Việc phòng bệnh động kinh có thể giúp bạn tránh được tổn thương ngoài ý muốn gây ra động kinh.
Ngày đăng: 18-08-2018
1,232 lượt xem
Nguyên tắc phòng ngừa chấn thương sọ não
Chấn thương sọ não là nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh động kinh. Để phòng ngừa chấn thương não, bạn nên chú ý thực hiện một số lời khuyên sau:
- Tham gia giao thông an toàn: Sử dụng dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô, đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện hoặc xe máy. Đặc biệt nếu có trẻ em đi cùng, bạn nên chú ý sử dụng dây an toàn cố định trẻ vào ghế hoặc vào người mình để giảm chấn thương do tai nạn không mong muốn khi đi lại trên đường.
- Đi một cách cẩn thận: Té ngã là nguyên nhân hàng đầu gây thương tích cho não, đặc biệt là ở trẻ em và người già. Do đó, nên sử dụng các loại thảm lót chân có độ bám, tránh nguy cơ trơn trượt..
Chấn thương sọ não là nguyên nhân được xác định gây ra bệnh động kinh
Giảm nguy cơ đột quỵ não và biến cố tim mạch
Đột quỵ để lại những tổn thương nghiêm trọng cho não bộ, thậm chí làm chết một vùng não, gây ra sai lệch trong hoạt động chức năng của hệ thần kinh. Bởi vậy, nhiều người có nguy cơ cao gặp phải tình trạng động kinh sau đột quỵ
Ngoài ra, những người bệnh tim mạch dễ bị đột quỵ, teo não, tổn thương não do hệ tim mạch hoạt động không hiệu quả làm hạn chế lưu lượng máu tới nuôi dưỡng não. Phương pháp phòng ngừa và quản lý bệnh tốt nhất là tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh, bao gồm:
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh, ăn nhạt, hạn chế chất béo từ mỡ động vật hoặc các thực phẩm chế biến sẵn như pho mát, sữa béo, bơ, khoai tây chiên...
- Tập thể dục cường độ vừa phải như đi xe đạp, chạy bộ.
- Ngừng hút thuốc lá, hạn chế rượu...
Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng não để lại di chứng động kinh
Sự tấn công của các vi khuẩn khiến não bị “bệnh”, hoạt động trở nên bất thường. Cũng như phương pháp phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng khác, viêm màng não, viêm não có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm vắc xin. Bạn có thể tới bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để được tiêm phòng.
Bên cạnh đó, việc rửa tay trước khi ăn và ăn uống an toàn cũng ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng. Bạn nên khám sàng lọc sức khỏe và điều trị sớm bệnh này có thể ngăn ngừa động kinh hiệu quả.
Cẩn trọng khi mang thai và khi sinh để giảm thiểu nguy cơ động kinh cho trẻ
Một số vấn đề xảy ra trong thời gian mang thai và khi sinh có thể dẫn tới bệnh động kinh cho trẻ như: Dị tật bẩm sinh do thiếu acid folic, thiếu máu, việc sử dụng thuốc của người mẹ, sang chấn khi sinh, ngạt sinh, chấn thương não do dụng cụ sinh nở,…Bởi vậy, bạn nên có kế hoạch trước để mang thai và sinh con khỏe mạnh.
Nên chú ý trong thời kì mang thai và sinh nở để hạn chế bệnh động kinh ở trẻ
Xử trí sớm khi gặp tình trạng sốt cao co giật ở trẻ
Sốt cao co giật nếu chỉ xảy ra 1 – 2 lần thường là lành tính, không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nhưng nếu diễn ra nhiều hơn có thể gây tổn thương não bộ, hậu quả để lại là động kinh
Do đó, bạn nên hạ sốt cho trẻ từ khi mới chớm bằng cách chườm khăn ấm vào bẹn, nách, sử dụng thuốc hạ sốt tác dụng nhanh như viên sủi, viên đặt hậu môn, tránh để trẻ sốt quá cao gây co giật.
Bệnh động kinh là điều không ai mong muốn bởi nó tác động rất nhiều tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Vì vây, nên chú ý phương pháp phòng ngừa động kinh từ sớm để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi nguy cơ mắc phải căn bệnh nan y này.
Nếu không may bị bệnh động kinh, bạn nên tìm phương pháp chữa bệnh tận gốc thay vì dùng thuốc Tây y điều trị triệu chứng. Những vị thuốc Nam gia truyền sẽ giúp người bệnh động kinh giảm tần suất, mức độ cơn, giảm bớt mệt mỏi, đau đầu sau động kinh và điều trị tận gốc căn nguyên gây ra căn bệnh này.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn