3 hội chứng động kinh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh

Hội chứng động kinh ở trẻ sơ sinh không phổ biến nhưng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, sự phát triển của trẻ nếu người lớn không kiểm soát và điều trị kịp thời.

Ngày đăng: 07-09-2019

1,065 lượt xem

 1. Hội chứng động kinh Rolandic

Hội chứng động kinh Rolandic còn được biết đến với tên gọi "động kinh lành tính”, đây là một trong những dạng động kinh phổ biến nhất, chiếm khoảng 15 – 20% chứng động kinh ở trẻ sơ sinh sẽ thuyên giảm dần và mất đi khi trẻ lớn lên.

Rolandic đặc trưng bởi các cơn động kinh cục bộ thường xảy ra trong lúc trẻ ngủ hoặc ngay trước khi trẻ thức dậy. Co giật thường xảy ra ở cơ mặt, miệng và lưỡi, gây cho trẻ khó nói, chảy nước dãi. Một số ít trường hợp các cơn co giật này tiến triển thành cơn động kinh toàn thể.

Cơn động kinh thường xảy ra vào ban đêm và không ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của trẻ nên bác sĩ ít khi cho bé sử dụng thuốc chống động kinh. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy hội chứng động kinh Rolandic có thể ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng tập trung, học tập và sự phát triển hệ thần kinh của trẻ.

Hội chứng động kinh Rolandic thường biến mất khi trẻ lớn lên

2. Hội chứng động kinh West

Hội chứng động kinh West hay còn gọi là chứng co thắt sơ sinh, biểu hiện bằng 3 triệu chứng gồm: Cơn co thắt gập người, suy giảm sự phát triển tâm thần vận động và điện não đồ có sự rối loạn nhịp lan tỏa.

Hội chứng West là sự rối loạn hoạt động chức năng của não, cứ 2500 - 3000 trẻ sơ sinh thì sẽ có 1 trẻ mắc phải hội chứng này. Hội chứng West đặc trưng bởi những cơn co thắt ở trẻ sơ sinh, trẻ uốn cong người, gập đầu gối về phía bụng, hai tay vung lên nên rất dễ nhầm lẫn với trẻ bị đau bụng.

Bệnh khởi phát khi trẻ trước 1 tuổi, và hay gặp ở trẻ em trong độ tuổi từ 3 - 8 tháng tuổi và thường dừng lại hoặc chuyển sang dạng động kinh khác khi trẻ lên 4 tuổi.

Đây không phải là thể động kinh phổ biến, nó chỉ ảnh hưởng đến một số ít trẻ do sự thay đổi trong quá trình hình thành cấu trúc và chức năng của não bởi những bất thường gen, rối loạn chuyển hóa, dị thật não bẩm sinh, ngạt khi sinh gây thiếu oxy não, nhiễm trùng não… gây ra những khiếm khuyết trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ sau này.

Hội chứng động kinh thể West nếu không được điều trị sớm sẽ rất nguy hiểm

3. Hội chứng động kinh Rett

Rett là sự rối loạn thần kinh xảy ra ở vùng chất xám của não, đặc trưng bởi sự phát triển chậm và mất dần khả năng ngôn ngữ, vận động và giao tiếp. Hội chứng này thường chỉ gặp ở các bé gái với tỷ lệ ước tính khoảng 1/10.000 - 1/15.000 trẻ.

95% số ca mắc hội chứng Rett đều do đột biến trong gen MECP2 (Methyl-CpG binding Protein-2) thuộc nhiễm sắc thể X - một trong những NST giới tính, chứ không phải do di truyền. Hiện nay chưa có thuốc đăc trị cho hội chứng này, mà thông thường vẫn là sử dụng thuốc chống động kinh để kiểm soát cơn, ổn định nhịp thở, chống co giật, giảm trương lực cơ ở trẻ.

Phương pháp điều trị các hội chứng động kinh nói chung là sử dụng thuốc chống động kinh theo chỉ định của bác sĩ. Thực hiện một chế độ dinh dưỡng giàu chất béo để duy trì trọng lượng cho trẻ, đồng thời hạn chế cơn co giật động kinh.

Bên cạnh đó, nên cho trẻ sử dụng các phương thuốc điều trị bệnh động kinh bằng đông y thảo dược, vì các hoạt chất sinh học có trong các loại thảo dược có tác dụng an thần, giảm kích thích trong não bộ, ổn định hoạt động của hệ thần kinh, giúp giảm đau đầu và mệt mỏi sau động kinh.

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

           BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha