàn thân. Tuy nhiên, đây là trường hợp có kéo theo sốt cao, tiêu chảy…

Ngoài ra, sử dụng thuốc sai cách, ngộ độc, thiếu vitamin B6… cũng là các nguyên nhân dẫn đến co giật mà không sốt cao ở trẻ em. Vì có quá nhiều nguyên do dẫn đến triệu chứng co giật nên chỉ có xét nghiệm, đo điện não đồ mới có thể giúp xác định rõ đấy là động kinh hay không.

Trẻ lên cơn co giật không sốt có thể có nguyên nhân từ bệnh động kinh

Điều trị động kinh không sốt ở trẻ em như thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau. Nếu co giật không sốt ở trẻ em được chẩn đoán là mắc động kinh, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp sau đây:

Thuốc chống động kinh

Đa phần các trường hợp bị co giật vì động kinh đều phải sử dụng loại thuốc này để ức chế các cơn xung điện xuất hiện đột ngột nhằm hạn chế co giật. Nhiều trường hợp dùng thuốc mà trong vòng 2 – 3 năm không còn xuất hiện co giật nữa, họ sẽ được cân nhắc cho ngưng dùng thuốc vì hệ thần kinh đã ổn định trở lại.

Thuốc chống động kinh có khá nhiều tác dụng phụ, vì vậy mà người sử dụng phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của y bác sĩ.

Phẫu thuật não

Sau các phương pháp nội khoa nhưng không thành công, trẻ em bị co giật vì động kinh bởi các bệnh về não nên được phẫu thuật để loại bỏ vùng não tổn thương. Tuy nhiên, trường hợp này rất ít khi xảy ra vì có nhiều rủi ro.

Trẻ em bị co giật nhưng không sốt cao có thể là dấu hiệu của bệnh động kinh hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác, do đó, bố mẹ nên chăm sóc và quan tâm nhiều hơn đến quá trình sinh hoạt hằng ngày của con. Đồng thời, đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra kịp thời để điều trị sớm hơn, hiệu quả hơn.

Đông y

Cũng giống như chức năng của thuốc chống động kinh, một số loại thảo dược tự nhiên chứa các dưỡng chất hỗ trợ chức năng não, dung hòa các phản ứng, cân bằng các chuyển hóa và giảm co giật đáng kể.

Các loại thảo mộc tự nhiên đáng nhắc đến như câu đằng, an tức hương, rau đắng biển, khổ qua rừng, cây hoa trinh nữ (cây xấu hổ)… Bổ sung chúng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp giảm thiểu co giật rõ rệt ở trẻ em bị co giật vì động kinh.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha