3 nguyên nhân gây co giật ở trẻ mà cha mẹ nên biết

Co giật là hiện tượng sinh lý xảy ra khi não bộ có sự phóng điện quá mức, trong đó, trẻ em là đối tượng dễ mắc các chứng co giật nhất.

Ngày đăng: 29-07-2017

2,224 lượt xem

1. Co giật do thương tổn thực thể hệ thần kinh

Co giật ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra

- Nhiễm khuẩn thần kinh: Viêm não, viêm màng não, áp xe não xảy ra trong giai đoạn cấp hoặc xuất hiện cơn co giật một vài năm sau đó tức là mắc bệnh động kinh.

- Chấn thương sọ não: Cơn co giật có thể  xảy ra ngay hoặc vài năm sau phát sinh 

- Tắc mạch máu não: Tắc mạch máu não có thể xảy ra trong bệnh viêm màng tim nhiễm khuẩn, tim bẩm sinh. Hậu quả của tắc mạch máu não có thể gây co giật ở giai đoạn cấp hoặc bị di chứng hẹp não về sau xuất hiện động kinh.

- Bệnh thoái hóa não, bệnh khuyết tật não bẩm sinh cũng có thể gây nên những cơn co giật ở trẻ.

2. Co giật do rối loạn chuyển hóa

- Loạn trương lực cơ: Trẻ bị loạn trương lực cơ thường bị sa sút thần kinh, chậm phát triển vận động kèm theo cơn co giật.

- Bệnh phenylcetol niệu: Bệnh xảy ra khi cả bố và mẹ đều mang gene bệnh này truyền cho con. Đây là một khuyết tật bẩm sinh về chuyển hóa amino acid, hậu quả là gây nồng độ acid amin phenylalanine tăng cao trong máu, tác động tới thần kinh, làm trẻ chậm phát triển trí não. Trẻ sơ sinh bị bệnh Phenylceton niệu thường sẽ có da trắng, tóc vàng và mắt xanh. Ngoài ra trẻ có thể bị cứng cơ, co giật.

- Hạ calci, natri trong máu: Người hạ calci máu có thể không biểu hiện triệu chứng, đặc biệt ở giai đoạn đầu, nhưng các triệu chứng cũng có thể xuất hiện rầm rộ và ngày một nặng hơn. Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể bị co giật.

3. Co giật do sốt cao

Sốt cao là nguyên nhân phổ biến gây nên cơn co giật

Co giật do sốt cao là rối loạn co giật phổ biến nhất ở trẻ em. Co giật do sốt cao đơn thuần được định nghĩa là co giật toàn thân ở trẻ bị sốt.

Đặc điểm cơn co giật do bệnh động kinh

Bệnh động kinh là một chứng bệnh hệ thần kinh do xáo trộn lặp đi lặp lại của một số nơron trong vỏ não, tạo nhiều triệu chứng rối loạn thần kinh như co giật toàn thân, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, bất tỉnh, mất kiểm soát tiểu tiện...  

- Tính chất co giật: Co giật lan tỏa hoặc cục bộ, thời gian co giật, số lượng cơn co giật, ý thức của trẻ khi có cơn co giật…

- Tiền sử co giật: Trước đó trẻ có co giật chưa, có giật những lần trước có liên quan đến sốt, bệnh lý gì khác không?

- Triệu chứng trong cơn co giật: Trẻ có nôn, trẻ lớn có kêu đau đầu không để định hướng loại trừ các bệnh nhiễm trùng thần kinh, khối u trong não...

- Bệnh lý khác trước cơn co giật: Bác sỹ sẽ tìm hiểu các bệnh lý kèm theo trước khi co giật, tiền sử chấn thương, tình trạng thiếu máu não… để xác định chính xác nguyên nhân bị co giật.

Ngoài việc dùng thuốc tây thường gây ra nhiều tác dụng phụ thì việc dùng các loại thuốc đông y với tính chất an toàn, giúp ức chế sự hưng phấn của thần kinh trung ương, ổn định dẫn truyền thần kinh cũng như giúp hồi phục tổn thương sau mỗi lần bệnh nhân lên cơn co giật.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha