Bệnh động kinh ở trẻ và những biến chứng nguy hiểm

Bệnh động kinh ở trẻ em nói chung là căn bệnh khó lường, nó có thể xuất hiện khi trẻ mới sinh ra hoặc khi trẻ đã trường thành mà không có dấu hiệu báo trước, đòi hỏi các chuyên gia phải can thiệp sớm để trẻ có thể phát triển bình thường như bạn bè.

Ngày đăng: 15-12-2017

1,515 lượt xem

3 dạng động kinh có thể xảy ra ở trẻ nhỏ

- Thể động kinh toàn thân: Trẻ thường hay bị ngất đột ngột, da xanh tái, chân tay co cứng, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, mắt trợn ngược, co giật mạnh, dễ cắn lưỡi theo từng cơn co giật, sùi bọt mép, cơ mặt  bị méo, không kiểm soát được tiểu tiện, các triệu chứng này kéo dài khoảng 3 phút. Sau đó, toàn trẻ mềm nhũn, rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh, da tái xanh trong vòng 15-60 phút rồi tỉnh lại, cơ thể mệt mỏi và không nhớ chuyện gì đã xảy ra.

- Động kinh cục bộ: Là dạng động kinh chỉ xảy ra ở một bộ phận nào đó trên cơ thể, trẻ vẫn có những biểu hiện tương tự như động kinh toàn thân nhưng chỉ diễn ra ở bộ phần nào đó như tay, miệng....Trẻ em mắc bệnh động kinh cục bộ đa phần không có hiện tượng bị ngất xỉu và hôn mê, không bị mất ý  thức, ngoài ra, trẻ còn có cảm giác như kim châm, điện giật, ù tai. Có những trường hợp động kinh cục bộ lan tương tự như cơn động kinh toàn thân khi lan ra toàn thân.

Động kinh cục bộ ở trẻ em là dạng động kinh thường gặp

- Cơn động kinh vắng ý thức tạm thời: Với dạng động kinh này, trẻ sẽ đột ngột dừng hành động đang làm, không ý thức được mọi chuyện xung quanh, nhìn chằm chằm về một hướng, khoảng 30 giây sau trở lại trạng thái bình thường nên cha mẹ rất khó nhận ra biểu hiện lạ ở con mình.

Nguyên nhân và biến chứng do bệnh động kinh ở trẻ em gây ra

Bệnh động kinh ở trẻ em có hơn một nữa trường hợp là vô căn. Bên cạnh đó là những nguyên nhân thứ phát như:

- Ảnh hưởng di truyền: Nếu trong gia đình có tiền sử bệnh động kinh thì trẻ có nguy cơ mắc bệnh động kinh cao gấp 2 lần so với trẻ khác.

- Tổn thương não trước, trong và sau sinh: Đây được cho là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh động kinh ở trẻ do mẹ khó sinh, can ối hoặc chấn thương sản khoa khác.

Cơn động kinh xuất hiện ở từng thời điểm nhất định có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm đối với trẻ như:

- Trẻ dễ bị té ngã khi đang đứng ở nơi cao hoặc đi xe đạp một mình, đi xe máy cùng bố mẹ do cơn động kinh vắng ý thức khiến trẻ không còn nhận thức được mọi việc xung quanh.

- Trẻ dễ bị đuối nước nếu tự tắm một mình hoặc đi bơi vì những cơn co giật do động kinh thường xuất hiện bất ngờ, ít có dấu hiệu báo trước nên trẻ không thể phản xạ lại với tình huống.

- Việc mất đi cảm giác và ý thức trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày có những ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp thu bài vở và kết quả học tập của trẻ.

Tóm lại, những dấu hiệu của bệnh động kinh ở trẻ em thường khó nhận ra và dễ bị nhầm lẫn với một số hành vi khác dẫn đến chủ quan trước bệnh tình của trẻ. Cha mẹ của trẻ không nên lơ là, tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc đối với trẻ mắc bệnh động kinh.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha