Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị bệnh động kinh, người bệnh có thể tìm hiểu và áp dụng chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân động kinh một cách khoa học, hợp lý.
Ngày đăng: 15-04-2025
7 lượt xem
Tầm quan trọng của chế độ ăn uống với bệnh nhân động kinh
Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng góp phần quan trọng để duy trì sức khỏe, có thể giúp người bệnh động kinh cảm thấy tốt nhất. Điều này có thể làm giảm nguy cơ, tần suất co giật cho một số người mắc bệnh động kinh.
Chế độ ăn uống cân bằng cũng có thể giúp duy trì thói quen ngủ đều đặn và năng động, cả hai đều tốt cho sức khỏe tổng thể. Ngủ đủ giấc có thể giúp giảm nguy cơ co giật ở một số người. Một chế độ ăn uống phù hợp giúp người bệnh cảm thấy tích cực, có khả năng tập trung hơn và kiểm soát cuộc sống cũng như các quyết định về việc kiểm soát bệnh động kinh của mình tốt hơn.
Người bệnh động kinh nên kiêng gì trong chế độ ăn uống?
Một số loại thực phẩm có thể kích hoạt não bộ, gây tăng cơn co giật, do vậy người bệnh động kinh hạn chế một số thực phẩm như:
- Cắt giảm lượng đường: Bánh kẹo ngọt, nước ngọt có ga, khoai tây chiên, bánh mì trắng… đều có thể kích hoạt các cơn co giật, do đó cần hạn chế tối đa.
- Hạn chế Gluten: Là tên gọi chung của các protein được tìm thấy nhiều trong lúa mì, lúa mạch, súp đóng hộp… Ngoài gluten, các thực phẩm kể trên cũng chứa hàm lượng cao glutamate và aspartate sẽ không phù hợp với người động kinh vì nó có thể làm tăng hoạt động điện não bộ gây co giật.
- Giảm tối đa chất phụ gia, chất bảo quản: Những chất này thường có trong thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhanh,… Ngoài ra, người bệnh động kinh cũng nên hạn chế sử dụng mì chính (bột ngọt), hạt nêm… khi chế biến các món ăn.
- Cẩn trọng khi lựa chọn các chế phẩm từ sữa: Trong một số loại sữa, đặc biệt là sữa bò chưa qua tiệt trùng, có chứa nhiều hormone và glutamine có thể làm tăng tần suất cơn co giật ở bệnh nhân động kinh cơ địa nhạy cảm. Do vậy, nhưng khi sử dụng cần theo dõi thường xuyên, nếu có bất cứ dấu hiệu nào về sự tăng cơn, người bệnh nên tránh sử dụng.
Hạn chế tinh bột trong chế độ ăn cho bệnh nhân mắc bệnh động kinh
Người bệnh động kinh nên hạn chế những gì trong sinh hoạt hằng ngày
Ngưng uống rượu bia và các chất kích thích: Tiêu thụ quá nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá hoặc lạm dụng chất kích thích (ma túy,…) có thể khiến hệ thần kinh bị hưng phấn quá mức gây tăng cơn co giật, đồng thời những đồ uống này có thể gây tương tác và làm mất tác dụng của thuốc điều trị.
Tránh thức quá khuya: Hãy tạo lập cho bản thân thói quen ngủ trước 11 giờ tối và ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày, hạn chế thức quá khuya bởi sau một ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi, não bộ cần thời gian để nghỉ ngơi thư giãn và hồi phục.
Hạn chế tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử: Sóng điện từ và ánh sáng từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, ti vi,… có thể kích hoạt gây tái phát cơn co giật nhiều hơn. Do vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc với các thiết bị này, nhất là trong điều kiện thiếu ánh sáng hoặc trước giờ đi ngủ.
Giảm căng thẳng, mệt mỏi quá mức: Tâm lý căng thẳng, stress lâu ngày là nguyên nhân khiến cơn co giật xuất hiện nhiều hơn. Do đó người bệnh cần giữ một tâm lý luôn vui vẻ, thoải mái bằng cách thực hiện những công việc mà mình yêu thích hoặc tham gia tập luyện thể dục, thể thao với các bài tập như yoga, ngồi thiền, đi bộ, hít sâu thở chậm,….
Một số bài tập yoga rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân động kinh
Các dưỡng chất cần thiết đối với người bệnh động kinh
- Gaba (gama amino butyric acid): Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, sự thiếu hụt Gaba là một trong những nguyên nhân chính gây nên chứng bệnh động kinh. Chính vì vậy, bổ sung hoạt chất này là rất cần thiết để kiểm soát tốt các cơn co giật, động kinh.
- Taurine: là một acid amin cần thiết cho sự phát triển của não bộ và có thể được tham gia vào các hoạt động dẫn truyền tín hiệu điện điện não. Taurine có cơ chế hoạt động tương tự như Gaba. Theo các nghiên cứu thì nồng độ các của chất này thường bị giảm xuống thấp ở những người bệnh động kinh.
- Acid folic: Nồng độ acid folic cũng có thể có thể giảm xuống thấp ở nhiều người bệnh động kinh. Acid folic còn đặc biệt cần thiết với phụ nữ động kinh khi mang thai để có thể giảm nguy cơ xuất hiện các dị tật bẩm sinh ở thai nhi – một tác dụng phụ của hầu hết các loại thuốc kháng động kinh hiện nay.
- Vitamin B12, Vitamin D, Vitamin K và canxi: Nhiều loại thuốc kháng động kinh có thể làm giảm nồng độ của các chất này bên trong cơ thể. Do vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, tốt nhất người bệnh động kinh nên bổ sung đầy đủ những dưỡng chất này.
- Vitamin E: Một số nghiên cứu trên quy mô nhỏ cho thấy bổ sung vitamin E có thể giúp làm giảm tần suất các cơn động kinh ở một số trường hợp
Bổ sung các dưỡng chất cần thiết rất tốt cho sức khỏe của người bệnh động kinh
Tham khảo liệu pháp ăn kiêng cho bệnh động kinh
Một số chế độ ăn có thể giúp giảm tần suất co giật ở những bệnh nhân động kinh kháng thuốc. Các chuyên gia đề xuất ba chế độ ăn khác nhau và đưa ra lời khuyên về chế độ nào có thể tốt nhất dựa trên loại co giật hoặc động kinh mà người bệnh mắc phải.
Chế độ ăn Ketogenic cho bệnh nhân động kinh
Chế độ ăn Ketogenic đã được sử dụng để giảm co giật từ những năm 1920. Cơ chế điều chỉnh các món ăn hấp dẫn vẫn chưa được hiểu rõ. Cả thành phần ít đường và thành phần nhiều chất béo đều làm thay đổi "khả năng thích hợp" của não, do đó làm giảm xu hướng gây ra co giật. Chế độ ăn Ketogenic được áp dụng kết hợp trong điều trị bệnh nhân mắc chứng động kinh không được kiểm soát. Chế độ ăn này nhiều chất béo và ít carbohydrate hoạt động bằng cách thay đổi cách không nhận được năng lượng để hoạt động. Mặc dù vẫn chưa được hiểu rõ cơ chế nhưng chế độ ăn này đã ghi nhận giảm thành công các động kinh ở nhiều bệnh nhân.
Chế độ ăn Ketogenic chủ yếu bao gồm các loại thực phẩm giàu chất béo, phần lớn lượng calo được cung cấp từ protein. Chế độ ăn này bao gồm rất ít carbohydrate và nhằm mục đích tạo ra trạng thái trao đổi chất gọi là ketosis. Ketosis khiến các tế bào của cơ thể sử dụng các chất năng lượng gọi là ketone, được phân hủy từ chất béo, thay vì glucose, được phân hủy từ carbohydrate.
Chế độ ăn này chủ yếu được sử dụng ở trẻ em bị động kinh nhưng người lớn cũng có thể sử dụng chế độ ăn này. Thực phẩm nhiều chất béo bao gồm mayonnaise, bơ và kem đặc. Được phép ăn một lượng nhỏ trái cây, pho mát, thịt, cá, gia cầm. Ngay cả một lượng nhỏ đường cũng có thể đảo ngược tác dụng của chế độ ăn kiêng và gây ra cơn động kinh. Do đó, những người theo chế độ ăn kiêng này phải cảnh giác để đảm bảo rằng thuốc, vitamin, kem đánh răng và các sản phẩm khác không chứa đường.
Chế độ ăn Ketogenic có rủi ro và các tác dụng phụ xảy ra khi sử dụng chế độ ăn này trong thời gian dài do đó cần được các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng theo dõi chặt chẽ, không nên tự ý thử nghiệm. Nên cân nhắc khi áp dụng chế độ ăn Ketogenic và hỏi ý kiến của các bác sĩ điều trị.
Chế độ ăn Ketogenic được nghiên cứu có hiệu quả cho bệnh nhân động kinh
Chế độ ăn Atkins được điều chỉnh cho bệnh nhân động kinh
Chế độ ăn Atkins đã sửa đổi là một phương án thay thế cho chế độ ăn Ketogenic. Giống như chế độ ăn Ketogenic, mọi người ăn các loại thực phẩm giàu chất béo, chẳng hạn như thịt xông khói, trứng, sốt mayonnaise, bơ, thịt xay, kem đặc và dầu. Tuy nhiên, chế độ ăn Atkins đã sửa đổi có ít hạn chế hơn và có thể bao gồm các loại thực phẩm như bánh mì, bánh ngọt, miễn là tổng lượng carbohydrate hàng ngày vẫn thấp hơn mức do chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ thần kinh kê đơn. Chế độ ăn này có thể yêu cầu ít hơn 20 đến 25 gam carbohydrate mỗi ngày.
Chế độ ăn có chỉ số đường huyết thấp
Chế độ ăn có chỉ số đường huyết thấp tập trung vào các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, nghĩa là chúng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu chậm. Thực phẩm trong chế độ ăn này bao gồm thịt, pho mát và hầu hết các loại rau giàu chất xơ.
Chế độ ăn kiêng này cố gắng tái tạo những tác động tích cực của chế độ ăn Ketogenic, mặc dù nó cho phép hấp thụ nhiều carbohydrate hơn. Thực phẩm không cần phải cân nhưng phải theo dõi khẩu phần ăn. Người bệnh cũng phải cân bằng lượng carbohydrate hấp thụ với đủ chất béo và protein.
Bên cạnh việc áp dụng chế độ ăn và sinh hoạt lành mạnh, bệnh nhân động kinh nên tham khảo thêm những liệu pháp điều trị bệnh động kinh an toàn cho sức khỏe như dùng thuốc Đông y để tăng hiệu quả điều trị khỏi bệnh động kinh.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA
Gửi bình luận của bạn