Theo nhiều số liệu thống kê trước đây, tỷ lệ trẻ sơ sinh và trẻ em bị mắc bệnh động kinh lên đến 60%. Vậy khi điều trị bệnh động kinh cho trẻ sơ sinh cần lưu ý những gì?
Ngày đăng: 08-08-2021
795 lượt xem
Nguyên nhân bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh
Trong thời gian thai kỳ, mẹ bị chấn thương nặng, gián tiếp tác động mạnh vào bào thai, gây ảnh hưởng lớn đến bé. Bên cạnh đó, hẹp hộp sọ thai nhi hay nhiễm độc chì nặng cũng là những trường hợp nguy hiểm dẫn đến nguy cơ động kinh ở bé.
Ngoài ra, bệnh động kinh còn bắt nguồn từ lúc mới sinh. Đứa trẻ sinh ra thiếu tháng, thiếu hụt cân nặng, bị vàng da, ngạt thở sau khi sinh. Dẫn đến một số biến chứng khác như chảy máu não, thần kinh bị nhiễm khuẩn nặng,... và một vài nguyên nhân đang trong quá trình nghiên cứu và chẩn đoán.
Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh còn là sốt cao tái phát co giật nhiều lần. Có nghĩa là, co giật sốt cao không phải do động kinh, nhưng để tình trạng này tái phát quá nhiều lần, trẻ có thể mắc động kinh mãn tính. Lúc này cơ thể sẽ xuất hiện co giật mỗi lần sốt cao quá mức như một phản xạ tự nhiên. Chính vì vậy, khi chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, bố mẹ cần phải biết cách hạ sốt đúng đắn, khoa học để tránh xảy ra co giật ảnh hưởng nguy hiểm đến con.
Ngoài ra, một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh chính là co giật lành tính, tình trạng này được lý giải là các phản ứng vì môi trường sống đột ngột thay đổi, chuyển từ bụng mẹ ra bên ngoài. Lúc này, trẻ cảm nhận được lực hút của trái đất, cảm nhận được trọng lượng của cơ thể nên sẽ có các cơn co giật rồi biến mất ngay mà không gây ảnh hưởng đến nhận thức. Đây không phải là động kinh.
Trẻ sơ sinh vẫn có nguy cơ cao mắc bệnh động kinh
Biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh
- Trẻ sẽ nhìn chằm chằm, vô hồn vào một vật nào đó. Biểu hiện này kéo dài vài giây, vài phút và chúng lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày. Lúc này, trẻ không hề phản ứng hay nhìn theo hành động, gương mặt của người đối diện, đồ chơi… Những lúc bình thường, trẻ lại có sự chú ý đến các vật này.
- Có cảm giác buồn ngủ thường xuyên, ngoáy khóc, khó chịu khi bị ai đó đánh thức, trẻ sơ sinh bị động kinh thường có biểu hiện ngủ gà ngủ gật.
- Gật đầu, nháy mắt liên tục, co giật nhẹ ở khoang miệng liên tục, chảy nước dãi,...
- Trẻ sơ sinh sẽ cử động giống nhau bằng cả 2 tay trong vài phút, hành động này cũng diễn ra vài lần trong ngày.
- Hoặc các trẻ có thể cười liên tục, cười quá nhiều bởi não bộ không điều khiển được hành vi.
Thông thường bệnh động kinh sẽ có những biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Một số trường hợp các bé sơ sinh sau vài ngày tuổi có các cơn động kinh lành tính, hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của chúng. Tuy nhiên nếu bị động kinh, hầu như đều gặp những biểu hiện phổ biến như trên.
Đối với các trường hợp nhẹ, động kinh ở trẻ sơ sinh thực sự rất khó để phát hiện sớm vì biểu hiện không mấy rõ rệt, lại trên cơ thể non nớt nên thường được bố mẹ nghĩ là bình thường. Khi càng trưởng thành, rất có thể động kinh sẽ phát triển nặng nề hơn và gây ra các dấu hiệu rõ rệt hơn.
Các thể động kinh ở trẻ sơ sinh
Động kinh toàn bộ
Đó là những cơn động kinh vắng ý thức. Đây là cơn rối loạn ý thức đầu đời của trẻ. Trẻ luôn nhìn xa xăm mơ màng, ngửa đầu và ưỡn ra sau liên tục, thay đổi quá trình hô hấp, bị giãn đồng tử,...Tiếp đó là cơn giật cơ ngắn, giống như tia chớp, đến bất thình lình.
Cơn này thường xuất hiện khi gặp cơn sốt cao. Bên cạnh đó, còn có cơn tăng trương lực. Khi trẻ thuộc vào thể động kinh này, ý thức của một đứa trẻ sơ sinh bị rối loạn.
Nếu thời gian ngắn, thì chỉ xảy ra hiện tượng gục đầu ra trước hay ưỡn người ra sau. Nếu kéo dài, trẻ sẽ mất thăng bằng và các cơ hoàn toàn mềm nhũn, rất nguy hiểm. Ở trẻ sơ sinh, số ca động kinh dẫn đến co giật không cao.
Động kinh cục bộ
Các cơn cục bộ vận động như ngón tay, chân co giật, tuy nhiên không bị mất ý thức. Trẻ bị mất âm thanh hoặc phát ra âm thanh yếu ớt. Trẻ bị chóng mặt, đầu quay cuồng, quấy khóc liên tục, giãy dụa. Ngoài ra, trẻ tiết nước bọt nhiều hơn bình thường, đánh trống ngực liên tục, toàn thân xanh tái, khó thở.
Một số cơn co giật động kinh không rõ nguyên nhân. Thông thường xuất hiện chỉ sau 5 ngày tuổi. Hầu hết trẻ có những biểu hiện đảo mắt, quay đầu lia lịa, ngưng thở tạm thời, thở nhanh, nhịp tim chậm, tím tái. Và có một vài hoạt động co giật không có triệu chứng lâm sàng sau khi trẻ bị ngạt chu sinh cũng là yếu tố tiềm ẩn nguy cơ động kinh trở nặng.
Cách chẩn đoán chính xác bệnh động kinh cho trẻ
Khảo sát tiền sử gia đình
Sau khi chào đời, các bác sĩ dựa trên những biểu hiện đầu đời của trẻ. Nếu phát hiện những yếu tố bất thường liên quan đến bệnh động kinh, bác sĩ sẽ khảo sát tiền sử gia đình xem ai mắc bệnh trước đó để khoanh vùng điều trị.
Sau đó, tiến hành các cuộc thăm khám toàn diện cho trẻ. Việc khảo sát tiền sử gia đình sẽ là bước đệm khiến các bác sĩ nhận định nhanh chóng đó có phải là do bẩm sinh hay không để đưa ra những phương án điều trị phù hợp.
Rất có thể trẻ sơ sinh sẽ bị di truyền động kinh từ bố mẹ, các thành viên trong gia đình. Tỉ lệ di truyền động kinh từ mẹ sang trẻ là 3 – 5%, từ bố là 1 – 3%, từ những người trong gia đình là dưới 1%. Tuy nhiên, bằng các cách chăm sóc đúng đắn và bảo vệ thai nhi từ trong bụng mẹ tốt, mọi người có thể ngăn chặn được tối đa tỉ lệ di truyền động kinh cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bố mẹ phải nhận thức thật sớm động kinh trước khi có kế hoạch mang thai.
Chẩn đoán EEG
Đây là phương pháp đo điện não. Phương pháp chẩn đoán này rất an toàn và không đau đớn cho trẻ. Các bác sĩ sẽ khảo sát giấc ngủ và khoảnh khắc thức giấc của trẻ. EEG được xem là cần thiết và hữu ích trong việc giám sát điều trị động kinh. EEG được thực hiện cả hai giai đoạn trẻ động và tĩnh.
Với khoảng thời gian giám sát kéo dài trong khoảng 24 giờ sẽ phát hiện được mức độ co giật dưới lâm sàng, thần kinh trung ương đang diễn biến như thế nào để kịp thời chẩn đoán chính xác và đưa ra nhiều cách điều trị tốt nhất.
Xét nghiệm
Các xét nghiệm liên quan đến bệnh động kinh bao gồm xét nghiệm máu, đo nồng độ huyết thanh, chọc dò tủy sống và phân tích số lượng các tế bào. Đồng thời xét nghiệm cả nước tiểu và máu. Việc xét nghiệm này sẽ bổ trợ cho hồ sơ bệnh án một cách chắc chắn hơn và phát hiện được chi tiết dạng động kinh ở trẻ.
Bằng cách xét nghiệm, trẻ sơ sinh có thể phát hiện sớm các nguyên nhân gây động kinh vì nhiễm trùng máu, nhiễm virus viêm màng não, viêm não Nhật Bản…
Chẩn đoán hình ảnh hộp sọ
Đối với những trẻ sơ sinh bị bệnh động kinh nặng không thể chụp được X quang, thì một lựa chọn khác cũng có thể được chọn là siêu âm tại giường. Chẩn đoán MRI hay CT cũng sẽ được thực hiện sau khi trẻ ổn hơn. Một số trường hợp trẻ sơ sinh mắc động kinh vì rối loạn bẩm sinh hệ thống thần kinh trung ương, có dị tật ở não bộ, bằng các phương pháp chụp CT, các bác sĩ sẽ có thể phát hiện chính xác vùng não tổn thương.
Điều trị động kinh ở trẻ sơ sinh cần chú ý những gì?
Đối với trẻ sơ sinh, nếu điều trị bệnh động kinh, cần chú ý rất nhiều đến thể trạng của trẻ. Vì không dễ áp dụng các điều trị của những người trưởng thành lên trẻ. Bởi cấu tạo từ não bộ đến cơ thể hoàn toàn khác nhau. Điều trị động kinh cho trẻ sơ sinh cần điều trị đúng theo nguyên nhân chẩn đoán để kịp thời khoanh vùng các cơ chế động kinh. Nhằm mang lại hiệu quả điều trị ngắn nhất và dứt điểm.
Thông thường động kinh ở trẻ sơ sinh là nhóm bệnh rối loạn não vô cùng đa dạng và phức tạp. Khi bệnh động kinh xuất hiện khi não đang trong quá trình phát triển, chính vì vậy việc điều trị vô cùng khó khăn. Lưu ý không nên cho trẻ dùng thuốc quá sớm, trẻ có thể sẽ bị kháng thuốc và lâu dần sẽ bị suy thoái tinh thần vận động nếu lạm dụng thuốc quá nhiều.
Lưu ý cần áp dụng chế độ ăn sinh ceton. Các mẹ cho trẻ bú phải nạp nhiều chất béo, hạn chế bột đường và đủ đạm. Phương pháp này giúp giảm dần tần suất và mức độ co giật của trẻ. Đồng thời đây là phương pháp được khuyến cáo nếu trẻ bị kháng thuốc.
Bên cạnh đó, việc dùng thuốc qua đường tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh cũng là cách điều trị phổ biến. Bởi trẻ không tự uống được. Đồng thời, khi lên cơn co giật, hay gặp các triệu chứng động kinh ở trẻ, bố mẹ hãy bình tĩnh, không nóng vội. Kiên nhẫn theo dõi và đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ thường xuyên.
Cơ thể yếu ớt và đang trong giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm trước các loại thuốc điều trị. Do đó, phải thật sự cẩn trọng khi sử dụng thuốc ở giai đoạn này. Nếu bố mẹ muốn bổ sung thảo dược tự nhiên vào chế độ dinh dưỡng nhằm bổ sung gián tiếp qua sữa mẹ cho trẻ sơ sinh, góp phần điều trị động kinh, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thật kỹ lưỡng.
Động kinh ở trẻ sơ sinh có chữa được không?
Có nhiều ý kiến cho rằng bệnh động kinh ở người lớn đã khó chữa trị, thì động kinh ở trẻ sơ sinh có khả năng điều trị dứt điểm rất thấp. Đây là ý nghĩ tiêu cực trong việc điều trị bệnh. Yếu tố quan trọng để chữa dứt điểm bệnh động kinh đó là sự kiên trì, không bỏ cuộc. Không ít các cha mẹ bỏ đột ngột trong quá trình điều trị bệnh động kinh cho con.
Thông qua những biểu hiện động kinh nhẹ, phụ huynh cho rằng chúng sẽ tự hồi phục khi con lớn dần. Chính vì suy nghĩ đó, không ít các bố mẹ đã điều trị gián đoạn cho con, dẫn đến bệnh ngày càng khó chữa trị và kéo dài thời gian điều trị.
Thực tế, động kinh ở trẻ sơ sinh dễ điều trị bởi đang trong quá trình phát triển ý thức. Nếu khoanh vùng nguyên nhân và điều trị đúng phương pháp, bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục để các con có sức khỏe và phát triển não bộ bình thường. Thông qua việc sử dụng thuốc chống động kinh, áp dụng chế độ ceton đối với trẻ hay chỉ cần bố mẹ kiên trì điều trị cho con thì sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Trẻ sơ sinh bị động kinh có nguy hiểm không?
Hầu như bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm. Động kinh lành tính sẽ tự động hết khi con lớn lên. Thông thường, động kinh ở trẻ sơ sinh dễ điều trị vì bác sĩ và cha mẹ hoàn toàn có thể chủ động mọi thứ cho con. Não bộ và hệ thần kinh của trẻ sẽ nhanh chóng bình phục và phát triển bình thường.
Có một số trường hợp đột tử khi lên cơn động kinh mà không rõ nguyên nhân. thường gặp ở các bé thuộc dạng động kinh co giật rút cơ và các cơn co giật đến quá bất chợt. Khả năng thích nghi của con chưa đủ.
Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp hiếm gặp khi những biến chứng của bệnh động kinh diễn biến phức tạp. Các cơn co giật nếu kéo dài trong thời gian dài, hệ hô hấp của trẻ không đủ để kháng cự lại các cơn co giật mạnh. Điều này sẽ dẫn đến tổn thương hệ thần kinh và xấu hơn là tử vong. Nhưng đây là những trường hợp rất hiếm xảy ra.
Trẻ sơ sinh bị động kinh cần được chăm sóc cẩn thận
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị động kinh
Phụ huynh nên thường xuyên theo dõi tình hình bệnh của con, thăm khám bác sĩ định kỳ và phối hợp với bác sĩ trong việc cập nhật các biểu hiện động kinh mới để có thể kịp thời ngăn chặn chúng tái phát thường xuyên.
Nên bình tĩnh khi con lên cơn động kinh. Học cách xử lý nhẹ nhàng cho con. Đừng quá lo lắng, hãy dỗ dành từ từ cho con trẻ và chăm nom chúng.
Thường xuyên cho con uống thuốc, kiên trì, nhẫn nại, không bỏ cuộc giữa chừng, để tránh bệnh động kinh chuyển biến xấu hơn.
Cho trẻ uống đúng liều lượng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý bỏ thuốc hay đổi thuốc và tự ý điều trị cho con theo những cách chưa được kiểm chứng y học. Điều này rất nguy hiểm.
Suy cho cùng, bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh hiện nay rất phổ biến. Tỷ lệ động kinh của trẻ càng ngày càng tăng cao. Các hội chứng động kinh, co giật sơ sinh có những biểu hiện rất đa dạng. Đôi khi không thể kiểm soát hết những biểu hiện của con. Khác với trẻ lớn và người trưởng thành, co giật ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân khá rõ ràng. Do đó, việc quan sát biểu hiện, xác định chính xác nguyên nhân và khoanh vùng phạm vi và dạng động kinh rất quan trọng trong điều trị.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn