Triệu chứng bệnh động kinh và cách điều trị bằng Đông Tây y kết hợp

Bệnh động kinh trong dân gian hay gọi là giật kinh phong, đây là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Vì vậy, bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin chính xác và rõ ràng hơn về triệu chứng động kinh và cách chữa khỏi bệnh bằng phương pháp Đông Tây y kết hợp. Hãy cùng tìm hiểu ngay!

Ngày đăng: 24-10-2020

1,642 lượt xem

Bệnh động kinh là gì?

Dân gian thường hay gọi bệnh động kinh là giật kinh phong vì khi phát bệnh, người mắc sẽ lên các cơn co giật không kiểm soát ở từng mức độ khác nhau. Các cơn động kinh này xuất hiện bởi não bộ, trung ương thần kinh bị tổn thương.

Tổn thương một bên hay cả hai bên trung ương thần kinh sẽ cho thấy các triệu chứng bệnh động kinh khác nhau với tần suất, mức độ cao hay thấp. Tóm lại, bệnh động kinh là hội chứng mất kiểm soát hành vi, xuất hiện co giật bởi trung ương thần kinh bị tổn thương.

Triệu chứng thường gặp của bệnh động kinh

Tuỳ thuộc vào loại động kinh nào mà triệu chứng của các cơn co giật sẽ khác nhau. Theo đó, triệu chứng và biểu hiện được chia ra thành các nhóm sau đây:

Cơn động kinh toàn thể

Động kinh toàn thể xuất phát bởi nguyên nhân cả hai bên trung ương thần kinh đều bị tổn thương. Theo đó, người bệnh sẽ bắt đầu khởi phát nhiều triệu chứng trước khi cơn động kinh xuất hiện khoảng vài ngày. Các triệu chứng ban đầu sẽ là cơn đau nửa đầu, cơn đau dây thần kinh, hay rối loạn cảm giác, rối loạn tiêu hóa, hồi hộp tim, tính tình thay đổi, và trầm cảm…

Sau đó, trước các cơn co giật bởi động kinh toàn thể, người bệnh sẽ chớp mắt liên tục hoặc nhìn chăm chăm về một hướng, nghiến răng, trong người ngứa ngáy như kiến bò, nóng rang, lạnh gáy như có gió thổi qua người…

Ngoài ra, một số trường hợp còn bị chóng mặt, hoa mắt, mắt nổi đom đóm, trong tai có tiếng vo ve, mũi nghe thấy mùi lạ, lưỡi khó cảm nhận được vị giác, hắt hơi, hồi hộp, lo lắng, dễ kích động. Một số ít người bị động kinh toàn thể trước cơn co giật còn bị nôn ói, tức ngực, dễ giận dỗi và tưởng tượng.

Vì vậy, nếu nhận thấy người thân hay bản thân bắt đầu có các triệu chứng ban đầu này, hãy cân nhắc và chuẩn bị xử lý, sơ cứu thật tốt để tránh các cơn động kinh toàn thể gây nguy hiểm đến bệnh nhân lẫn những người xung quanh. Nhận biết sớm triệu chứng động kinh cũng giúp chữa khỏi bệnh hiệu quả mà không cần phẫu thuật.

Giai đoạn của cơn động kinh toàn thể bao gồm:

- Giai đoạn cường: Đây được xem là giai đoạn đầu của cơn động kinh khi mà dấu hiệu sẽ là các cơn co cứng co, té ngã, mất thăng bằng, lồng ngực và cơ hoành đều đứng yên, hơi thở ngắt vài giây, cơ hạm cắn chặt, răng nghiến lại rất nguy hiểm. Ở giai đoạn này, nếu người bệnh không được phát hiện sớm và sơ cứu kịp thời rất dẫn đến tình huống cắn lưỡi tử vong. Giai đoạn cường của cơn co giật toàn thể thường kéo dài trong vòng 30 giây.

- Giai đoạn co giật: Khác với giai đoạn cường chỉ mất khoảng 30 giây, quá trình co giật kéo dài khoảng 2 – 3 phút. Lúc này, người mắc bệnh động kinh sẽ có triệu chứng co giật từng cơn nhịp nhàng, càng lúc các cơn co giật càng mạnh, lưỡi có xu hướng thò dài ra ngoài, răng nghiến chặt có thể cắn vào bất cứ vật gì kể cả môi, lưỡi, bên trong má… Đối với người bệnh động kinh toàn thể, cơn co giật có thể làm họ mất ý thức, không nhớ sự việc đã diễn ra trong cơn động kinh.

- Giai đoạn hôn mê: Đây là giai đoạn cuối cùng của một cơn co giật, và không phải bệnh nhân nào cũng có tình trạng hôn mê. Thông thường người bị động kinh toàn thể sẽ kéo dài từ 10 – 15 phút. Người bệnh sẽ có gương mặt tím tái, nhợt nhạt, ngủ rất say.

Cơn động kinh nhỏ

Một mức độ nhẹ hơn của bệnh động kinh, các cơn co giật nhỏ vô căn thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn là người lớn. Các cơn co giật nhỏ, xuất hiện ở một vài bộ phận và kéo dài trong khoảng 30 giây. Trong ngày, cơn động kinh nhỏ vô căn có thể xuất hiện rất nhiều lần mà không thể kiểm soát được.

Bệnh nhân khởi phát các cơn co giật nhỏ của động kinh vô căn thường sẽ mất ý thức trong chốc lát, thường là 15- 30 phút. Động kinh vô căn sẽ không làm người mắc bị mất kiểm soát thăng bằng nên không bị té ngã.

Cơn động kinh cục bộ

Động kinh cục bộ cũng giống như các cơn động kinh vô căn thường xuất hiện nhiều lần trong ngày, các ngón tay, ngón chân, nhóm cơ co giật liên hồi mà không thể kiểm soát được. Nhiều bệnh nhân mắc động kinh cục bộ không chữa trị kịp thời, các cơn co giật sẽ lan rộng ra rộng hơn.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh động kinh không cần phải điều trị và thường phải sống với bệnh đến cuối đời vì mức độ nhẹ, các cơn co giật không ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày. Tuy nhiên, nếu ở các trường hợp dưới đây, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám, điều trị kịp thời trước khi tình trạng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày:

- Mỗi lần lên cơn co giật, bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng co cứng cơ, co giật hơn 5 phút.

- Người bệnh mất ý thức hoàn toàn trong và sau khi cơn động kinh xuất hiện.

- Các cơn động kinh cách nhau rất gần, thậm chí là vừa dứt cơn co giật này, cơn động kinh khác đã xuất hiện.

- Sốt cao, co giật kèm động kinh.

- Phụ nữ mang thai bị động kinh.

- Bệnh nhân đái tháo đường bị co giật do động kinh.

- Người mới bị co giật, động kinh lần đầu dù đang ở tuổi trưởng thành.

- Trong cơn co giật, động kinh, bệnh nhân tự làm tổn thương chính mình, xuất hiện hành động nguy hiểm.

Bệnh động kinh có nguy hiểm không?

Bệnh động kinh khi có xuất hiện các cơn co giật thường là những trường hợp nặng, vì vậy mà người thân lẫn bệnh nhân đều rất lo lắng rằng căn bệnh này có thể điều trị khỏi hay không. Theo nghiên cứu, bệnh động kinh sẽ không nguy hiểm và có thể điều trị nếu phát hiện sớm, điều trị đúng cách. Tuy nhiên, một cơn động kinh sẽ gây nguy hiểm đến bệnh nhân và mọi người xung quanh nếu:

- Cơn co giật làm người bệnh đột ngột té ngã khi đang ở vị trí cao, đang di chuyển trên đường… Tình huống này có thể gây ra các chấn thương nghiêm trọng.

- Co giật, động kinh khi đang bơi trong nước dễ dẫn đến đuối nước.

- Phụ nữ mang thai bị động kinh ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ cũng gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn bé.

- Thuốc điều trị bệnh động kinh cũng rất nguy hiểm đối với bệnh nhân đái tháo đường, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bé.

Ngoài ra, một số trường hợp động kinh toàn thể diễn ra liên tục làm não bộ bị tổn thương, ý thức không được kiểm soát và dẫn đến chết não, tử vong. Thậm chí, một số trường hợp bị co giật còn xuất hiện tình trạng đột tử vì ảnh hưởng đến tim, huyết áp.

Nguy hiểm nhất do bệnh động kinh gây ra là tình trạng đột tử

Các phương pháp điều trị động kinh là gì?

Theo nghiên cứu, trong tất cả các bệnh nhân động kinh thì có đến hơn 70% phải sống chung với căn bệnh này. Và để giảm thiểu các cơn co giật, họ phải dùng thuốc điều trị suốt đời mà không thể loại bỏ hoàn toàn bệnh này.

Thuốc điều trị động kinh

Thuốc điều trị động kinh sẽ giảm thiểu tần suất, cường độ của các cơn động kinh. Trong thực tế đã có nhiều trường hợp dùng thuốc đúng liều, đúng cách mà sau khi bỏ thuốc, các cơn động kinh không còn đến thường xuyên nữa.

Phần lớn người bệnh có thể không còn lên cơn động kinh sau khi dùng thuốc chống động kinh. Một vài người có thể giảm tần suất và cường độ cơn động kinh sau khi dùng phối hợp một số thuốc.

Khi điều trị động kinh bằng thuốc, bệnh nhân cần phải tuân thủ theo các lưu ý sau đây:

- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc chống động kinh ở ngoài về để sử dụng vì có thể uống nhầm thuốc gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khoẻ.

- Phải uống đúng giờ, đúng liều theo chỉ định của bác sĩ chuyên ôn.

- Khi muốn thay đổi thuốc, bạn phải đến tham khảo ý kiến, kiểm tra tình trạng sức khoẻ để đảm bảo an toàn.

- Nếu dùng thuốc đúng theo chỉ định nhưng các triệu chứng ngày càng nặng hơn, hãy đến kiểm tra ngay tại bệnh viện hay cơ sở y tế.

Phẫu thuật

Kkhi dùng thuốc mà hiệu quả đạt được không như mong muốn, các cơn động kinh vẫn xuất hiện thường xuyên mà ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn sẽ được cân nhắc đến phương pháp chữa hết bệnh bằng phẫu thuật.

Phẫu thuật sẽ loại bỏ đi phần não bị tổn thương, chấn thương để phục hồi hoạt động như bình thường. Điều kiện để phẫu thuật thành công chính là phần não định loại bỏ không ảnh hưởng trực tiếp đến các chức năng của các cơ quan, giác quan khác. Phần não tổn thương cần phẫu thuật này có vị trí dễ cắt bỏ.

Các liệu pháp khác

Kích thích thần kinh phế vị.

- Chế độ ăn keto (chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt với nhiều chất béo và ít carbohydrate).

- Kích thích não sâu (deep brain stimulation).

Phương pháp điều trị động kinh bằng Đông-Tây y kết hợp là gì?

Ngày nay, Đông y là một trong những phương pháp điều trị bệnh rất hiệu quả, giảm thiểu căng thẳng, giảm bớt cường độ và tần suất của các cơn động kinh. Vì vậy, Đông Tây y kết hợp đang được xem là liệu pháp hữu hiệu, lành mạnh giúp chữa trị khỏi bệnh động kinh nhanh chóng.

Đông Tây y kết hợp rất hiệu quả trong điều trị bệnh động kinh

Ưu điểm của phương pháp Đông-Tây y kết hợp?

Tây y mang công dược cao giúp điều trị bệnh hiệu quả mà nhanh chóng. Trong khi đó, các loại dược liệu trong Đông y không chỉ trị tận gốc bệnh mà còn hỗ trợ chức năng của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể.

Theo nghiên cứu, việc phẫu thuật cho bệnh nhân động kinh bằng Tây y thì quá trình điều trị bệnh chỉ được một nửa mà thôi. Và kết hợp với phương pháp Đông y sẽ giúp một nửa quá trình còn lại được hoàn thành hiệu quả hơn. Vì vậy, ưu điểm của phương pháp chữa động kinh Đông – Tây y kết hợp mang đến hiệu quả cao trong quá trình điều trị lẫn sau khi điều trị.

Vậy khi nào thì cần dùng phương pháp Đông-Tây y kết hợp?

Bệnh động kinh đa phần đều gây ra các cơn co giật vì vậy mà nhiều bệnh nhân lẫn người nhà của họ thường giấu bệnh vì e ngại dư luận xã hội. Vì dư luận xã hội vẫn thường quan niệm sai lầm rằng giật kinh phong là bệnh tâm thần và bắt đầu xa lánh bệnh nhân mắc động kinh.

Tuy nhiên, từ bây giờ, hãy thay đổi suy nghĩ sai lầm này ngay và sớm đưa bệnh nhân động kinh đến cơ sở y tế để điều trị bằng các phương pháp phù hợp. Đối với những trường hợp mắc bệnh động kinh lâu năm, liên tục, các chuyên gia khuyến cáo nên dùng phương pháp y học cổ truyền hay còn gọi là Đông y vì ưu điểm là hiệu quả, dùng lâu dài không gây tác dụng phụ và chi phí phải chăng.

Các bài thuốc từ thảo dược đông y tốt cho bệnh nhân động kinh

Bài thuốc chữa giật kinh phong bằng con kì đà

Trong dân gian, con kì đà được xem là một loại “thần dược” vì có công dụng điều trị rất nhiều căn bệnh khác nhau, trong đó có bệnh động kinh ở mọi lứa tuổi và đối tượng. Ngoài ra, bổ sung nguồn dưỡng chất từ con kì đà, trí não sẽ được cải thiện, hoạt động não bộ được tốt hơn.

Theo nghiên cứu, bệnh động kinh nếu không được chữa trị kịp thời hay điều trị bằng thuốc đúng cách dễ dẫn đến trầm cảm, mất kiểm soát hành vi, rối loạn nhân cách vô cùng nguy hiểm cho xã hội. Mà bài thuốc Đông y điều trị động kinh bằng con kì đà lại có tác dụng dưỡng thần, giải toả căng thẳng hiệu quả.

Công thức điều chế bài thuốc điều trị bệnh động kinh bằng con kì đà như sau:

Đầu tiên, bạn phải chuẩn bị các nguyên liệu là một con kì đà khoảng 3kg rửa sạch bằng rượu trắng, từ phần nhọn của đuôi đếm vào 4 đốt và cắt bỏ. Dùng chén để hứng tiết chảy ra từ đuôi để cho vào cháo ninh nhừ.

Tiếp đó, phần thịt con kì đà bạn chặt thành từng miếng nhỏ để nấu cháo ăn dần mỗi ngày. Có nghĩa là mỗi ngày, bạn chỉ cần dùng tiết và thịt kì đà nấu cháo để cho người bị động kinh ăn một bữa là được, chứ không phải mỗi lần là dùng hết nguyên con.

Chữa bệnh giật kinh phong bằng quả phật thủ

Một loại quả phổ biến khác trong tự nhiên cũng có công dụng chữa bệnh động kinh rất hiệu quả chính là phật thủ. Theo nhiều nghiên cứu, phật thủ giàu các loại chất thiết yếu tốt cho não bộ như: tinh dầu, hoạt chất như lisnonoid, hesperosid...; Ngoài ra, loại quả này còn giàuvitamin B1, B6, B12, C, E... và khoáng chất như kẽm, canxi, sắt, selen... tất cả đều giúp giảm thiểu các cơn giật kinh phong, điều hoà khí huyết, giảm thiểu căng thẳng và tốt cho bệnh nhân động kinh cho bẩm sinh hay chấn thương.

Bài thuốc chữa bệnh động kinh bằng phật thủ như sau:

Rễ cây phật thủ rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất và vi khuẩn. Chuẩn bị một con gà mái tơ lông trắng, hầm chín trong nước lọc cùng với rễ phật thủ đã sơ chế. Dùng nước và ăn cả gà nếu thích theo công thức này 3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Triệu chứng động kinh và cách chữa khỏi bệnh có liên quan mật thiết đến nhau vì biểu hiện nặng nhẹ quyết định đến quá trình điều trị, cũng như phương pháp. Hy vọng, các thông tin cụ thể trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các cơn co giật do động kinh, cách điều trị dứt điểm bệnh bằng Tây y lẫn Đông y.

Chữa khỏi bệnh động kinh

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh, động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha