Đừng xem thường biểu hiện bệnh động kinh của hội chứng co thắt ở trẻ em

Hội chứng co thắt ở trẻ sơ sinh là biểu hiện của một dạng động kinh được xếp vào loại động kinh toàn thể thứ phát. Bệnh còn có tên gọi khoa học là hội chứng West, theo thống kê, cứ khoảng 2000-3000 trẻ sơ sinh sẽ có một trẻ mắc căn bệnh này.

Ngày đăng: 01-07-2017

1,671 lượt xem

Biểu hiện của bệnh động kinh khi trẻ mắc hội chứng co thắt

Căn bệnh này chỉ ảnh hưởng đến một số ít trẻ do sự thay đổi trong quá trình hình thành cấu trúc và chức năng của não bởi những bất thường gen, rối loạn chuyển hóa, dị thật não bẩm sinh, ngạt khi sinh gây thiếu oxy não, nhiễm trùng não…

Biểu hiện bệnh động kinh khi trẻ mắc hội chứng co thắt thường khó nhận biết

Cơn co thắt điển hình: Thường xảy ra ở đối xứng cả hai bên của cơ thể, có 3 dạng là:

- Co thắt gấp: Đầu trẻ gật mạnh xuống, toàn bộ cơ thể uốn cong về phía trước, cánh tay đột ngột đưa ra trước, chân và đầu gối gập về phía bụng.

- Co thắt duỗi: Đầu ngửa và thân ưỡn ra sau, hai tay co lên, chân duỗi thẳng.

- Co thắt hỗn hợp: Trẻ ngửa đầu ra sau, thân ưỡn về phía sau, hai tay và hai chân co gập lên phía trước.

Cơn co thắt không điển hình: Ít gặp hơn nhưng dễ bị bỏ qua bởi các biểu hiện của trẻ rất mờ nhạt, chỉ có gật đầu, co thắt trong thời gian rất ngắn, không đối xứng, vẹo đầu, vặn vẹo nửa người.

- Mỗi cơn động kinh kéo dài chỉ 1 hoặc 2 giây, sau đó có thể tạm dừng trong vài giây rồi lại xuất hiện thành một chuỗi cơn co thắt liên tục.

- Một số trẻ có sự thay đổi tâm trạng và vận động như thờ ơ, không đáp ứng với xung quanh, nét mặt cứng đờ.

- Các cơn co thắt thường không làm trẻ đau, nhưng trẻ dễ khóc do bị giật mình bởi cơn xuất hiện bất ngờ, khiến hầu hết cha mẹ nhầm lẫn là con bị đau bụng.

Nếu chứng co thắt trẻ sơ sinh không điều trị sớm, trẻ thường sẽ bị khuyết tật phát triển cả về thể chất và trí tuệ hoặc có thể dẫn đến tự kỷ khi lớn lên. Đôi khi trẻ sẽ mất đi cả những kỹ năng như ngồi, bò hoặc tập nói…

Ngoài ra, biểu hiện của bệnh đông kinh ở trẻ em dạng hội chứng co thắt có thể phát triển thành thể khác như hội chứng Lennox-Gastaut.

Phương pháp chuẩn đoán và điều trị hội chứng co thắt ở trẻ sơ sinh

Để chuẩn đoán bệnh thường không quá khó khăn và dựa trên 3 yếu tố quan trọng là biểu hiện, lứa tuổi và kết quả đo điện não đồ sẽ cho ra kết quả chính xác nhất.

Đo điện não đồ là cách chính xác nhất để phát hiện bệnh động kinh khi trẻ mắc hội chứng co thắt

Các thuốc kháng động kinh thông dụng như Phenobarbital, Phenytoin… rất hiếm khi có tác dụng trẻ mắc bệnh mà chỉ có 2 loại thuốc được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận để điều trị cho trẻ có biểu hiện của bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh hội chứng West là:

- Hormon vỏ thượng thận (ATCH), đây là loại thuốc được sử dụng lâu đời nhất, có thể kiểm soát được các biểu hiện động kinh ở 80% số bệnh nhân. Tuy nhiên nó có một nhược điểm là phải tiêm từ 1-2 lần/ngày và nhiều tác dụng phụ như dễ tăng cân, tăng động, viêm loét dạ dày…

- Vigabatrin (Sabril): Đây là một loại thuốc đáp ứng khá tốt với trẻ, nhìn chung ít tác dụng phụ nhưng lại có một tác dụng phụ rất nguy hiểm đối với trẻ em đó là giảm thị lực vĩnh viễn.

Ngoài ra, trẻ có thể được chỉ định phẫu thuật não, hoặc thực hiện chế độ ăn Ketogenic và phải được sự giám sát chặt chẽ của chuyên gia y tế, chỉ có khoảng 30% trẻ đáp ứng được với cách điều trị trên.

Nếu cha mẹ của trẻ muốn tìm ra giải pháp an toàn, lâu dài có thể tham khảo thêm những bài thuốc từ đông y gia truyền giúp điều trị biểu hiện của bệnh động kinh ở trẻ em dạng hội chứng co thắt. Những vị thuốc này không chỉ làm giảm tần suất cơn động kinh mà còn ngăn ngừa bệnh tiến triển thành nhiều dạng khác cũng như hạn chế ảnh hưởng đến trí tuệ và thể chất của trẻ.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha