Suýt mang nguy hiểm đến con vì thiếu kiến thức về sốt cao co giật

Nhiều cha mẹ do không chuẩn bị trước những kiến thức xử trí khi trẻ bị sốt cao co mà suýt gây nguy hiểm cho trẻ.

Ngày đăng: 25-04-2018

1,340 lượt xem

Ám ảnh kinh hoàng của bà mẹ trẻ khi con sốt co giật

Chị H ở TP.HCM tâm sự chị vừa trải qua những ngày tháng đáng sợ nhất trong cuộc đời chị, khi đứa con đầu lòng mới 10 tháng tuổi của chị bị sốt cao kèm co giật. Mặc dù đã đọc rất nhiều kiến thức nhưng khi xử lý tình huống thật thì cả hai vợ chồng chị đều lúng túng.

Khi con sốt 39 độ C chị có cho uống thuốc và làm một số thao tác đơn giản giúp con hạ sốt tại nhà như chườm khăn ấm và đắp khăn xô ấm liên tục. Tuy nhiên, con chị H tiếp tục có dấu hiệu bị sốt lên, bỗng khóc lớn rồi tự dưng im bặt, giật giật, mắt kéo sang trái xong ọe ọe. Chị H không biết rằng lúc đó là con đang bị co giật do sốt cao mà chỉ nghĩ rằng bé quấy.

Sau đó , chị cho con uống thuốc hạ sốt thì con bắt đầu trớ, môi thâm dần, chi bế con thẳng đứng lên để vỗ vỗ như vỗ long đờm mà người con cứ mềm nhũn ra rồi không có phản xạ gì hết.

Hai vợ chồng vừa bế con chạy vừa cầu cứu người chở vào bệnh viện. Các bác sĩ nói con bị sốt cao dẫn đến co giật. Sau khi được các bác sĩ phân tích, vợ chồng chị H đã rút ra được 3 sai lầm lớn đã mắc phải trong trường hợp vừa qua khiến cho con trở nên nguy kịch:

Thứ nhất, không biết những biểu hiện co giật ở trẻ dẫn đến việc lúc trẻ bị co giật lại cho uống thuốc hạ sốt. Điều đó sẽ khiến bé bị nghẹn ở cổ cùng mũi đờm đã có sẵn, càng nguy kịch hơn.

Thứ hai, lúng túng trong việc xử lý tại chỗ khi trẻ bị sốt cao co giật.

Thứ ba, nên cho con ở lại bệnh viện để thăm khám và điều trị kĩ càng hơn trước khi xuất viện về nhà.

Nhiều bậc phu huynh không biết xử lý tình huống sốt cao co giật ở trẻ

Nên làm gì khi trẻ bị sốt cao co giật?

Các bước xử lý tại chỗ khi trẻ bị co giật do sốt mà cha mẹ cần nhớ rõ:

Cần nắm được một số cách sơ cứu khi trẻ bị sốt cao co giật

Bước 1:

Bình tĩnh bế trẻ đặt nằm nghiêng (không được gập đầu bé vì không thở được). Cha mẹ cho trẻ mặc thoáng để tỏa nhiệt. Trẻ co giật có triệu chứng nghiến răng, cha mẹ không được day, không vuốt ngực…. Hãy cố gắng bình tĩnh, chỉ một vài chục giây trẻ sẽ hết giật. Mọi người trong gia đình cũng không nên vây quanh bé mà hãy tản ra, để bé có không khí để thở. Mở thoáng cửa để hạ nhiệt độ không khí xuống.

Bước 2:

Không nhét bất cứ thứ gì vào miệng trẻ vì có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp trên. Khi trẻ hết giật cũng không nhét gạc mềm vào khóe mép. Không cố giữ chân giữ tay trẻ vì có thể gây chấn thương cơ xương khớp của trẻ. Không bế ẵm trẻ khi trẻ đang co giật vì có thể làm rơi trẻ gây chấn thương.

Bước 3: Dùng hạ sốt cho trẻ

Ngay sau cơn co giật, tốt nhất là dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn cho trẻ. Còn nếu trẻ tỉnh táo, có thể uống được thì có thể cho uống thuốc hạ sốt. Còn trong thời điểm trẻ đang giật, tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc, rất dễ sặc và nguy hiểm. Sau khi trẻ hạ sốt, bố mẹ nên đưa con đến viện khám để bác sĩ kiểm tra xem có bệnh gì khác ngoài sốt không.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha