Theo thống kê, có khoảng 3 triệu người trưởng thành trên 18 tuổi mắc bệnh động kinh mỗi năm, trong đó độ tuổi từ 55 trở lên chiếm gần 33%.
Ngày đăng: 23-12-2018
1,173 lượt xem
Dấu hiệu nhận biết bệnh động kinh ở người lớn cũng tương tự như những lứa tuổi khác. Tùy vào dạng bệnh mà triệu chứng có thể khác nhau, nhưng sẽ có biểu hiện chung như sau:
- Cơn co giật: Cơn co giật có thể xảy ra ở một vài bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể. Người bệnh trong cơn thường đột ngột té ngã, co cứng, co giật chân tay, sùi bọt mép, mắt trợn…
- Cơn động kinh vắng ý thức: Đặc trưng với dấu hiệu nhìn chằm chằm vô định, không biết điều gì đang xảy ra...
Bệnh động kinh ở người lớn cũng tương tự như ở các độ tuổi khác
Bệnh động kinh dù gặp ở lứa tuổi nào cũng đều có thể gặp nguy hiểm, chẳng hạn như:
- Tác dụng phụ của thuốc chống động kinh khi dùng dài ngày, có thể gây loãng xương, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, viêm gan, giảm trí nhớ…
- Cơn co giật tái diễn nhiều lần có thể gây tổn thương các tế bào não, ảnh hưởng đến khả năng tư duy, trí nhớ...
- Suy giảm khả năng tình dục ở cả nam và nữ, đồng thời gây tăng nguy cơ rủi ro cho cả mẹ và thai nhi.
- Có nguy cơ cao bị tử vong đột ngột không rõ nguyên nhân.
Ngoài ra, bệnh động kinh ở người lớn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hằng ngày của họ, hạn chế các mối quan hệ xã hội cũng như khả năng lao động.
Bệnh động kinh có nhiều khả năng phát triển ở người lớn tuổi vì một số yếu tố nguy cơ sau:
- Đột quỵ não.
- Thoái hóa thần kinh (bệnh Alzheimer…)
- Nghiện rượu, lạm dụng các chất kích thích.
- U não.
- Tiền sử sốt cao co giật nhiều lần khi nhỏ.
Tuy nhiên, vẫn có khoảng 50% trường hợp bệnh động kinh ở người lớn không rõ nguyên nhân.
Các chấn thương não bộ là nguyên nhân gây ra động kinh ở người lớn
Tùy thuộc vào dạng bệnh, tuổi tác, tình trạng sức khỏe… mà người bệnh sẽ được lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất.
Nhìn chung khoảng 70% người bệnh có thể kiểm soát được cơn co giật hiệu quả nhờ sử dụng thuốc chống động kinh. Một số tác dụng phụ có thể gặp như: mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, rụng tóc, kém tập trung, rối loạn cảm xúc, suy giảm trí nhớ, suy giảm chức năng gan, thận…
Khi các triệu chứng bệnh động kinh ở người lớn không thể kiểm soát bằng thuốc tây thì phẫu thuật có thể là một lựa chọn hiệu quả cho một số trường hợp sau:
- Người bệnh đã xác định được vùng não khởi phát cơn co giật, động kinh.
- Vùng não này không ảnh hưởng quá nhiều tới các chức năng cơ bản như: nghe, nói, nhận thức, suy nghĩ, cử động tay chân…
Tuy nhiên, phẫu thuật não là phương pháp khá phức tạp, nhiều rủi ro và chi phí khá cao, do đó ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều bệnh viện áp dụng phương pháp này.
Không một ai có thể phủ nhận vai trò của các thảo dược truyền thống trong điều trị bệnh động kinh ở người lớn.
Những vị thuốc này có tác dụng trấn kinh, cân bằng chất dẫn truyền thần kinh, làm dịu những kích thích quá mức trên não bộ, từ đó giúp làm giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn