Đối với các bậc cha mẹ khi có con mắc bệnh động kinh thường rất hoang mang và lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người biết được cần làm gì khi trẻ bị động kinh.
Ngày đăng: 13-06-2022
763 lượt xem
Nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh ở trẻ em
Động kinh là bệnh mãn tính với biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Những cơn động kinh thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chủ yếu là các cơn co giật, có thể giật một phần cơ thể, co giật toàn thân, co giật mất hay không mất ý thức… Các cơn co giật động kinh thường lặp đi lặp lại.
Động kinh là một nhóm bệnh phức tạp do nhiều nguyên nhân gây nên tuy nhiên có một vài nguyên nhân chính dẫn đến động kinh ở trẻ như sau:
- Mẹ bị chấn thương khi mang thai.
- Mẹ bị nhiễm độc chì nặng khi mang thai.
- Hẹp hộp sọ thai nhi.
- Sinh non dưới 37 tuần.
- Cân nặng khi sinh dưới <2.500g
- Ngạt khi sinh.
- Can thiệp sản khoa: dùng kẹp thai, hút thai, đẻ chỉ huy.
- Vàng da nhân não: vàng da sơ sinh sớm (ngày thứ 1 - 3) kèm theo dấu hiệu thần kinh như bỏ bú, tím tái, co giật, hôn mê.
- Hạ đường máu sau sinh nặng kèm theo suy hô hấp nặng.
- Chảy máu não - màng não.
- Nhiễm khuẩn thần kinh: viêm não, viêm màng não.
- Suy hô hấp nặng vì các nguyên nhân khác nhau.
- Chấn thương sọ não
- Bệnh chuyển hóa tiến triển.
Không rõ nguyên nhân: nhiều trường hợp động kinh nhưng không có nguyên nhân rõ ràng.
Cần làm gì khi trẻ bị động kinh?
Co giật động kinh là những cơn co xảy ra khi trẻ không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ. Khi co giật động kinh, trẻ thường ngất trong giây lát kèm theo giật cơ. Các bộ phận thường co giật là tay, đầu, cổ và nước bọt có thể sùi ra ở mép. Một số bé đang cầm đồ vật thì đánh rơi trong vô thức, đầu gật nhẹ, ngón tay máy liên tục. Cũng có khi bé la hét, ói mửa hoặc tím tái thoáng qua.
Cơn động kinh ở trẻ thường xảy đến một cách khó lường và đột ngột, trẻ có thể tự cắn vào lưỡi, sặc, ngạt thở, ngã, tai nạn, chấn thương… thậm chí rơi vào trạng thái hôn mê hoặc nguy hiểm đến tính mạng. Người chăm sóc trẻ chỉ cần vài thao tác xử trí đơn giản, đúng và nhanh chóng có thể giúp trẻ được an toàn như:
- Đầu tiên khi thấy trẻ lên cơn động kinh phụ huynh không nên hốt hoảng quá mức, tránh tụ tập quá đông quanh bé.
- Bình tĩnh đặt trẻ nằm xuống, đầu hơi cao và ngiêng về một bênphải để đề phòng trẻ khi bị nôn thì chất nôn ra không chảy vào miệng tránh bị sặc đường thởhoặc dễ dàng móc nước bọt, chất nôn khi trẻ bị co giật kéo dài.
- Nếu bé đang có thức ăn trong miệng thì nên móc ra, không cho ăn uống bất kỳ thứ gì khi trẻ đang bị cơn.
- Nới lỏng quần áo, cởi bớt khăn quàng, thắt lưng… để trẻ dễ thở. Mở cửa phòng cho không khí thoáng mát.
- Không được cố đè để kiềm chế cơn co giật; không vắt chanh vào miệng, cạo gió, cạy răng hoặc chèn muỗng đũa vào miệng trẻ.
Điều quan trọng là phải quan sát xem trẻ giật như thế nào, bắt đầu từ đâu, run giật cơ nào, hai bàn tay co cứng, nắm chặt hay ưỡn cứng. Càng mô tả kỹ được trẻ xuất hiện bao nhiêu cơn giật bao nhiêu thì càng tạo điều kiện cho bác sĩ phân loại được cơn động kinh và sẽ chọn được thuốc kháng động kinh thích hợp. Vì có trường hợp bác sĩ chưa có điều kiện chứng kiến cơn giật mà chỉ nghe qua gia đình kể lại và dựa vào kết quả điện não đồ để kê đơn.
Một số biện pháp sơ cứu đơn giản khi trẻ lên cơn động kinh
Những việc nên làm nếu gặp trẻ lên cơn động kinh
- Nên cặp nhiệt độ, nếu trẻ bị sốt cần cho uống thuốc hạ sốt.
- Gia đình nên ghi nhật ký ngày giờ, tháng năm lên cơn, kiểu giật.
- Thông thường, các cơn động kinh diễn ra rất nhanh. Do vậy phụ huynh nên bình tĩnh theo dõi cơn của trẻ. Nếu cơn động kinh kéo dài hơn 5 phút, cần cho trẻ đi khám sớm.
Đối với nhừng gia đình có trẻ bị bệnh động kinh, phụ huynh cần tạo không gian thoáng cho trẻ khi ở nhà. Mài bằng các cạnh nhọn của vật dụng trong nhà tránh khi trẻ bất ngờ lên cơn co giật sẽ bị va trúng gây tổn thương. Ngoài ra, cần che chắn trước nơi có lửa, nước sôi, không để bé ở một mình khi ở vị trí cao.
Nếu trẻ đi học, phụ huynh cũng phải thông báo cho thầy cô ở trường biết trẻ bị bệnh động kinh để tiện xử trí ban đầu và giúp các bé khác hiểu tình trạng bệnh của bạn để tránh kỳ thị.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Tránh để trẻ mắc bệnh động kinh bị ức chế, hưng phấn quá mức
Động kinh là bệnh do rối loạn đột ngột trong hoạt động của vỏ não, biểu hiện bằng các triệu chứng vận động, cảm giác hoặc hành vi… Sự ức chế hay hưng phấn quá mức cũng là nguyên nhân thúc đẩy cơn động kinh tái phát.
Chú ý cho trẻ tránh được stress, căng thẳng thần kinh do học tập liên miên. Không nên quát, đánh đập trẻ hoặc dọa trẻ ở trạng thái sợ hãi, ức chế, nên nhẹ nhàng âu yếm với trẻ. Không nên kể về bệnh tật của trẻ cho người khác trước mặt trẻ vì thế sẽ tạo cho trẻ ấn tượng có bệnh, dẫn đến trẻ tự ti, có thể tạo ra những hành động bất thường giả bệnh.
Như vậy, khi trẻ được thoải mái, vui vẻ thì tần suất các cơn động kinh sẽ giảm dần. Đây là một trong những yếu tố giúp trẻ khỏi bệnh nhanh chóng hơn. Vì thế, điều quan trọng nhất đối với trẻ mắc bệnh động kinh là bố, mẹ, bạn bè, người thân cần dành tình yêu thương cho trẻ, sự quan tâm của gia đình, tránh gây cho trẻ các ức chế, bực tức, thậm chí hưng phấn quá mức. Không chỉ có vậy, trẻ cũng cần sự thông cảm của bạn bè và những người xung quanh… để không cảm thấy mặc cảm mình bị bệnh.
Cha mẹ không nên tạo áp lực quá nhiều cho trẻ mắc bệnh động kinh
Cha mẹ nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và sử dụng thuốc cho trẻ bị động kinh
- Cho trẻ ăn đủ chất, đặc biệt là trẻ dưới một tuổi (từ tháng thứ 6 trở đi, ngoài sữa mẹ trẻ cần được ăn thức ăn bổ sung). Ăn đều đặn giữa các bữa vì trẻ cần chất đường, đạm, béo...
- Nếu trẻ ốm, ngoài thuốc để điều trị bệnh đó thì vẫn phải uống thuốc chống co giật. Tuy nhiên cha mẹ phải nói rõ với bác sĩ khám bệnh về thuốc trẻ đang sử dụng để tránh tương tác thuốc.
Liều uống thuốc chữa bệnh động kinh, cần bắt đầu từ liều thấp sau tăng dần. Khi mới uống thuốc có thể trẻ vẫn lên cơn co giật. Nếu cơn co giật không giảm nên gặp bác sĩ thường xuyên hơn để có hướng tăng liều thuốc hoặc cho trẻ nhập viện để điều trị cắt cơn giật.
Nên chú ý các biểu hiện do tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh động kinh như ngủ nhiều, tiêu chảy, nổi mẩn trên da, buồn nôn.
Bổ sung Vitamin cho trẻ mắc bệnh động kinh
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng chế độ ăn giàu chất béo, giảm protein và tinh bột có hiệu quả rất tốt giúp kiểm soát các cơn co giật ở trẻ em bị động kinh. Ngoài ra, đối với trẻ đang được điều trị bằng các loại thuốc chống động kinh có thể làm giảm một số chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất trong cơ thể, đặc biệt là: Vitamin B, C, D, K, magne, calci, mangan, natri,…
Thiếu vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể có thể khiến bệnh của trẻ nặng hơn và gây khó khăn trong việc kiểm soát những cơn co giật của trẻ. Vì vậy,việc áp dụng một chế độ ăn hợp lý và bổ sung Vitamin cho trẻ động kinh là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Nên tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu vitamin B, C, D, K, E… như các loại rau xanh, hoa quả tươi nhiều màu sắc, gan động vật, gạo lứt,… có tác dụng kích thích tế bào não và giữ cho độ thẩm thấu của các tế bào thần kinh ở mức ổn định không bị tăng cao, do đó giúp ngăn ngừa cơn co giật. Các loại thực phẩm chứa nhiều calci giúp phòng tránh chứng calci máu thấp khi bệnh khởi phát.
Khi muốn bổ sung vitamin trong quá trình điều trị bệnh động kinh ở trẻ, bạn cần làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc do dùng quá liều hoặc tương tác với các loại thuốc khác.
Bài thuốc điều trị động kinh ở trẻ bằng đông y
An tức hương – Nhựa cây Bồ đề
An tức hương quy vào kinh phế, tâm, tỳ, có tác dụng khai khiếu, thanh thần, hành khí, hoạt huyết, chỉ thống. Chủ trị giật kinh phong (động kinh), khí uất bạo quyết, trúng ác hôn mê,…
Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng đã chứng minh được rằng, những hoạt chất chiết xuất từ An tức hương có tác dụng trấn an tâm thần, giúp giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, góp phần rút ngắn thời gian điều trị bệnh hiệu quả.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng Đông tây y kết hợp trong điều trị bệnh động kinh
Cây Nữ lang
Nữ lang có tác dụng an thần, làm dịu kích thích quá mức của não bộ và giãn cơ, nhờ đó giúp giảm cơn co giật, động kinh và cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Ngoài ra, trong cây Nữ Lang còn chứa hoạt chất acid Valerenic có khả năng gắn kết với thụ thể GABA, nhờ đó ngăn chặn căng thẳng, bất an, giúp phục hồi chức năng não bộ. Tuy nhiên, Nữ lang có thể tương tác với một số thuốc điều trị khác, do đó người bệnh cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.
Câu đằng (Uncaria rynchophylla)
Câu đằng là một vị thuốc Nam được nhiều thầy thuốc tin dùng trong điều trị co giật, động kinh. Câu đằng có vị ngọt, tính mát, quy kinh tâm, can, có tác dụng thanh nhiệt, bình can, tức phong, định kinh. Câu đằng chữa kinh giật, đau đầu, chóng mặt, trúng phong.
Gần đây, các nghiên cứu hiện đại đã làm sáng tỏ hơn về công dụng của vị thảo dược này, không chỉ có tác dụng trấn kinh an thần, hoạt chất Rhynchophylline chiết xuất từ Câu đằng còn hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, làm dịu những kích thích quá mức, nhờ đó giảm tần số, mức độ cơn động kinh hiệu quả.
Lạc tiên
Lạc tiên từ xưa đã được nhiều thầy thuốc sử dụng rộng rãi trong điều trị rối loạn giấc ngủ, khó ngủ nhờ tác dụng an thần, trấn tĩnh hệ thần kinh. Hiện nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã làm sáng tỏ công dụng của thảo dược này và hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho người mắc bệnh động kinh.
Tuy nhiên Lạc tiên có thể tương tác với các thuốc an thần, làm tăng tác dụng phụ gây buồn ngủ, ngủ gà gật vào ban ngày. Vì thế cần cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn