Đừng xem nhẹ chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ bị động kinh

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh hội chứng tăng động giảm chú ý là sự rối loạn hệ thần kinh có liên quan đến bệnh động kinh ở trẻ.

Ngày đăng: 08-12-2017

1,449 lượt xem

Động kinh và tăng động giảm chú ý ở trẻ có liên quan như thế nào?

Điều đáng nói là có khoảng 30 - 40% số trẻ em bị động kinh có thể có liên quan đến ADHD, tức là trẻ em bị bệnh động kinh có thể biểu hiện với các triệu chứng của ADHD và trẻ em bị ADHD có thể phát triển thành bệnh động kinh.

ADHD là sự rối loạn chức năng hoạt động, hiếu động thái quá và giảm khả năng tập trung chú ý thường thấy ở trẻ nhỏ. Trẻ em bị ADHD dễ mắc chứng động kinh do trong điện não đồ có xuất hiện các dẫn truyền thần kinh với tốc độ cao bất thường mặc dù tiền sử trẻ không mắc bệnh động kinh. Chính sự rối loạn sóng điện não này đã gây ra các biểu hiện của chứng ADHD kèm theo sự suy giảm nhận thức, trí tuệ ở trẻ.

So với các bệnh nhân động kinh khác, những người có triệu chứng ADHD có nguy cơ bị trầm cảm nhiều hơn gấp 9 lần, nguy cơ xuất hiện triệu chứng lo lắng nhiều hơn gấp 8 lần và cũng phải chịu đựng nhiều cơn co giật hơn.

Trẻ bị tăng động giảm chú ý có nguy cơ mắc bệnh động kinh rất cao

Một số triệu chứng ADHD thường gặp ở cả trẻ em và người lớn

Thiếu tập trung: Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Kể cả người lớn hay trẻ nhỏ đều rất khó khăn trong việc chú ý vào một việc gì đó, dễ bị phân tâm, không thể tập trung lắng nghe người khác trong cuộc nói chuyện, quá chú trọng đến các chi tiết nhỏ và không hoàn thành công việc được giao.

- Quá say mê vào một việc mà phớt lờ những thứ xung quanh: Ngược lại với tình trạng thiếu tập trung ở phần lớn những người bệnh tăng động giảm chú ý, một số ít người lại có thể rất say mê và chú tâm cao độ vào một việc gì đó và bỏ qua tất cả mọi thứ xung quanh. 

- Tính bốc đồng, tự ti vào bản thân, rối loạn cảm xúc và không có động lực trong cuộc sống

Nếu có những triệu chứng trên với thời gian kéo dài trên 6 tháng, thể hiện ở ít nhất hai môi trường trong và ngoài gia đình (như trường học/nơi làm việc, xã hội), hãy đưa bệnh nhân đến các bệnh viện chuyên khoa tâm thần kinh để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả nhất.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc kết hợp lâu dài giữa liệu pháp hành vi, thay đổi lối sống cùng với thuốc điều trị sẽ mang lại lợi ích lâu dài khi điều trị ADHD ở bệnh nhân động kinh.

Cha mẹ cần quan tâm đến trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý 

Một số biện pháp giúp hạn chế động kinh ở bệnh nhân ADHD

Thường xuyên tập thể dục

Người bệnh không cần phải đến phòng tập mà chỉ cần 30 phút đi bộ mỗi ngày là đủ. Hãy lựa chọn những hoạt động đem lại sự hứng thú như tham gia đội thể thao, hòa mình vào thiên nhiên như leo núi, chạy đường mòn, đi bộ trong công viên.

Ngủ đủ giấc

Chất lượng giấc ngủ kém làm triệu chứng ADHD nặng hơn. Do đó, vệ sinh giấc ngủ là điều cần thiết: Ngủ điều độ (ngủ đúng giờ và dậy đúng giờ, kể cả ngày nghỉ), ngủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm; Thay đổi lối sống như tập luyện thể chất (trước khi ngủ khoảng 3 tiếng) và tránh các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, chè, cà phê…). Ngoài ra, sau 30 phút nằm mà không ngủ được thì nên thư giãn bằng cách nghe nhạc nhẹ, đọc sách hoặc thiền để “dỗ” giấc ngủ.

Chế độ ăn uống khoa học

Nên ăn thực phẩm giàu protein, sắt, vitamin B, trứng, chất béo lành mạnh... Không nên ăn: Đường, glutein, sữa tiệt trùng, caffeine, mì chính và protein thực vật thủy phân, chất ngọt nhân tạo, đậu nành, thực phẩm dễ gây dị ứng... Có thể bổ sung thêm: Kẽm, serotonin, vitamin nhóm B, probiotics, GABA và dầu cá omega-3.

Bên cạnh đó, gia đình nên tham khảo thêm một số biện pháp chữa bệnh động kinh an toàn, hiệu quả lâu dài như dùng thảo dược, thuốc đông y gia truyền kết hợp với các liệu pháp theo chỉ định của bác sĩ nhằm nhanh chóng đẩy lùi bệnh động kinh cũng như triệu chứng ADHD.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha