Cần xử lý như thế nào khi trẻ lên cơn động kinh?

Bệnh động kinh biểu hiện là những cơn co giật mạnh, không làm chủ được ý thức, cơn lặp đi lặp lại, bất thường và đột ngột. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, do tính hiếu động nên nguy cơ bị chấn thương, tai nạn luôn cao hơn người lớn. Vì vậy, cha mẹ nên biết cách xử lý nếu thấy cơn động kinh xuất hiện ở con mình.

Ngày đăng: 02-07-2017

1,752 lượt xem

Điều quan trọng nhất là sự bình tĩnh ở cha mẹ khi thấy cơn co giật động kinh

Mặc dù đã biết bệnh động kinh của con mình nhưng nhiều bậc cha mẹ thường rất lúng túng và hoảng sợ khi trẻ đột nhiên bị ngã lăn ra bất tỉnh, co giật toàn thân, tiểu ra quần...

Theo các bác sĩ, trẻ mắc bệnh động kinh thường ngất trong giây lát kèm theo giật cơ. Một số bé đang cầm đồ vật thì đánh rơi trong vô thức, đầu gật nhẹ, ngón tay máy liên tục. Cũng có khi bé la hét, ói mửa hoặc tím tái thoáng qua. Nếu người lớn không xử lý kịp thì dễ dẫn đến một số hậu quả đáng tiếc.

Cha mẹ nên đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu trẻ không tỉnh sau cơn

Do đó, cha mẹ không nên hốt hoảng quá mức, tránh tụ tập quá đông quanh bé, không được cố đè để kiềm chế cơn co giật, không vắt chanh vào miệng, cạo gió, cạy răng hoặc chèn muỗng đũa vào miệng trẻ. Khi bé bị lên cơn động kinh, điều cần làm là đặt bé nằm ở nơi rộng rãi, đầu hơi nghiêng sang một bên. Bệnh nhi cũng cần được nới lỏng quần áo, khăn quàng cổ, tránh va đập cơ thể vào vật cứng.

Sau khi cơn động kinh kết thúc, hãy để trẻ nghỉ ngơi đồng thời kiểm tra và chữa trị các chấn thương nếu có. Không nên cho trẻ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì cho đến khi trẻ hoàn toàn tỉnh táo. Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ co giật trên 3 phút, trẻ không tỉnh sau cơn, rối loạn nhịp thở.

Cha mẹ luôn phải giữ an toàn cho trẻ bị động kinh

Nhiều trẻ bị động kinh xảy ra các tai nạn đáng tiếc như đuối nước, tai nạn xe, ngã chấn thương, cắn vào lưỡi… khi lên cơn. Trong đó hầu hết các bệnh nhân này đều thiếu sự giám sát, chăm sóc sát sao của người thân.

Khi trẻ bị động kinh cha mẹ cần trông nom con cẩn thận, không cho con đến gần ao hồ, trèo cây, đi xe đạp hoặc ra đường một mình mà không có người lớn đi cùng. Đồng thời ba mẹ cũng nên dặn dò không được làm những việc trên để tránh cơn động kinh đột ngột sẽ nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Luôn đội mũ bảo hiểm cho trẻ mắc bệnh động kinh khi ra ngoài

Cho con uống thuốc đúng thời gian, liều lượng theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ. Vì nếu quên cho con uống một ngày, bệnh sẽ nặng thêm và việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Cần theo dõi thường xuyên tiến trình bệnh để nắm được mức độ phục hồi. Đặc biệt cần lưu ý tránh giận dữ, cáu gắt hoặc tỏ thải độ thờ ơ, ghẻ lạnh với con. Vì khi trẻ buồn chán, lo lắng hoặc giận dữ bệnh sẽ tái phát nặng hơn.

Nếu trẻ ốm, ngoài thuốc để điều trị bệnh đó thì vẫn phải uống thuốc chống giật. Tuy nhiên cha mẹ phải nói rõ với bác sỹ khám bệnh về thuốc trẻ đang sử dụng để tránh tương tác thuốc. Động kinh nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ có thể giảm được cơn co giật và lui bệnh tương đối cao.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha