Co giật nửa mặt có phải bệnh động kinh không?

Một số người đột ngột xuất hiện triệu chứng co giật một bên mặt mà không rõ nguyên nhân vì sao? Có phải do bệnh lý động kinh gây ra không?

Ngày đăng: 11-04-2021

1,891 lượt xem

Cơn co giật nửa mặt là gì?

Thật ra đây không phải là tình trạng xa lạ mà hầu hết mọi người đều mắc phải ít nhất một lần trong đời nhưng không phải tất cả mọi trường hợp đều là lành tính. Do đó, trong trường hợp co giật nửa mặt tái phát nhiều lần, mỗi lần cảm giác co thắt các cơ trên khuôn mặt lại càng mạnh mẽ hơn, làm cơ thể cảm thấy mệt mỏi, choáng váng và dễ nóng tính hơn, hãy kiểm tra sức khỏe sớm nhất có thể.

Các chuyên gia cũng nhận định rằng, co giật một nửa khuôn mặt không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại là một trở ngại tâm lý lớn đối với người mắc phải. Nếu bệnh ở mức độ nặng, tái phát đột ngột liên tục có thể làm rối loạn sự tự tin trong giao tiếp, trở ngại tâm lý và gây tự ti cho người bệnh. Ngoài ra, co giật một nửa mặt cũng là triệu chứng thông báo sớm cho một số rối loạn về não bộ, động kinh, co giật…

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các cơ trên khuôn mặt được điều khiển bởi các dây thần kinh số VII trên hệ thống não bộ, mỗi dây điều khiển một bên mặt trái và phải. Trong số nhóm dây thần kinh số VII, có dây đảm nhận trách nhiệm co thắt, co giãn cơ mặt của con người. Trong trường hợp dây này bị chèn ép, gặp vấn đề, quá trình co thắt cơ mặt sẽ không diễn ra bình thường được, rất có thể gây co giật một bên mặt.

Cơn co giật nữa mặt là bệnh lý khá phổ biển

Nguyên nhân gây co giật nửa mặt

Cho đến hiện nay, nguyên nhân cụ thể nhất gây nên chứng co giật cơ nữa mặt độc lập vẫn chưa được tìm ra. Một số bệnh lý gây co giật nửa mặt có thể là dây thần kinh bị mạch máu chèn ép, dây thần kinh gặp vấn đề về cấu trúc. Ngoài ra, co giật nửa mặt có thể là báo hiệu sớm của đột quỵ, nhiễm trùng. Bên cạnh đó, một số trường hợp, co giật nửa mặt còn có thể là biểu hiện của bệnh động kinh.

Trong số đó, rất nhiều người mắc chứng co giật nửa mặt vô căn, không rõ nguyên nhân cụ thể là gì.Theo đó, mỗi trường hợp, biểu hiện co giật nửa mặt sẽ khác nhau và kèm theo nhiều triệu chứng khác. Tùy vào nguyên nhân khác nhau mà bệnh động kinh sẽ có phương hướng điều trị riêng biệt nhằm mang đến hiệu quả cao nhất.

Co giật nữa mặt có thể là dấu hiệu của bệnh động kinh

Những triệu chứng lâm sàng của co giật nửa mặt

Theo một số khảo sát trên người thường xuyên gặp phải chứng co giật nửa mặt, biểu hiệu hay triệu chứng sẽ được mô tả cụ thể như sau:

Ban đầu, các cơn co giật chỉ xuất hiện rất nhẹ nhàng quanh một mắt hay cơ vòng mi rồi mới lan sang một phần mặt bên trái hoặc phải. Cơn co giật nửa mặt không diễn ra liên tục mà tạo thành từng đột vài chục giây, tái phát nhiều lần trong ngày. Theo thời gian, mức độ lẫn tần suất co giật sẽ càng tăng lên, tái phát thường xuyên hơn.

Nếu ban đầu, cơn co giật chỉ nằm ở một bên mặt trên, sau thời gian dài, tình trạng sẽ lan rộng đến cả má, vòng miệng, chân mày, khóe miệng, cằm… gây ảnh hưởng nhiều đến quá trình giao tiếp của bệnh nhân.

Điều này diễn ra thường xuyên làm khuôn mặt của người bệnh trở nên mất cân đối, không còn bình thường, có thể bị méo mặt. Một số trường hợp bị co giật nặng có thể cảm nhận được âm thanh co thắt mỗi khi cơn tái phát. Trong trường hợp, cơ nữa mặt bị co giật do động kinh, triệu chứng sẽ còn đa dạng, phong phú hơn.

Cơn co giật nửa mặt gây ra những hậu quả gì?

Nhiều người không thực sự quan tâm đến tình trạng co giật nửa mặt, vì vậy mà đợi đến khi căn bệnh này gây ra nhiều hệ lụy đối với nhan sắc, sức khỏe bên trong cơ thể mới thức tỉnh. Mô tả có vẻ đơn giản nhưng một số trường hợp, co giật nửa mặt lại là bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến cả đột quỵ, nhiễm trùng máu. Do đó, đây là bệnh không được xem thường và có thể đem lại nhiều hậu quả khó lường.

Về mặt tâm lý, tình trạng co giật thường xuyên có thể để lại hậu quả về mặt tâm lý cho người bệnh, họ có cảm giác tự ti vì sợ người đối diện đánh giá, quan sát hay chú ý thái quá đến biểu hiện khác thường của mình. Do đó, trong quá trình giao tiếp, tình trạng co giật một nửa mặt làm người bệnh ngày càng gặp khó khăn trong việc nói việc với mọi người xung quanh.

Trong đời sống thường ngày, những cơn co giật nửa mặt gây trở ngại cho việc ăn uống, làm việc, sinh hoạt, nhất là những đối tượng mà bệnh diễn ra rất nặng. Khi các cơn co giật một bên mặt diễn ra quá thường xuyên và dữ dội, vùng mắt rất dễ bị xếch, viêm nhiễm hay rối loạn khả năng quan sát của người bệnh.

Chắc chắn một điều là khi bị co giật cơ mặt một bên theo thời gian dài, cơ mặt sẽ bị méo, biến dạng gây ảnh hưởng đến nhan sắc người bệnh. Do đó, tốt nhất là bạn nên điều trị bệnh co giật một bên mặt càng sớm càng tốt.

Cơn co giật nữa mặt ảnh hưởng đến ngoại hình khiến người bệnh rất tự ti

Chẩn đoán co giật nửa mặt như thế nào?

Hiện nay, dựa vào nhiều phương pháp khác nhau, bạn có thể sớm chẩn đoán được bệnh co giật một bên mặt nhằm hạn chế tình trạng bệnh ngày càng trở nặng hơn gây nhiều hệ lụy, giảm chất lượng cuộc sống.

Theo đó, bác sĩ ban đầu sẽ thông qua các biểu hiện lâm sàng trên cơ thể mỗi người, sau đó mới thu hẹp phạm vi nguyên nhân gây bệnh hay hướng chẩn đoán chính xác hơn. Một số các phương pháp được sử dụng để tìm ra căn nguyên, tình trạng, dạng co giật một nửa mặt hiện nay được xem là phổ biến nhất như đo điện cơ tim, điện não đồ, chụp CT não bộ… Một số trường hợp sẽ phải xét nghiệm máu, xét nghiệm tủy sống để tìm ra các bệnh lý nguy hiểm.

Phòng bệnh co giật một bên mặt như thế nào?

Lối sống, thói quen sống hằng ngày cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến các rối loạn trong hệ thống trung ương thần kinh của con người. Thay vì thức khuya, thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá… người bệnh nên có thói quen sống tích cực hơn, kiên trì tập thể dục, hạn chế làm việc quá sức, không thức khuya và sử dụng quá nhiều.

Trong suốt quá trình điều trị chứng co giật nửa mặt tại nhà, phải áp dụng đúng theo lời khuyên, phương pháp điều trị của bác sĩ.

Co giật nửa mặt có phải là biểu hiện của động kinh không?

Theo các bác sĩ, co giật động kinh là bệnh có khả năng gây nên nhiều hệ lụy nguy hại cho sức khỏe, tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong số các biểu hiện của bệnh, động kinh có gây nên co giật một bên cơ thể, co giật nửa mặt cùng nhiều triệu chứng khác. Để xác định được co giật một bên mặt bạn đang mắc phải có phải là động kinh hay không, hãy cùng tìm hiểu thông tin về căn bệnh này.

Động kinh là gì?

Động kinh là bệnh chỉ những biểu hiện về rối loạn hệ thống thần kinh trung ương do các chấn thương, dị tật bẩm sinh từ não bộ. Một số nguyên nhân khác gây nên động kinh phải kể đến như nhiễm virus viêm não Nhật Bản, viêm màng não, sáng não…

Rối loạn hệ thống thần kinh trung ương tạo ra sự hỗn loạn trong việc truyền tín hiệu, phát ra xung điện đột ngột làm cơ thể người bệnh bị co giật, rung giật cơ, co thắt tay chân, cơ thể, thậm chí là mất nhận thức, suy giảm trí nhớ.

Động kinh có nguy hiểm không?

Dù xuất hiện ở độ tuổi nào, động kinh đều nguy hiểm như nhau. Đối với trẻ em, hệ lụy của động kinh có thể làm cơ thể non nớt bị đột tử, bại não, bại liệt cơ thể. Để co giật động kinh tái phát nhiều lần, nhất là co giật và vắng ý thức, trẻ em có thể bị suy giảm phát triển trí tuệ lẫn thể trạng, kém thông minh, lú lẫn và mơ màng.

Đối với người trưởng thành, biểu hiện phổ biến của động kinh gây ra chính là cơn co cứng co giật toàn cơ thể. Trong khi đó, người trưởng thành đang làm việc, đang lái xe hay đang điều khiển các loại máy móc dây chuyền mà đột ngột lên cơn co giật chắc chắn sẽ gặp nguy hiểm đối với cơ thể, sức khỏe lẫn tính mạng.

Tóm lại, dù là bệnh nhân nào, đối tượng mắc bệnh nào, động kinh cũng gây ra những hệ lụy nguy hiểm nhất định. Do đó, điều trị sớm và dứt điểm động kinh luôn được đặt lên hàng đầu.

Khi nào co giật một bên mặt là động kinh?

Động kinh không chỉ làm các nhóm cơ, cơ thể co giật mà còn tạo ra nhiều triệu chứng lâm sàng kèm theo khác. Hiện tại, các nhà nghiên cứu chia động kinh thành 2 nhóm là khu trú (cục bộ) và toàn thể. Theo đó, triệu chứng của các dạng động kinh này như sau:

- Động kinh cục bộ: Dạng động kinh này xuất phát vì một phần bán cầu não, một vùng não nhỏ bị chấn thương. Biểu hiện của động kinh cục bộ là mệt mỏi, choáng váng, nôn ói, đau đầu dữ dội kèm theo các cơn co thắt, co giật nhẹ trên cơ thể. Nặng hơn, động kinh cục bộ gây rối loạn nhận thức, người bệnh đột ngột thực hiện các hành động lạ lặp đi lặp lại như nhai, nuốt, nháy mắt, đi, leo cầu thang, xoa dầu, xoay tay…

- Động kinh toàn thể: Dạng động kinh này có nhiều biểu hiện hơn, cụ thể là cơn giật cơ, co giật co cứng toàn thân, cơn tăng trương lực, cơn giảm trương lực, cơn vắng ý thức. Mỗi triệu chứng có các biểu hiện khác nhau nhưng điểm chung là đều ảnh hưởng đến hành vi, ý thức và nhận thức của cơ thể. Trong đó, cơn co giật là triệu chứng duy nhất trong nhóm động kinh toàn thể có biểu hiện là co giật một bên mặt.

Điều trị cơn co giật nửa mặt, động kinh như thế nào?

Có rất nhiều phương pháp để điều trị co giật động kinh, co giật một bên mặt, nhưng hiệu quả và lành tính nhất là các cách dưới đây:

Sử dụng thuốc kháng co giật

Điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị co giật một bên mặt, co giật động kinh là hạn chế ngày càng triệt để các dấu hiệu của bệnh gây ra trên cơ thể. Các loại thuốc tây y này có tác dụng ổn định hệ thống thần kinh trung ương, hạn chế các xung điện, ngăn ngừa co giật cùng các triệu chứng kèm theo của bệnh.

Sử dụng thuốc kháng co giật, điều trị động kinh muốn hiệu quả phải tìm đúng loại, uống đúng giờ, đúng liệu trình và đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nhiều người thường có thói quen tự chẩn đoán bệnh rồi tự ý mua thuốc chống co giật mặt, tay chân về uống gây ra khá nhiều hệ lụy nguy hiểm. Hệ lụy đáng nhắc đến của thuốc kháng co giật uống không đúng cách chính là nhiều tác dụng phụ, làm cơ thể suy nhược, giảm chức năng gan thận.

Trong trường hợp sau khi sử dụng thuốc mà trong khoảng 2 năm, co giật một bên cơ thể, một bên mặt không còn xuất hiện nữa, bệnh nhân có thể sẽ được giảm liều hay ngừng dùng thuốc nữa.

Tiêm độc tố botulinum

Đối với một số trường hợp mắc động kinh, co giật một bên mặt ở tình trạng nặng hơn, phương pháp được cho là mang đến hiệu quả nhất chính là tiêm độc tố botulinum. Liệu pháp này sẽ đưa một lượng cho phép độc tố botulinum nhằm tăng sản sinh vi khuẩn clostridium botulinum. Loại vi khuẩn này có khả năng kiểm soát tình trạng co thắt cơ mặt, co thắt cơ thể người thường bị co giật động kinh.

Để áp dụng phương pháp này, người bệnh sẽ được tiêm khoảng 2 – 3 tháng để sản sinh ra lượng vi khuẩn clostridium botulinum đầy đủ góp phần điều trị co giật triệt để.

Phẫu thuật

Trong trường hợp cả hai phương pháp trên đều không mang đến hiệu quả, phẫu thuật não bộ hay thay đổi dây thần kinh sẽ được thực hiện. Tuy nhiên, tỉ lệ bệnh nhân động kinh hay bị co giật nửa mặt được thực hiện không nhiều vì rủi ro cao.

Sử dụng thảo dược đông y chữa bệnh động kinh

Hiện nay, đông y cũng được xem là một phương pháp điều trị động kinh hay co giật nửa mặt hiệu quả vượt trội. Ưu điểm của phương pháp này còn là lành mạnh, không có tác dụng phụ, chi phí thấp. Một số loại thảo dược tự nhiên được nghiên cứu chứng minh có tác dụng ức chế co giật tối ưu trong cơ thể phải kể đến như: Câu đằng, an tức hương, hoa cúc la mã, tỏi tươi, rau đắng biển, nghệ…

Co giật nửa mặt là một trong các biểu hiện của động kinh, tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp bị co giật nửa mặt đều là vì động kinh. Thay vào đó, phải kiểm tra, áp dụng các phương pháp y học mới có thể chẩn đoán chính xác được. Dù là co giật một bên mặt vì nguyên nhân gì, vì động kinh hay không cũng phải được điều trị càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng nhiều đến đời sống, sức khỏe.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha