Té xe và va đập đầu có bị động kinh không?

Té xe hay va đập vùng đầu là nguyên nhân gây ra chấn thương sọ não, đây là một trong những nguyên nhân rất dễ dẫn đến bệnh động kinh.

Ngày đăng: 06-05-2021

3,328 lượt xem

Tại sao chấn thương sọ não lại dẫn tới co giật, động kinh?

Chấn thương sọ não là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây nên động kinh ở người trưởng thành hay trẻ em, vì vậy, người thân của những nạn nhân gặp phải tai nạn chấn thương sọ não đều rất lo ngại vấn đề này. Trên thực tế, không phải toàn bộ các trường hợp bị chấn thương sọ não đều dẫn đến động kinh, tỉ lệ ở ở khoảng dưới 40%. Có mắc động kinh hay không còn phụ thuộc vào mức độ chấn thương và vùng não nào bị tổn thương.

Theo nghiên cứu, động kinh xuất hiện bởi não bộ bị tổn thương, trong hệ thống trung ương bị rối loạn làm xung điện đột ngột phát ra là rối loạn hành động, mất ý thức, không thể kiểm soát được hành vi của mình.

Trong khi đó, chấn thương sọ não chính là tình trạng tổn thương cấu tạo của não bộ, cơ quan đầu não điều khiển toàn bộ cơ thể bị tác động mạnh mẽ. Vì vậy, động kinh và chấn thương sọ não có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chấn thương sọ não có thể làm động kinh, tuy nhiên, động kinh không nhất thiết bị chấn thương sọ não.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây chấn thương sọ não, chẳng hạn như: Tai nạn, té ngã, bị đánh đập vùng đầu…

Chấn thương sọ não là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra động kinh

Đặc điểm co giật động kinh sau chấn thương sọ não là gì?

Đối với một bệnh nhân mắc động kinh, không phải bất cứ trường hợp nào cũng đều xảy ra các cơn co giật toàn thân, vì vậy, nhiều người vẫn hay nhầm lẫn và bỏ qua dấu hiệu của bệnh. Nên kết quả là tình trạng động kinh do chấn thương sọ não ngày càng quan trọng hơn.

Khi chấn thương sọ não gây động kinh, người bệnh cũng có thể mắc phải nhiều dạng, nhóm khác nhau như động kinh khu trú hay toàn thể, co giật hay vắng ý thức…

Tuy nhiên, sau khi bị một tai nạn bất kỳ và não bộ bị chấn thương, nhất là vùng sọ, đa phần các nạn nhân đều xuất hiện cơn co giật động kinh toàn thể với biểu hiện dữ dội, mạnh mẽ, khó có thể kiểm soát.

Cơn co giật co cứng toàn thân

Một cơn co giật toàn thể được miêu tả thành 3 giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu, người bệnh sẽ ở tình trạng co cứng, toàn thân tăng trương lực, không kiểm soát được mà té ngã, mắt trợn lớn, bắt đầu cảm thấy khó khăn trong việc hô hấp.

Sau đó khoảng vài giây, cơ thể người bệnh mới bắt đầu xuất hiện các đợt co giật liên hồi, mắt trợn lớn, người cứng đờ, miệng sùi bọt mép, một vài trường hợp còn bị cắn vào lưỡi, vài môi chảy máu vô cùng nguy hiểm. Sau cơn co giật từ 2 phút, người bệnh bắt đầu ngủ, nhiều người bất tỉnh vì kiệt sức đến vài giờ đồng hồ mới bừng tỉnh.

Theo đó, một số trường hợp mặc dù đã thoát ra khỏi cơn co giật nhưng tâm lý vẫn lú lẫn, mơ màng và chưa thực sự tỉnh táo.

Ngoài cơ co giật, động kinh vì chấn thương sọ não còn có thể gặp phải các dạng biểu hiện sau đây:

Động kinh cục bộ: Dạng động kinh này có hai mức độ khác nhau là đơn giản và phức tạp, mỗi dạng sẽ có biểu hiện riêng. Cụ thể, người bị động kinh cục bộ đơn giản chỉ bị đau đầu, choáng váng, chóng mặt, mệt mỏi, co giật nhẹ ở mí mắt, mép môi, một bên mặt, các ngón tay, ngón chân, nhóm cơ nào đó trên cơ thể. Trong khi đó, người bị động kinh phức tạp lại gặp phải biểu hiện khác lạ hơn, thường lặp đi lặp lại các hành động vô lý như đi đi lại lại, nhai, nuốt, nháy mắt, quay đầu, quay tay, đi như leo cầu thang… Bị động kinh cục bộ phức tạp có thể bị ảnh hưởng một phần ý thức khi tái phát cơn.

Động kinh toàn thể: Cơn co giật toàn thể cũng thuộc nhóm động kinh toàn thể. Ngoài ra, dạng động kinh này còn có các biểu hiện như.

- Cơn vắng ý thức (thường xuyên xuất hiện ở trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên. Khi lên cơn, trẻ bất ngờ mất đi hoàn toàn ý thức và ở trạng thái hư không, dừng lại mọi hoạt động đang thực hiện, người không còn làm chủ được bởi não bộ, điển hình là mất đi khả năng cầm nắm.

- Cơn tăng trương lực: Khi tái phát cơn tăng trương lực, người bệnh đột ngột té ngã, toàn thân co cứng và không thể co gập, hoạt động theo sự điều khiển của não bộ nữa. Sau đó khoảng vài chục giây, cơ thể người bệnh sẽ quay trở về trạng thái bình thường.

- Cơn mất trương lực: Biểu hiện trái ngược lại với cơn tăng trương lực, người bệnh động kinh cũng mất ý thức, không thể điều khiển cơ thể, toàn thân mềm nhũn, cơ bắp không thể hoạt động nên dễ té ngã.

- Cơn giật cơ: Người bị động kinh khi tái phát cơn co giật cơ đều không bị ảnh hưởng nhiều đến ý thức, các cơ bất kỳ trên cơ thể có biểu hiện co thắt nhanh, mạnh hay nhẹ tùy thuộc vào mức độ động kinh đang mắc phải.

Chấn thương sọ não có điều trị được không?

Đối với người bệnh động kinh vì chấn thương sọ não, thông thường, phải điều trị dứt điểm nguyên căn thì tình trạng co giật mới được ngăn chặn tuyệt đối. Vậy điều trị động kinh như thế nào và có hiệu quả không?

Phẫu thuật

Khi bị chấn thương sọ não, ban đầu, bệnh nhân phải khắc phục bằng cách phẫu thuật, phục hồi lại phần bị tổn thương. Sau khi phẫu thuật để điều chỉnh các tổn thương trong não bộ, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng các phương pháp khác, theo dõi trong thời gian dài và áp dụng phục hồi chức năng. Nếu không được phẫu thuật hay điều trị kịp thời, hợp lý, tình trạng chấn thương sọ não có thể gây nên các khối máu bầm, khối u nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên tắc phục hồi chức năng

Đối với việc phục hồi chức năng cho người bị chấn thương sọ não vì va đập phần đầu, giai đoạn đầu quan trọng nhất là cân bằng lại hoạt động của tim, phổi, huyết áp, áp lực nội sọ và tâm lý cho người bệnh. Phải can thiệp phục hồi chức năng càng sớm thì người bị chấn thương sọ não mới có tỉ lệ cao trở lại tình trạng bình thường.

Bên cạnh đó, phải có các kế hoạch dự trù xử trí tổn thương não bộ nguyên phát và điều trị dự phòng các tình huống thứ phát xảy ra. Như vậy, sức khỏe của người bị tổn thương do chấn thương sọ não mới có thể được phục hồi một cách toàn diện.

Các phương pháp phục hồi chức năng cho người sau khi bị chấn thương sọ não

Vận động thường xuyên hơn

Người bị chấn thương sọ não thường dễ bị bại não, mất khả năng kiểm soát hành vi và giảm sút khả năng điều khiển cơ thể với các hoạt động thường ngày. Vì vậy, họ phải được tập luyện thường xuyên hơn khi đã hồi phục sau phẫu thuật và não đã lành lặn trở lại.

Người nhà nạn nhân phải thường xuyên hướng dẫn họ xoay đầu, đưa tay, nâng chân, dìu ngồi dậy đi lại mới có thể sớm phục hồi chức năng hiệu quả, trở lại như người bình thường

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị chấn thương sọ não

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trong quá trình điều trị và phục hồi chức năng cho người bị động kinh vì chấn thương sọ não, chế độ dinh dưỡng cũng góp một phần không nhỏ vì giúp não bộ và cơ thể hoạt động tốt hơn, hiệu quả và khỏe mạnh.

Người gặp vấn đề về não bộ như chấn thương sọ não hay động kinh nhất định không được ăn quá nhiều chất béo, mỡ động vật, không nên uống nước có chất kích thích, tuyệt đối nói không với rượu bia, thuốc lá.

Tăng cường nghe nhạc, thư giãn và đọc sách

Việc này giúp người bị chấn thương sọ não giảm thiểu các căng thẳng, mệt mỏi, buồn phiền, đồng thời kích thích trở lại sự sáng tạo, trí thông minh và không bị suy giảm trí nhớ.

Động kinh vì chấn thương sọ não, va đập vùng đầu có điều trị được không?

Dù mắc động kinh vì bất cứ lý do gì như di truyền, chấn thương sọ não, nhiễm virus về não, có khối u hay rối loạn cấu trúc não… bệnh nhân đều có tỉ lệ điều trị thành công đáng kể.

Trong quá trình điều trị động kinh, quan trọng nhất chính là phát hiện sớm và tìm được nguyên nhân gây bệnh. Đối với trường hợp động kinh vì chấn thương sọ não, biểu hiện và thời điểm xuất hiện co giật thường là sau khi não bộ bị tổn thương nên rất dễ dàng để nhận biết. Điều quan trọng tiếp theo là bệnh nhân được điều trị đúng cách và kịp thời.

Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, các cơn co giật xuất hiện đột ngột liên tục rất dễ làm tình trạng chấn thương sọ não nghiêm trọng hơn, cuối cùng làm sức khỏe của bệnh nhân giảm sút nghiêm trọng, có thể sẽ có tỉ lệ điều trị thành công thấp.

Tóm lại, động kinh vì chấn thương sọ não, động kinh vì vùng đầu bị va đập mạnh đều có thể được điều trị thành công bằng phương pháp tiên tiến.

Làm thế nào để điều trị động kinh do chấn thương sọ não?

Sau khi xuất viện và điều trị hậu tai nạn, bệnh động kinh vẫn còn xuất hiện, người bệnh phải áp dụng các phương pháp sau đây:

Sử dụng thuốc kháng động kinh

Sử dụng thuốc động kinh hằng ngày, người bệnh sẽ duy trì được sự ổn định trong hệ thống thần kinh trung ương, ngăn ngừa xung điện phóng ra, từ đó, ức chế co giật giúp duy trì cuộc sống bình thường.

Ngoài ra, người bệnh phải tuân thủ đúng theo lời khuyên, hướng dẫn của bác sĩ mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Tuyệt đối không tự ý thay đổi tên thuốc, liều lượng, giờ giấc uống, những hành động này rất có thể làm các cơn co giật tái phát dữ dội hơn và liên tục hơn.

Một bệnh nhân được cho là đã được điều trị khỏi động kinh là khi sau khoảng 2 năm, họ không bị các dấu hiệu của bệnh, điển hình là cơn co giật quấy rầy. 

Phẫu thuật não

Một số tình trạng chấn thương sọ não làm bệnh nhân có khối u tụ máu trên não bộ, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống trung ương thần kinh và trực tiếp gây nên động kinh. Trong trường hợp này, người bệnh có thể phải áp dụng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ máu bầm, đưa não bộ về tình trạng bình thường và hoạt động ổn định.

Phương pháp phẫu thuật điều trị động kinh còn được áp dụng với các trường hợp cần cắt bỏ đi vùng não bị chấn thương, từ đó loại bỏ hoàn toàn cơn co giật mạnh.

Vì vậy, phẫu thuật động kinh được xem là phương pháp điều trị rủi ro cao, ít tỉ lệ thực hiện và phải đối mặt với nhiều hệ lụy sau đó. Trong đó, người bệnh sau khi phẫu thuật điều trị động kinh có thể sẽ giảm trí nhớ, sa sút tinh thần, trí tuệ giảm sút, thiểu năng, giảm kiểm soát hành vi… Sở dĩ các vấn đề này xảy ra là vì khi bị mất đi một vùng não nào đó, rất có thể bạn đã mất đi một phần của bộ máy điều khiển các hoạt động trong cơ thể.

Điều trị bệnh động kinh bằng đông y

Người thường xuyên bị lên cơn giật kinh phong vừa bị suy giảm về sức khỏe tổng thể vừa có ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, họ dễ căng thẳng, hay mất ngủ và có vẻ tự ti, cô lập bản thân dần. Một trong những phương pháp hiệu quả giúp người mắc động kinh vừa cải thiện sức khỏe vừa hỗ trợ tâm lý chính là sử dụng thảo dược đông y.

Một số loại thuốc đông y điều trị bệnh động kinh được nghiên cứu chứng minh như câu đằng và an tức hương thực sự mang đến hiệu quả bất ngờ. Các nhà khoa học Hàn Quốc nghiên cứu ra câu đằng và an tức hương rất giàu các dưỡng chất bổ não, kích thích hoạt động bền vững của hệ thống thần kinh trung ương. Do đó, não bộ không dễ dàng bị quấy nhiễu, ngăn ngừa co giật hiệu quả.

Đông y có hiệu quả rất tốt trong điều trị bệnh động kinh

Đặc biệt, trong câu đằng và an tức hương chứa rất nhiều GABA – chất dẫn truyền thần kinh ức chế giúp ngăn ngừa co giật và các biểu hiện của rối loạn động kinh gây ra.

Ngoài ra, một số thảo dược đông y như hạt sen, rau đắng biển, hoa cúc La mã… góp phần giảm căng thẳng, xoa dịu lo âu, ngủ ngon rất tốt cho quá trình điều trị động kinh.

Tùy thuộc vào mức độ va đập vùng đầu và tình trạng chấn thương sọ não mà người bệnh có bị co giật động kinh hay không. Nếu có bị động kinh sau chấn thương sọ não, người bệnh phải điều trị đúng cách, kịp thời để tránh hệ lụy về sau. Theo đó, áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, kèm theo vật lý trị liệu đúng như lời bác sĩ chia sẻ sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả như mong muốn.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha