Nếu không xử trí đúng cách khi gặp bệnh nhân lên cơn động kinh có thể khiến cơn động kinh diễn ra trầm trọng hơn và gây nguy hiểm cho người bệnh.
Ngày đăng: 29-04-2025
56 lượt xem
Cơn co giật như thế nào được chẩn đoán là bệnh động kinh?
Cơn co giật được coi là bệnh động kinh nếu có tất cả các đặc điểm sau:
- Tần suất cơn co giật lặp đi lặp lại nhiều lần (> 2 lần). Do đó, những người chỉ mới xuất hiện cơn co giật lần đầu sẽ chưa đủ cơ sở để chẩn đoán là mắc bệnh động kinh.
- Các biểu hiện của cơn co giật trong mỗi lần xuất hiện đều giống nhau.
- Có hình ảnh sóng bất thường trong xét nghiệm điện não đồ thường quy (EEG) hoặc/và điện não đồ video (VEEG).
Không phải bất kì cơn co giật nào cũng được chẩn đoán là bệnh động kinh
Cách phân biệt cơn co giật do động kinh và cơn co giật do các nguyên nhân khác
Co giật tâm lý
- Xuất hiện khi căng thẳng, mệt mỏi, có chấn động về tâm lý
- Co giật kéo dài 15 phút hoặc lâu hơn, đi kèm là triệu chứng tim đập nhanh, vã mồ hôi, thường người bệnh không bị mất ý thức.
- Chẩn đoán cần thời gian dài, điện não đồ cho kết quả bình thường.
- Không đáp ứng với thuốc chống động kinh
Co giật do sốt cao
- Hay gặp ở trẻ từ 6 tháng tuổi – 5 tuổi, lần đầu thường xuất hiện khi trẻ sốt >39 độ C, ở những lần sau trẻ có thể co giật ngay cả khi chớm sốt.
- Trường hợp nhẹ, trẻ có biểu hiện đảo mắt, chân tay co cứng, mất ý thức. Nặng hơn, trẻ co giật toàn thân, mắt trợn ngược, sùi bọt mép.
- Kết quả điện não đồ bình thường nếu chỉ sốt co giật đơn thuần và có sóng nhọn khi đã tiến triển thành di chứng bệnh động kinh.
Co giật do sốt cao ở trẻ nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ rất nguy hiểm
Co giật sinh lý
- Xuất hiện khi bị rối loạn chuyển hóa như hạ canxi, tụt đường huyết, ngộ độc thực phẩm…
- Trẻ co giật một phần hoặc toàn bộ cơ thể trong vài giây đến hàng giờ, có thể mất ý thức hoặc không. Đi kèm là các triệu chứng hoa mắt, nhầm lẫn, tê chân tay, mệt mỏi, ngất xỉu…
- Điện não đồ không có sóng nhọn bất thường
- Không đáp ứng với thuốc chống động kinh
Co giật do động kinh, tổn thương não bộ
- Xuất hiện đột ngột, tái phát nhiều lần gây tổn thương não
- Co giật một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể trong vài giây đến vài phút và thường kèm theo biểu hiện sùi bọt mép, trợn mắt, mất ý thức,…
- Điện não đồ kết quả có sóng bất thường.
Những sai lầm thường gặp khi xử trí cơn co giật, động kinh
Mất bình tĩnh, hoảng sợ, la hét
Bất ngờ, hoảng sợ có lẽ là tâm lý chung của chúng ta khi gặp ai đó lên cơn động kinh. Đây là sai lầm thường gặp nhất, do đó, điều bạn nên làm là giữ bình tĩnh để tìm cách xử lý giúp người bệnh nhanh chóng vượt qua tình trạng này.
Tạo đám đông vây xung quanh người bệnh
Dù có lo lắng thế nào cũng không nên tụ tập thành đám đông vây xung quanh người bệnh bởi điều này có thể gây giảm lưu thông khí khiến người bệnh bị khó thở, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu và oxy lên não. Cách tốt nhất là hãy đứng quan sát ở một khoảng cách vừa đủ, tạo một không gian thoáng đãng và chỉ cần để 1 – 2 người hỗ trợ trực tiếp bên cạnh bệnh nhân.
Đặt vật lạ vào miệng người bệnh
Khi lên cơn co giật, người bệnh thường bị cứng hàm và cơ mặt khiến răng họ nghiến chặt, sùi bọt mép. Lúc này, nhiều người xung quanh sẽ lo sợ họ cắn vào lưỡi và phản xạ đầu tiên có lẽ là nhét ngón tay hoặc vật cứng ngang miệng người bệnh. Tuy nhiên, hành động này có thể khiến người bệnh bị gẫy răng, chấn thương cơ hàm – nướu, lợi, đôi khi còn cắn vỡ và nuốt vật lạ vào trong họng. Do vậy việc bạn đưa ngón tay vào miệng người bệnh lên cơn động kinh là không cần thiết.
Những sai lầm cần tránh khi sơ cứu cho bệnh nhân động kinh
Kìm kẹp chân tay người bệnh
Tuyệt đối không được giữ chặt, kiềm chế một người đang lên cơn động kinh, bởi điều này có thể khiến họ bị thương tích như gãy xương, trật khớp, thậm chí bị kích động, hung hăng hơn. Còn với cơn động kinh vắng ý thức, bạn không nên lắc hoặc lay gọi người bệnh dậy. Các xử trí tốt nhất lúc này là để họ tự do trong khu vực an toàn đến khi cơn động kinh kết thúc.
Cho người bệnh ăn uống ngay sau khi cơn kết thúc
Ngay sau khi cơn động kinh vừa kết thúc, người bệnh chưa thực sự hồi phục hoàn toàn, phản xạ nuốt của cơ thể chưa chính xác, lúc này việc bạn cho họ ăn hoặc uống một loại chất lỏng nào đó đều có thể gây ho, sặc, thậm chí là tắc nghẽn đường thở.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Xử trí cơn co giật, động kinh sao cho đúng?
Để giúp người bệnh tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra khi lên cơn động kinh, bạn nên giữ bình tĩnh và thực hiện theo các bước sau:
- Loại bỏ các vật cứng, sắc nhọn có thể gây tổn thương người bệnh ra xa.
- Nghiêng người bệnh sang một bên để tránh dịch nôn hoặc nước bọt chảy ngược vào thực quản gây tắc nghẽn đường thở.
- Đặt một chiếc gối hoặc vải mềm xuống dưới đầu người bệnh nhằm ngăn chặn dịch tiết chảy ngược lại vào đường hô hấp.
- Nới lỏng cổ áo, tháo thắt lưng (nếu có) để người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ thở hơn.
- Ở bên cạnh quan sát người bệnh cho đến khi họ tỉnh lại, sau đó kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn như nhịp thở, khả năng phản xạ,… và trấn an tinh thần người bệnh cho đến khi hồi phục hoàn toàn.
Trong trường hợp người bệnh bị chấn thương, ngừng thở sau cơn, là phụ nữ có thai hay cơn động kinh kéo dài trên 5 phút, có nhiều cơn xảy ra liên tiếp mà giữa các cơn người bệnh không phục hồi phục ý thức, bạn cần gọi ngay cấp cứu để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Xử trí cơn co giật, động kinh đúng cách sẽ giúp người bệnh mau hồi phục. Cơn co giật không quá “đáng sợ” như bạn nghĩ, do vậy hãy ở bên để động viên và giúp đỡ người bệnh sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Một số cách sơ cứu bệnh động kinh hiệu quả và chính xác
Một số phương pháp điều trị bệnh động kinh hiệu quả
Điều trị động kinh bằng thuốc tây
Thuốc chống động kinh là lựa chọn ưu tiên hàng đầu hiện nay. Bên cạnh những lợi ích mà thuốc chống động kinh mang lại thì chúng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, chẳng hạn như: mệt mỏi, chóng mặt, tăng cân, loãng xương, suy giảm trí nhớ, rối loạn lo âu, suy gan, suy thận, rụng tóc, trầm cảm,…
Phẫu thuật não điều trị động kinh
Khi sử dụng thuốc không giúp người bệnh kiểm soát được cơn co giật, phẫu thuật não có thể là lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên phương pháp này không được áp dụng rộng rãi do chỉ phù hợp với một số trường cụ thể. Đồng thời, phẫu thuật điều trị động kinh cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: thay đổi khả năng tư duy, nhận thức của người bệnh,… Do đó trước khi phẫu thuật bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ và cân nhắc thật kỹ lưỡng.
Phẫu thuật não điều trị bệnh động kinh dễ để lại nhiều biến chứng
Kích thích dây thần kinh phế vị trong điều trị động kinh
Các bác sĩ sẽ cấy ghép một thiết bị tương tự máy tạo nhịp tim dưới da ngực để kích thích dây thần kinh phế vị ở cổ của bạn. Phương pháp này có thể giúp người bệnh giảm 20 – 40% cơn co giật. Hầu hết người bệnh vẫn phải dùng thuốc chống động kinh nhưng liều lượng thấp hơn và ít phải kết hợp nhiều thuốc. Tuy nhiên bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như: đau họng, khó thở, ho, khàn giọng,…
Chế độ ăn ketogenic giúp điều trị động kinh
Một số người bị bệnh động kinh có thể giảm cơn co giật bằng cách thực hiện một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt với hàm lượng chất béo cao và giảm thiểu dung nạp carbohydrate. Điều này sẽ khiến cơ thể buộc phải phá vỡ chất béo để tạo năng lượng thay vì carbohydrate như thông thường. Quá trình này sẽ sản sinh chất xeton, có khả năng ngăn chặn các cơn co giật, động kinh. Đây được gọi là phương pháp ăn kiêng ketogenic.
Phương pháp điều trị động kinh bằng Đông y
Ưu điểm:
- Điều trị từ gốc đến ngọn để biết được nguyên nhân của bệnh, từ đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất nhằm tránh bệnh tái phát lại nhiều lần.
- Nguyên liệu thảo dược bào chế ra thuốc đều đến từ 100% thiên nhiên nên đảm bảo lành tính, an toàn nhưng vẫn hiệu quả.
- Không gây tác dụng phụ nếu sử dụng tần suất nhiều và lâu.
- Mặc dù cần sự kiên trì của người bệnh cũng như mất nhiều thời gian nhưng kết quả nhận được hoàn toàn xứng đáng.
- Chữa bệnh không đụng chạm dao kéo nhưng vẫn hiệu quả.
Điều trị động kinh bằng Đông y thực sự hiệu quả và an toàn
Theo Y học Cổ truyền, trong các tài liệu, sách xưa đã ghi chép về nhiều bài thuốc quý, lành tính nhằm giúp điều trị được bách bệnh, trong đó có bệnh động kinh. Đã qua nhiều thế hệ kiểm chứng, người mắc chứng động kinh khi sử dụng Đông y hoàn toàn có thể chữa được tình trạng giật kinh phong hay các cơn co giật.
Do đó, nếu bị động kinh có thể lựa chọn điều trị động kinh bằng Đông y thực sự hiệu quả không, thì câu trả lời chắc chắn sẽ là có. Chính vì vậy, người nhà và bệnh nhân đều hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn phương pháp này.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA
Gửi bình luận của bạn