Trẻ em động kinh có học thể dục được không?

Nhiều người hay thắc mắc rằng có nên cho trẻ em mắc bệnh động kinh học bộ môn thể dục thể thao không.?

Ngày đăng: 12-05-2021

1,412 lượt xem

Động kinh ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Động kinh ở trẻ em nguy hiểm vì nhiều nguyên do khác nhau, đầu tiên là vấn đề khó phát hiện do biểu hiện co giật động kinh ở đối tượng này rất thoáng qua, nhẹ nhàng nên khó nhìn nhận được sớm. Càng phát hiện trễ, co giật động kinh càng có biểu hiện dữ dội, tần suất và cường độ cao hơn dẫn đến việc điều trị khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, phương pháp điều trị động kinh ở trẻ em không thực sự đa dạng, một số loại thuốc kháng co giật ở trẻ nhỏ thường nhiều tác dụng phụ, không lành mạnh với sức khỏe của trẻ. Do đó, chữa khỏi co giật động kinh ở trẻ em là một quá trình vô cùng gian nan và khó khăn.

Trẻ em mắc co giật động kinh bị ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển trí tuệ, kém thông minh và tư duy chậm chạp, tất cả đều không tốt cho việc học tập, làm việc trong tương lai. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng xét về chất lượng cuộc sống, co giật động kinh có mức độ đe dọa lớn đến trẻ em.

Dù xét về phương diện nào, co giật động kinh cũng nguy hiểm đối với trẻ em, hay tất cả các đối tượng khác mắc bệnh. Trong trường hợp cơn động kinh co giật toàn thân ở trẻ em không được cải thiện và sơ cứu đúng cách, kịp thời, rất có thể, bệnh nhân sẽ bị đột tử, bại não dẫn đến tử vong hay bại liệt rất nguy hiểm.

Trẻ em động kinh có thể học hay tập luyện thể thao không?

Các bậc phụ huynh có con nhỏ mắc bệnh động kinh thường đều vô cùng lo lắng cho quá trình sinh hoạt, học tập hàng ngày của trẻ. Một trong số đó chính là việc có nên cho con tập thể dục, học đầy đủ bộ môn thể dục ở nhà trường hay không.

Với một chế độ tập luyện phù hợp, bệnh nhân mắc động kinh hoàn toàn có thể vận động mỗi ngày. Tuy nhiên, với cơ thể của bệnh nhi nhỏ tuổi, học thể dục, vận động quá sức có thể tăng tần suất co giật động kinh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe lẫn tính mạng của trẻ.

Tóm lại, trẻ em động kinh có thể học thể dục và tập luyện mỗi ngày nhưng phải dưới sự kiểm soát kỹ càng từ bố mẹ, thầy cô giáo, chuyên gia thể dục thể thao. Nói cách khác, bệnh nhân động kinh chăm chỉ tập luyện đúng cách có thể giảm thiểu động kinh, ngược lại, vận động quá sức sẽ làm gia tăng co giật thường xuyên hơn bình thường dù đã sử dụng thuốc đều đặn.

Thể thao rất tốt cho sự phát triển của trẻ em

Thuốc chống động kinh ảnh hưởng đến tập thể dục không?

Vẫn có rất nhiều thắc mắc liên quan đến tác dụng phụ của thuốc điều trị động kinh, chẳng hạn như loãng xương, suy gan, suy thận… Trên thực tế, nếu sử dụng thuốc tây trong thời gian dài, tác dụng phụ là điều khó có thể tránh khỏi.

Bên cạnh đó, mỗi cơ thể, mỗi cơ địa thì tác dụng phụ mà thuốc điều trị động kinh gây ra lại khác nhau, do đó, khó có thể khẳng định rõ vấn đề là gì. Để hạn chế tác dụng phụ, người bệnh phải chọn được loại thuốc phù hợp với cơ thể, uống thuốc theo đúng hướng dẫn và lời khuyên từ y bác sĩ.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên có thể giảm thiểu nồng độ độc tố sản sinh ra bởi phản ứng giữa thuốc tây với cơ thể. Từ đó, giảm thiểu đáng kể tác dụng phụ. Do đó, tập luyện thể dục thể thao là thói quen tốt đối với bệnh nhân mắc bệnh động kinh co giật dù là trẻ em hay người trưởng thành.

Giảm nguy cơ bị động kinh nhờ tập thể dục đúng cách

Co giật động kinh có thể giảm thiểu đáng kể các dấu hiệu, hạ thấp tần suất lẫn cường độ của triệu chứng ảnh hưởng đến cơ thể người mắc nếu họ chăm chỉ tập luyện, vận động vừa sức, cũng như uống thuốc đúng theo chỉ dẫn từ bác sĩ.

Một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi tiến sĩ Elinor Ben- Menachem thuộc Đại học Gothenburg ở Thụy Điển đã chỉ ra rằng, thói quen tập thể dục thường xuyên ở nam giới đang ở độ tuổi thanh thiếu niên làm giảm đáng kể nguy cơ mắc co giật động kinh khi về già hay gặp phải các chấn thương ở não bộ. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng tìm ra mối liên hệ giữa tập luyện thể thao và ngăn ngừa các bệnh về não bộ khác ở con người, kết quả đều vô cùng khả quan.

Để thêm chắc chắn, tiến sĩ Elinor Ben- Menachem thuộc Đại học Gothenburg đã thực hiện một cuộc khảo sát trên 1,17 triệu nam giới Thụy Điển có thói quen tập luyện hàng ngày. Kết quả cho thấy, cơ thể của họ giảm thiểu đến gần 80% nguy cơ mắc co giật động kinh so với những người không thường xuyên vận động mỗi ngày.

Chạy bộ là môn thể thao phù hợp cho trẻ động kinh

Tổng quát về động kinh ở trẻ em

Nguyên nhân gây động kinh ở trẻ em là gì?

Có nhiều nguyên nhân làm trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 15 tuổi mắc co giật động kinh các thể khu trú hay toàn thể. Nguyên nhân được chia thành các giai đoạn trước và sau khi chào đời ở trẻ em.

Giai đoạn trước sinh

Một vài chấn thương trong lúc nằm trong bụng mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ của trẻ em, vì vậy mà gây nên co giật động kinh ở trẻ sơ sinh với tỉ lệ từ 1 – 3%. Nếu các chấn thương do nhiễm trùng, mẹ nhiễm độc chì hay mẹ lên cơn co giật trong lúc mang thai đều làm trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ mắc co giật động kinh sau khi sinh.

Trong quá trình sinh

Một số chấn thương trong quá trình sinh cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng co giật động kinh ở trẻ. Chẳng hạn như trường hợp khó sinh, thai nhi được lấy ra bởi các dụng cụ như kẹp, phụ kiện y tế… não bộ rất có thể chịu tác động xấu, rối loạn hệ thống thần kinh trung ương và làm xuất hiện co giật ở trẻ em. Tỉ lệ gây động kinh ở trường hợp này khá cao, vì các ca sinh khó còn có thể bị ngạt, thiếu oxy lên não gây bại liệt, bại não, tăng tỉ lệ co giật sau này.

Giai đoạn sau sinh

Sau khi sinh, các nguyên nhân gây nên động kinh ở trẻ nhỏ rất giống với người trưởng thành. Ngoài các tác động từ bên ngoài, trẻ em còn mắc co giật động kinh vì yếu tố di truyền từ bố hay mẹ, hoặc người thân trong gia đình. Một số nguyên nhân sau sinh làm trẻ em mắc động kinh như sau:

- Chấn thương sọ não vì tai nạn, va đập, té ngã;

- Nhiễm virus gây bệnh về não như viêm não Nhật Bản, viêm màng não, viêm màng não mủ;

- Sốt cao co giật tái phát nhiều lần;

- Nhiễm khuẩn gây bệnh truyền nhiễm;

- Trẻ em bị di truyền HIV từ bố mẹ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh động kinh;

Biểu hiện động kinh ở trẻ em như thế nào?

Xét về biểu hiện, trẻ em bị co giật động kinh sẽ có các triệu chứng khác so với người trưởng thành. Theo đó, triệu chứng ở trẻ em không dữ dội và tái phát nhiều như ở người lớn, trừ trường hợp não bộ bị tổn thương nghiêm trọng ảnh hưởng đến quá trình truyền tải tín hiệu, điều khiển của hệ thống thần kinh trung ương.

Động kinh toàn thể

Trong trường hợp mắc động kinh toàn thể, trẻ em sẽ có xu hướng gặp phải các biểu hiện như:

- Cơn co cứng co giật toàn thân: Cơn co giật thường đến rất nhanh, giai đoạn co cứng toàn cơ thể chỉ xảy ra trong vài giây rồi trẻ sẽ bị co giật mạnh trong khoảng 1 – 2 phút. Cơn co giật động kinh với co giật do sốt cao rất giống nhau, điểm khác biệt là trẻ có sốt cao hay không. Trong quá trình co giật, trẻ em có thể bị sùi bọt mép, cắn phải môi, lưỡi rất nguy hiểm nên bố mẹ cần chú ý đến các yếu tố này.

- Cơn vắng ý thức: Ở trẻ em mắc động kinh, vắng ý thức là biểu hiện phổ biến hơn cả cơn co giật toàn thân. Khi tái phát cơn vắng ý thức, trẻ em dường như dừng lại toàn bộ mọi hoạt động đang thực hiện, kể cả cầm nắm bất cứ thứ gì. Mắt trẻ lúc này cũng mơ màng, vô hồn, nhìn chằm chằm một điểm và không có phản ứng gì với mọi sự việc xung quanh.

- Cơn co giật cơ: Trẻ em bị động kinh xuất hiện cơn co giật cơ, co thắt ở mí mắt, mép miệng, một bên cơ mặt, các ngón tay, ngón chân… Những biểu hiện này của động kinh vô cùng khó để phát hiện nên chỉ đến khi triệu chứng bắt đầu nặng hơn thì co giật mới được cảm nhận từ người đối diện.

Động kinh cục bộ

Trẻ em bị động kinh cục bộ rất dễ quấy khóc, biếng ăn, khó chăm sóc và hay thực hiện nhiều hành động bất thường với mắt mơ màng, vô hồn, nhìn chằm chằm vào một phía. Động kinh cục bộ ở trẻ em cũng rất khó để phát hiện sớm nên điều trị hiếm khi kịp thời, mất nhiều thời gian.

Nhìn chung, chỉ khi lên cơn co giật, động kinh ở trẻ em mới dễ dàng nhận biết, đây chính là một trở ngại lớn trong việc điều trị bệnh ở đối tượng bệnh nhi. Vì vậy, các chuyên gia luôn khuyến khích bậc phụ huynh phải quan tâm chú ý hơn đến con, không lơ là và bỏ qua các biểu hiện khác lạ ở trẻ nhỏ.

Trong quá trình học tập, trẻ em mắc động kinh cần chú ý gì?

Vì chỉ là trẻ nhỏ nên việc chăm sóc sức khỏe về thể chất và tinh thần của bản thân các bé luôn không cẩn trọng như người lớn. Đặc biệt là những trẻ đang mắc động kinh, việc chăm sóc bản thân lại càng trở nên quan trọng hơn nữa vì một số hành động có thể làm gia tăng tần suất, cường độ cơn co giật.

Cho trẻ học trong môi trường đặc biệt

Hiện nay, một số cơ sở giáo dục tư nhân quy mô lớn có thiết kế các chương trình dạy học đặc biệt cho trẻ em mắc các bệnh về não như bại não, động kinh, chậm phát triển trí tuệ… Tại đây, trẻ em sẽ được học tập trong môi trường có giáo viên chuyên môn cao, có khả năng kích thích sự phát triển trí não ở mức tốt nhất, cải thiện đáng kể kỹ năng mềm cực kỳ có ích cho cuộc sống ở tương lai.

Bố mẹ có con nhỏ đang mắc bệnh động kinh cần phải lưu ý và nếu có điều kiện, hãy cho trẻ học tập tại các môi trường đặc biệt này để tránh tình trạng bị cô lập, trêu chọc bởi bạn bè.

Không học tập quá sức

Với trẻ em mắc bệnh động kinh, học tập hay vận động quá sức đều không tốt, đều kích thích co giật xuất hiện nhiều hơn trong thời gian ngắn. Do đó, bố mẹ không nên đặt nặng vấn đề thành tích, kết quả học tập nhằm đòi hỏi trẻ em mắc bệnh động kinh hoàn thành chúng. Trên thực tế, điều trị bệnh dứt điểm sẽ quan trọng hơn việc chú trọng thành tích và ép con học quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trẻ em mắc bệnh động kinh sẽ được điều trị theo cách nào?

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Đối với điều trị động kinh hiệu quả ở trẻ em, một phương pháp được chuyên gia khuyến khích sử dụng đó là chế độ dinh dưỡng ketogenic. Phương pháp này sẽ áp dụng thực đơn gồm các món ăn lành mạnh, giảm thiểu tối đa cholesterol trong khẩu phần ăn. Từ đó, giảm thiểu các kích thích ở não bộ, hạn chế co giật động kinh xuất hiện liên tục.

Trên cơ thể đang phát triển của trẻ, thay đổi chế độ dinh dưỡng nhằm điều trị hay giảm thiểu động kinh là phương pháp rất hữu ích vì lành mạnh. Theo đó, bố mẹ có thể cho trẻ bổ sung một vài loại thảo dược đông y có tác dụng điều trị động kinh được nghiên cứu chứng minh như câu đằng, an tức hương, hoa cúc La Mã, rau đắng biển, khổ qua rừng…

Sử dụng thảo dược đông y điều trị động kinh

Đối với trẻ em hay người trưởng thành mắc động kinh, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, kết hợp một số loại thảo dược đông y điều trị động kinh sẽ tăng hiệu quả, đảm bảo an toàn cho sức khỏe vì nguyên liệu tự nhiên luôn lành tính, không có tác dụng phụ.

Nếu đang thắc mắc nguyên liệu tự nhiên nào mới có khả năng hỗ trợ sức khỏe cho trẻ em mắc động kinh hồi phục nhanh hơn, hãy ghi nhớ các tên sau đây. Đó chính là câu đằng, an tức hương, tỏi tươi, nghệ, rau đắng biển, lá khổ qua rừng, hạt sen, trà hoa cúc…

Bổ sung các loại thảo dược trên sẽ giúp khả năng truyền dẫn tín hiệu và chức năng ức chế xung điện rối loạn trong hệ thống thần kinh trung ương tốt hơn, nhờ đó, đẩy lùi co giật động kinh tối đa.

Sử dụng đông y cho trẻ em bị động kinh phải đảm bảo an toàn, làm theo hướng dẫn từ bác sĩ, lương y có chuyên môn.

Tóm lại, trẻ em mắc động kinh có thể học thể dục, hoàn toàn nên duy trì thói quen vận động có khoa học, có chừng mực để bảo vệ sức khỏe, điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha