Động kinh có thể xảy ra trong giấc ngủ không?

Động kinh thường có diễn biến bệnh và triệu chứng đa dạng. Vây, động kinh có xảy ra khi đang ngủ hay không? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để có câu trả lời nhé!

Ngày đăng: 16-02-2023

487 lượt xem

1. Động kinh khi ngủ là gì?

Động kinh có mối liên hệ phức tap với giấc ngủ. Động kinh trong giấc ngủ có thể xảy ra với bất kì kiểu động kinh nào. Một số bệnh nhân chỉ có co giật khi ngủ, trong khi những người khác lại có thể lên cơn động kinh ngay cả khi thức và ngủ.

Những người chỉ bị co giật khi ngủ đêm được xem là mắc bệnh động kinh khi ngủ. Hiệp hội Chống động kinh Châu Âu (ILAE) định nghĩa “Động kinh khi ngủ là khi các cơ co giật hầu hết xảy ra hoặc xảy ra đa phần trong giấc ngủ”. Theo thống kê, có khoảng 12% số bệnh nhân mắc động kinh là động kinh khi ngủ.

Có không ít bệnh nhân động kinh xảy ra động kinh trong giấc ngủ

2. Vì sao động kinh lại xảy ra khi ngủ?

Các cơn co giật của chứng động kinh thường bị ảnh hưởng khá nặng nề bởi đồng hồ sinh học của cơ thể. Khi chúng ta đi ngủ, chúng ta đi từ trạng thái thức sang trạng thái nghỉ ngơi. Nhưng trong lúc ngủ, não vẫn hoạt động và thay đổi trạng thái hoạt động, gọi là các giai đoạn của giấc ngủ. Người ta cho rằng sự thay đổi này ảnh hưởng tới não bộ của những người mắc bệnh động kinh. Một vài cơn co giật xảy ra chủ yếu ở một giai đoạn nào đó của giấc ngủ.

Các nhà khoa học tin rằng động kinh khi ngủ được kích hoạt bởi các thay đổi xung điện trong não khi chuyển sang các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ và thay đổi từ trạng thái ngủ sang trạng thái thức. Ví dụ, khi thức, sóng não của chúng ta duy trì ở mức cân bằng, nhưng khi ngủ lại có sự thay đổi đáng kể trong sóng điện não.

Chúng ta đi ngủ và đi vào chu kì giấc ngủ từ lúc ru ngủ, chuyển sang giai đoạn ngủ nông rồi tới ngủ sâu, sau đó tiến tới giai đoạn giấc ngủ sâu mắt chuyển động nhanh (giấc ngủ REM) và chu kì này lặp lại 3 – 4 lần mỗi đêm và có sự thay đổi đáng kể của sóng điện não trong các giai đoạn giấc ngủ.

Sóng não của bệnh nhân động kinh thay đổi trong khi ngủ

Các giai đoạn của giấc ngủ

Giấc ngủ được chia thành 5 giai đoạn: giai đoạn giấc ngủ không có mắt chuyển động nhanh (Non REM sleep) gồm giai đoạn 1 tới giai đoạn 4, và giai đoạn giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM sleep).

Các cơn động kinh có vẻ như không bao giờ xảy ra trong giai đoạn giấc ngủ mắt chuyển động nhanh, nhưng có thể xảy ra ở bất kì lúc trong chu kì giấc ngủ, thường gặp trong giai đoạn giấc ngủ nông (giai đoạn 1 và 2). Động kinh khi ngủ cũng có thể xảy ra khi thức giấc hay giật mình giữa đêm. Điều này có nghĩa là có nhiều khung thời gian xảy ra các cơn động kinh lúc ngủ cụ thể như sau:

- Sau khi chìm vào giấc ngủ từ 1 đến 2 giờ đồng hồ;

- Trước khi thức dậy 1 – 2 giờ đồng hồ;

- Giữa các cơn mơ, mê mang;

- 1 đến 2 giờ đồng hồ trước hoặc sau giấc ngủ vào ban đêm hoặc giữa trưa;

Tất cả các trường hợp bị co giật trong giấc ngủ đều không thể nhớ về quá trình này, họ chỉ bừng tỉnh ngay sau khi cơ thể đã quay trở về trạng thái bình thường với cảm giác mệt mỏi, lã người và căng thẳng. Chính vì vậy, co giật trong giấc ngủ rất dễ bị nhầm lẫn với khó ngủ, mất ngủ làm trì trệ việc điều trị, sử dụng sai phương pháp điều trị khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Đa phần những bệnh nhân mắc chứng co giật động kinh trong giấc ngủ thường rất khó tập trung làm việc vào sáng hôm sau. Tinh thần có phần uể oải, mệt mỏi và căng thẳng quá mức. Việc phát hiện sớm động kinh rất quan trọng vì nó quyết định đến tỉ lệ điều trị thành công ở bệnh nhân.

3. Các dấu hiệu nhận biết cơn động kinh khi ngủ là gì?

Theo các nghiên cứu, mỗi dạng động kinh đã có dấu hiệu khác nhau, thể hiện trên mỗi cá nhân lại ở từng mức độ riêng biệt khác nên rất đa dạng, phong phú. Để có thể nhận biết sớm động kinh trong giấc ngủ, bạn có thể theo dõi các biểu hiện cơ bản và phổ biến sau đây:

- Khi đang chìm trong giấc ngủ, cơ thể có hiện tượng gồng người, gồng tay chân, các cơ cứng ngắt trong vài giây rồi trở về trạng thái bình thường. Hiện tượng này thường xuất hiện nhiều đợt trong suốt đêm nhưng người bệnh không hề hay biết gì;

- Một số trường hợp các cơn co giật có mức độ nghiêm trọng hơn làm toàn thân co thắt, giật liên hồi, chân tay chuyển động không thể nào kiểm soát. Người bệnh cũng không hề có ý thức hay kí ức gì về cơn co giật, chỉ sau đó bừng tỉnh vì quá mệt mỏi. Cơn co giật kéo dài chỉ trong 2 phút nhưng làm người bệnh hết sức mệt mỏi, căng thẳng và hầu như mất ý thức;

- Người bệnh trong quá trình co giật có hiện tượng mắt trợn ngược, răng cắn chặt, hay mắt nhìn chằm chằm vào một hướng;

- Riêng người mắc động kinh trước khi lên cơn co giật sẽ có cảm giác vị lạ, mùi lạ;

- Cơ thể toát mồ hôi, tê, ngứa ran khắp cả người;

- Một số bệnh nhân khi lên cơn co giật xong còn xuất hiện thêm ảo giác nhưng thường quên sau đó;

- Nhiều người lại có hiện tượng la hét, la ới, khóc lóc khó hiểu, vô cớ;

- Tiểu tiện, đại tiện vô cớ mà không thể nào tự chủ được;

- Cơ thể mềm nhũn, yếu ớt và mệt lã sau cơn co giật;

Giống như các cơn co giật động kinh xuất hiện đột ngột khác, động kinh trong giấc ngủ nếu không được kiểm soát tốt sẽ vô cùng nguy hại đối với sức khỏe, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì vậy, ngay sau khi phát hiện ra các biểu hiện khác thường ở người thân hay chính mình, hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán, kiểm tra và điều trị kịp thời trước khi bệnh tình diễn biến nặng nề hơn.

Cơn động kinh trong giấc ngủ sẽ rất nguy hiểm vì tình trạng này có thể gây suy hô hấp, tắc nghẽn đường hô hấp, thiếu oxy lên não gây nên đột quỵ, đột tử hay bại não ở bệnh nhân. Đối với mức độ nhẹ, cơ thể và sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nặng hơn có thể gây tử vong.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

4. Động kinh khi ngủ có thể xảy ra vào ban ngày không?

Nếu một người đã bị động kinh khi ngủ nhiều năm, khả năng cơn động kinh xuất hiện khi thức là rất nhỏ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa là các cơn động kinh không xuất hiện vào ban ngày. Ví dụ, trong trường hợp người bệnh cực kì căng thẳng hay bị mất ngủ, thay đổi thuốc hay cai nghiện thuốc, nguy cơ mắc động kinh tăng lên, không kể đêm hay ngày.

Các cơn động kinh khi ngủ xuất hiện vào ban ngày nếu một bệnh nhân mắc bệnh động kinh khi ngủ quyết định ngủ trưa hoặc cảm thấy cực kì buồn ngủ vào ban ngày. Nhưng với những biện pháp kiểm soát cơn động kinh và lối sống tốt, nguy cơ này có thể giảm xuống đáng kể.

5. Phương pháp chẩn đoán động kinh khi ngủ là gì?

Bệnh động kinh khi ngủ có thể rất khó để chẩn đoán vì chúng xảy ra khi ngủ, và người mắc bệnh thường không biết được điều đó. Ngoài ra, chứng bệnh này còn có thể nhầm lẫn với một vài rối loạn giấc ngủ khác như mất ngủ, bao gồm các triệu chứng như mộng du, nghiến rang và hội chứng chân không yên.

Cũng như các kiểu động kinh khác, việc khai thác bệnh sử về triệu chứng co giật, hay tốt hơn nữa là có nhân chứng là một yếu tố rất quan trọng để chẩn đoán. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện ghi hình điện não đồ khi ngủ, thường được thực hiện sau khi có rối loạn giấc ngủ.

Nếu như không được chẩn đoán và điều trị, người mắc bệnh có thể phải chịu đựng nhiều đợt buồn ngủ vào ban ngày. Điều này có thể ảnh hưởng tới sự tập trung, học tập và công việc cũng như các hành vi và cảm xúc, biểu hiện ra bên ngoài là sự giảm sút chất lượng cuộc sống.

Đo điện não đồ để phát hiện bệnh động kinh 

Động kinh khi ngủ có thể xảy ra với bất kì ai bị bệnh động kinh, nhưng chúng thường kết hợp với một vài kiểu động kinh khác như:

- Động kinh múa giật trẻ vị thành niên

- Động kinh cơn lớn

- Động kinh Rolandic lành tính

- Hội chứng Landau – Kleffner

- Động kinh khi ngủ thùy trán

6. Làm thế nào để kiểm soát cơn động kinh khi ngủ?

Việc kiểm soát các cơn động kinh khi ngủ là một vấn đề quan trọng cần thực hiện vì chứng bệnh này có thể làm gián đoạn giấc ngủ, gây ảnh hưởng tới chu kì giấc ngủ và có thể dẫn tới rối loạn chu kì giấc ngủ. Đây là một trong những yếu tố kích thích co giật, và có thể tạo ra vòng xoắn bệnh lí.

Phương thức điều trị động kinh khi ngủ cũng khá giống với các kiểu động kinh khác, có một vài chuyên gia cho rằng nên tăng liều thuốc chống động kinh ở những bệnh nhân này để kiểm soát triệu chứng tốt nhất.

Dưới đây là một số mẹo nhỏ để tạo nên thói quen đi ngủ tốt cho sức khỏe:

- Duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy vào một khoảng thời gian cố định trong ngày

- Làm theo đồng hồ sinh học của cơ thể: đừng phớt lờ cơn mệt mỏi, thay vào đó hãy đi ngủ khi cơ thể cần giấc ngủ để phục hồi lượng năng lượng đã mất.

- Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh: đủ tối để ngủ và đủ sáng khi thức dậy

- Tránh dùng thuốc ngủ vì có thể làm nặng thêm các triệu chứng, thay vào đó hãy sử dụng các phương pháp dỗ giấc ngủ tự nhiên.

- Tránh dùng các chất kích thích sau bữa ăn trưa vì chúng có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ

- Tập thể dục thường xuyên nhưng tránh tập trong vòng 4 tiếng trước khi ngủ

- Nên tham gia các hoạt động nhẹ nhàng vào buổi chiều hoặc sử dụng các biện pháp thư giãn để có một giấc ngủ sảng khoái.

Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân mắc bệnh động kinh khi ngủ, các biện pháp dưới đây nên được thực hiện:

- Chọn giường thấp, tránh ngủ ở giường tầng, giữ các đồ vật nội thất nặng ở xa giường ngủ để tránh chấn thương khi bị ngã từ giường xuống

- Cân nhắc sử dụng các tấm thảm có độ trơn trượt thấp (các tấm thảm dùng để tập yoga) ở gần giường nếu người bệnh có xu hướng té khỏi giường trong cơn động kinh.

- Sử dụng đèn treo tường thay vì đèn bàn

- Sử dụng các thiết bị báo động cơn động kinh để cảnh báo bệnh nhân và người nhà khi bệnh nhân có cơn động kinh khi ngủ

- Nên có một người thân biết cách sơ cứu khi bệnh nhân lên cơn động kinh và để sẵn số điện thoại cấp cứu khi cơn động kinh biểu hiện khác thường hay bệnh nhân gặp chấn thương trong quá trình co giật.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha