Cơn động kinh trong giấc ngủ còn nguy hiểm hơn rất nhiều các dạng co giật thường thấy khác vì khó phát hiện, không kịp sơ cứu có thể dẫn đến các hệ lụy nguy hiểm.
Ngày đăng: 11-06-2021
3,055 lượt xem
Những dạng động kinh thường xảy ra trong khi ngủ
Động kinh trong giấc ngủ có nhiều dạng khác nhau được chia thành từng nguyên nhân riêng. Tức là vùng não trực tiếp gây nên co giật động kinh là vùng nào. Trong đó, co giật trong giấc ngủ bao gồm: động kinh múa giật hay còn gọi là myoclonic seizures, động kinh thùy thái dương, động kinh vắng ý thức không điển hình và động kinh thùy trán.
Mỗi dạng động kinh sẽ có các dấu hiệu, triệu chứng và biểu hiện khác nhau chứ không hề giống nhau. Tùy thuộc vào dạng động kinh khác nhau mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị riêng biệt.
Động kinh trong giấc ngủ thường nguy hiểm hơn bạn suy nghĩ
Dấu hiệu cơn động kinh khi ngủ
Theo các nghiên cứu, mỗi dạng động kinh đã có dấu hiệu khác nhau, thể hiện trên mỗi cá nhân lại ở từng mức độ riêng biệt khác nên rất đa dạng, phong phú. Để có thể nhận biết sớm động kinh trong giấc ngủ, bạn có thể theo dõi các biểu hiện cơ bản và phổ biến sau đây:
- Khi đang chìm trong giấc ngủ, cơ thể có hiện tượng gồng người, gồng tay chân, các cơ cứng ngắt trong vài giây rồi trở về trạng thái bình thường. Hiện tượng này thường xuất hiện nhiều đợt trong suốt đêm nhưng người bệnh không hề hay biết gì;
- Một số trường hợp các cơn co giật có mức độ nghiêm trọng hơn làm toàn thân co thắt, giật liên hồi, chân tay chuyển động không thể nào kiểm soát. Người bệnh cũng không hề có ý thức hay kí ức gì về cơn co giật, chỉ sau đó bừng tỉnh vì quá mệt mỏi. Cơn co giật kéo dài chỉ trong 2 phút nhưng làm người bệnh hết sức mệt mỏi, căng thẳng và hầu như mất ý thức;
- Người bệnh trong quá trình co giật có hiện tượng mắt trợn ngược, răng cắn chặt, hay mắt nhìn chằm chằm vào một hướng;
- Riêng người mắc động kinh trước khi lên cơn co giật sẽ có cảm giác vị lạ, mùi lạ;
- Cơ thể toát mồ hôi, tê, ngứa ran khắp cả người;
- Một số bệnh nhân khi lên cơn co giật xong còn xuất hiện thêm ảo giác nhưng thường quên sau đó;
- Nhiều người lại có hiện tượng la hét, la ới, khóc lóc khó hiểu, vô cớ;
- Tiểu tiện, đại tiện vô cớ mà không thể nào tự chủ được;
- Cơ thể mềm nhũn, yếu ớt và mệt lã sau cơn co giật;
Giống như các cơn co giật động kinh xuất hiện đột ngột khác, động kinh trong giấc ngủ nếu không được kiểm soát tốt sẽ vô cùng nguy hại đối với sức khỏe, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì vậy, ngay sau khi phát hiện ra các biểu hiện khác thường ở người thân hay chính mình, hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán, kiểm tra và điều trị kịp thời trước khi bệnh tình diễn biến nặng nề hơn.
Cơn động kinh trong giấc ngủ sẽ rất nguy hiểm vì tình trạng này có thể gây suy hô hấp, tắc nghẽn đường hô hấp, thiếu oxy lên não gây nên đột quỵ, đột tử hay bại não ở bệnh nhân. Đối với mức độ nhẹ, cơ thể và sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nặng hơn có thể gây tử vong.
Cơn động kinh khi ngủ thường khó có dấu hiệu nhận biết
Động kinh trong giấc ngủ thường xảy ra vào thời điểm nào?
Thường rất khó để xác định chính xác thời điểm gây ra động kinh trong giấc ngủ, tuy nhiên, các nghiên cứu có thể chỉ ra những giai đoạn trong giấc ngủ có tỉ lệ cao xuất hiện co giật. Cụ thể là các khoảng thời gian sau đây:
- Sau khi chìm vào giấc ngủ từ 1 đến 2 giờ đồng hồ;
- Trước khi thức dậy 1 – 2 giờ đồng hồ;
- Giữa các cơn mơ, mê mang;
- 1 đến 2 giờ đồng hồ trước hoặc sau giấc ngủ vào ban đêm hoặc giữa trưa;
Tất cả các trường hợp bị co giật trong giấc ngủ đều không thể nhớ về quá trình này, họ chỉ bừng tỉnh ngay sau khi cơ thể đã quay trở về trạng thái bình thường với cảm giác mệt mỏi, lã người và căng thẳng. Chính vì vậy, co giật trong giấc ngủ rất dễ bị nhầm lẫn với khó ngủ, mất ngủ làm trì trệ việc điều trị, sử dụng sai phương pháp điều trị khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
Đa phần những bệnh nhân mắc chứng co giật động kinh trong giấc ngủ thường rất khó tập trung làm việc vào sáng hôm sau. Tinh thần có phần uể oải, mệt mỏi và căng thẳng quá mức. Việc phát hiện sớm động kinh rất quan trọng vì nó quyết định đến tỉ lệ điều trị thành công ở bệnh nhân.
Cơn động kinh thường xảy ra lúc người bệnh ngủ say
Cách chẩn đoán chính xác cơn động kinh khi ngủ
Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp khác nhau để chẩn đoán chính xác động kinh, xác định được vùng não bộ bị tổn thương trực tiếp gây ra các cơn co giật. Tuy nhiên, bước đầu vẫn là sự phát giác và nhận diện sớm biểu hiện, tình trạng cơ thể của người bệnh. Khi đến cơ sở y tế, bệnh viện, bệnh nhân sẽ được thực hiện các phương pháp như xét nghiệm máu, đo điện não đồ, chụp CT não, thực hiện MRI… để đưa ra chính xác kết quả có hay không mắc động kinh co giật.
Các chuyên gia còn chia sẻ rằng, đo điện não đồ được xem là phương pháp tối ưu nhất để phát hiện, chẩn đoán chính xác động kinh nhưng nó lại không đưa ra kết quả tốt khi xác định co giật trong giấc ngủ. Chính vì vậy, người bệnh phải theo dõi tình trạng sức khỏe trong suốt thời gian dài kèm theo kết quả đo diện não độ một thời gian mới có thể đưa ra kết quả an toàn, chính xác nhất.
Đo điện não đồ giúp tầm soát cơn động kinh
Những cách nào mang đến hiệu quả ngăn ngừa co giật trong giấc ngủ?
Động kinh dẫn đến co giật trong giấc ngủ là bệnh mãn tính nên việc điều trị cần rất nhiều thời gian, sự kiên trì từ phía người bệnh lẫn gia đình. Do đó, không có thuốc gì có thể điều trị động kinh, co giật trong giấc ngủ ngày một ngày hai mà cần phải có cả một quá trình dài. Dưới đây là các phương pháp điều trị co giật động kinh mang đến hiệu quả vượt trội và được áp dụng nhiều nhất hiện nay.
Thuốc tây
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, giấc ngủ và cơn co giật động kinh có tác động tương quan với nhau. Mất ngủ, ngủ không ngon có thể gia tăng tỉ lệ mắc co giật động kinh ở tần suất và cường độ. Ngược lại, co giật càng xuất hiện thường xuyên thì cơ thể càng trở nên suy nhược, dễ mất ngủ, không không yên giấc.
Chính vì vậy, giai đoạn ban đầu, tất cả các trường hợp dù là động kinh thường hay co giật động kinh trong giấc ngủ, bệnh nhân đều phải tiếp nhận phương pháp điều trị là sử dụng thuốc tây. Loại thuốc này có tên là thuốc kháng co giật, tác dụng chính là duy trì sự ổn định trong hệ thống thần kinh trung ương, ngăn ngừa tối đa việc xuất hiện co giật, mang đến giấc ngủ ngon, yên giấc và giảm thiểu căng thẳng.
Thuốc điều trị động kinh thường được tùy chỉnh theo từng đối tượng khác nhau, độ tuổi khác nhau và từng mức độ co giật khác nhau. Với các trường hợp bị co giật trong giấc ngủ, đa phần sẽ được điều trị bằng các loại thuốc khác nhau.
Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều trị động kinh bằng thuốc, người bệnh phải theo dõi rõ tình trạng sức khỏe, các cơn co giật của bản thân mình, sau đó điều chỉnh ngay với bác sĩ nếu có bất cứ sự khác thường nào.
Để khảo sát được hiệu quả của việc điều trị co giật trong giấc ngủ, đòi hỏi gia đình phải theo dõi kỹ càng các biểu hiện của người bệnh trong khi nghỉ ngơi. Vì khi lên cơn co giật trong giấc ngủ, người bệnh đã hoàn toàn mất ý thức, không nhận biết được biểu hiện của bệnh.
Tuy nhiên thuốc kháng co giật lại có một khuyết điểm mà hầu hết các loại thuốc tây khác đều có chính là bên cạnh những lợi ích về sức khỏe, điều trị bệnh, chúng còn có vô vàn các tác dụng phụ như: Rối loạn tiêu hóa, dị ứng, ngủ gà ngủ gật vào ban ngày, hội chứng cai nghiện…
Phẫu thuật não
Đối với các trường hợp người mắc co giật động kinh nhưng không chấp nhận điều trị bằng thuốc tây y lẫn đông y, tức là có sử dụng nhưng không hề hiệu quả, co giật vẫn xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng trong giấc ngủ, phương pháp phẫu thuật não sẽ được cân nhắc thực hiện. Bên cạnh đó, các đối tượng có dấu hiệu kháng thuốc cũng sẽ được hướng đến phương pháp phẫu thuật não để điều trị động kinh, co giật trong giấc ngủ.
Phẫu thuật não là loại bỏ đi vùng não bị chấn thương, nơi làm nên sự rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương, từ đó ngăn ngừa tối đa tình trạng co giật xuất hiện đột ngột trong giấc ngủ.
Tỉ lệ bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật não không nhiều vì phương pháp này có nhiều rủi ro như sau khi hồi phục, người bệnh có thể bị rối loạn nhận thức, giảm khả năng kiểm soát hành vi, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm trí nhớ… Để được đảm bảo an toàn tuyệt đối và hồi phục tốt sau phẫu thuật, vùng não được xác định loại bỏ phải nằm độc lập, không đóng vai trò điều khiển bất cứ các hoạt động, cơ quan, giác quan nào trên cơ thể người.
Giải pháp từ thảo dược giúp kiểm soát cơn co giật, động kinh khi ngủ
Ngày nay, điều trị bệnh động kinh bằng đông y đang trở thành xu hướng vì sự an toàn và chi phí lại thấp. Động kinh xuất hiện vì hệ thống thần kinh trung ương bị rối loạn, bên trong xuất hiện các cơn xung điện đột ngột và gây nên cơn co giật.
Hiện nay, các loại thảo dược tự nhiên trong đông y đã được các nghiên cứu chứng minh là có tác dụng tuyệt vời trong điều trị co giật động kinh trong giấc ngủ chính là câu đằng, an tức hương. Các chuyên gia mong muốn người bệnh áp dụng tốt các phương pháp điều trị động kinh bằng đông y vì khi sử dụng trong thời gian dài, thảo dược không mang lại tác dụng phụ hay làm cơ thể bị tổn hại.
Các nghiên cứu thực hiện bởi các nhà khoa học từ Hàn Quốc đã tìm thấy hàm lượng dồi dào các dưỡng chất tốt cho não bộ trong câu đằng và an tức hương. Bên cạnh đó, hai loại thảo dược đông y này còn dồi dào các hợp chất có hoạt động tương tự như GABA – chất dẫn truyền thần kinh ức chế trong não bộ. Khi bổ sung đầy đủ các loại chất này, não bộ sẽ ngăn chặn được các xung điện đột ngột, từ đó ngăn ngừa được co giật trong giấc ngủ hết sức hiệu quả.
Khi bổ sung các vị thuốc Đông y não bộ sẽ được cân bằng các chất như GABA nội sinh, cân bằng được dẫn truyền thần kinh, tăng khả năng chống oxy hóa, loại trừ tác hại của gốc tự do… Mang đến nhiều hiệu quả vượt trội ngoài điều trị động kinh còn hỗ trợ tăng sức đề kháng, điều hòa khí huyết, giảm căng thẳng, an thần, xoa dịu kích thích thần kinh…
Vào năm 2017, một nhóm các nhà nghiên cứu trực thuộc Khoa Nội thần kinh của Bệnh viện Quân y 103 Hà Nội đã chứng minh rằng, sử dụng thảo dược đông y như câu đằng, an tức hương mang đến hiệu quả điều trị động kinh, co giật trong giấc ngủ vượt trội. Với tỉ lệ khắc phục được hơn 90% các cơn co giật, thảo dược đông y là liều thuốc chữa trị động kinh lành mạnh đang được nhiều người lựa chọn.
Đông y điều trị động kinh rất hiệu quả và an toàn
Các chuyên gia còn khuyến cáo rằng, ngoài các phương pháp điều trị là sử dụng thuốc tây y hay đông y, đời sống thường ngày của người mắc động kinh co giật trong giấc ngủ phải được quan tâm hết mực, chú ý nhiều điều thì mới có thể điều trị bệnh một cách tốt nhất. Hãy cùng lưu ý các điểm sau đây:
- Hãy kiểm tra lại giường, nệm, gối để chắc chắn chúng không làm phiền giấc ngủ của người mắc bệnh co giật khi đang ngủ.
- Phải sử dụng gối mềm, không cao để khi lên cơn co giật, nạn nhân không bị đau vùng đầu;
- Hãy đảm bảo giường hay các đồ dùng xung quanh nơi ngủ của người thường lên cơn co giật trong lúc ngủ đều mềm mại, trơn nhẵn, không có đồ nhọn, đồ sắc bén.
- Thay đổi đèn bàn bằng đèn treo vách, treo trần nhà để khi lên cơn co giật không tạo nên tình huống nguy hiểm nào;
- Bệnh nhân phải có lối sống lành mạnh, không hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, thức khuya, ngủ không đủ giấc… Những thói quen xấu này sẽ làm gia tăng cường độ và tần suất của các cơn co giật động kinh.
Động kinh trong giấc ngủ không phải là tình trạng đơn giản có thể bỏ qua, đây là bệnh mãn tính liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương cần phải điều trị càng sớm càng tốt.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn