Động kinh có nhiều dạng và biểu hiện, trong đó động kinh cục bộ được xem là loại rất khó phân biệt nên thời gian phát hiện trễ, kéo theo việc điều trị cũng vô cùng rắc rối cho người mắc. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn về dạng động kinh cục bộ và cách chữa khỏi bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Ngày đăng: 12-12-2020
1,487 lượt xem
Các loại cơn động kinh cục bộ
Mặc dù được cho là dạng động kinh nhẹ và không có ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống nhưng động kinh cục bộ vẫn được chia thành hai dạng với mức độ hoàn toàn khác nhau. Theo đó, động kinh cục bộ đơn giản sẽ có biểu hiện nhẹ hơn, trong khi đó, động kinh cục bộ dạng phức tạp lại có các triệu chứng tương tự một cơn co giật toàn thể nguy hiểm.
Cụ thể hơn, bạn có thể tiếp tục theo dõi nội dung dưới đây:
Động kinh cục bộ đơn giản
Khi mắc động kinh cục bộ đơn giản và lên các cơn co giật nhẹ ở dạng nhóm cơ, các đầu ngón tay, người bệnh thường không bị mất ý thức, không có cảm nhận gì về cơn phát bệnh. Tóm lại, động kinh cục bộ đơn giản giống với một cơn co thắt cơ thông thường chỉ diễn ra vài giây rồi quay trở về trạng thái bình thường.
Một số bệnh nhân mắc triệu chứng nặng hơn của động kinh cục bộ sẽ gặp tình trạng mất kiểm soát khả năng ngôn ngữ, không thể nói hoặc cử động trong vài giây. Trong khi lên cơn co giật của động kinh cục bộ, họ sẽ bị ảnh hưởng nhẹ đến vận động, cảm xúc, suy nghĩ… nhưng chỉ trong thời gian rất ngắn với mức độ khác nhau ở từng trường hợp.
Một số các trường hợp mắc động kinh cục bộ khác lại không có dấu hiệu khởi phát ra bên ngoài mà bị ảnh hưởng nhiều hơn đến suy nghĩ, họ có thể cảm thấy lo lắng, đột nhiên thiếu tích cực, dễ bị kích thích, dễ bị lên cơn nóng giận…
Đa phần những ca mắc động kinh cục bộ trước khi lên cơn sẽ có các triệu chứng lâm sàng ban đầu sau đây:
- Khắp người có cảm giác ngứa rang như đi bộ hay vận động nhiều mới xong, một số cảm thấy tê bì tay chân như có kiến bò trên da.
- Có thể cảm nhận nhiều loại âm thanh kì lạ, ù tai, rè rè khó chịu dù ở trong phòng kín.
- Ngửi thấy mùi lạ, khả năng nhận biết mùi vị kém.
- Gặp ảo giác, thông thường người bệnh sẽ khó phân biệt được khi gặp tình trạng này.
- Cảm thấy đau dạ dày, buồn nôn, khó chịu trong bụng.
- Một số còn có cảm giác nóng bức, cơ thể ra quá nhiều mồ hôi…
Động kinh cục bộ phức tạp
Giống với động kinh cục bộ dạng đơn giản, nhóm phức tạp cũng bắt nguồn bởi nguyên nhân là một vùng, một bên bán cầu não bị tổn thương. Tổn thương này có thể bắt nguồn từ gen, di truyền, chấn thương sọ não, nhiễm virus, sốt cao…
Điểm khác nhau rõ rệt giữa hai dạng động kinh thuộc một nhóm này chính là động kinh cục bộ phức tạp có thể gây mất ý thức cho người bệnh. Theo đó, khi khởi phát các cơn co giật, người bệnh khó có thể duy trì hoạt động, làm việc và tương tác như bình thường như mọi khi.
Một cơn co giật của động kinh cục bộ phức tạp tương tự như cơn co cứng của động kinh toàn thể. Dưới đây chính là các triệu chứng rõ rệt nhất:
- Mắt có xu hướng nhìn xa xăm và vô hồn, chỉ nhìn chằm chằm mà không chớp mắt, đây là biểu hiện ban đầu dễ nhận biết nhất của bệnh nhân động kinh chuẩn bị khởi phát co giật.
- Nhiều hành động vô thức lặp lại liên tục trong vòng 10 giây như nhai, nháy mắt, nuốt, nhép miệng, rung tay chân…
- Một số trường hợp sẽ hành động theo ảo giác, làm nhiều việc khó hiểu như đi lên đi xuống cầu thang…
Sau đó, nhiều người có thể bị té ngã, co giật liên tục trong khoảng 1 – 2 phút.
Phương pháp điều trị, hạn chế động kinh cục bộ
Thuốc kháng động kinh
Dù điều trị động kinh cục bộ hay các dạng động kinh nào khác, phương pháp sử dụng vẫn giống nhau vì cơ chế tương tự, na ná nhau. Theo đó, một người nếu được chẩn đoán đang mắc động kinh cục bộ thông qua nhiều phương pháp kiểm tra, xét nghiệm, họ sẽ được điều trị ban đầu bằng thuốc trước.
Các loại thuốc này sẽ có tác dụng phụ hồi lại các đường truyền tín hiệu bị rối loạn do não bộ bị tổn thương, ngăn ngừa các cơn co giật xuất hiện, ức chế động kinh cục bộ. Từ đó giúp người bệnh quay về với cuộc sống thường ngày, hoạt động, làm việc bình thường.
Mặc dù thuốc kháng động kinh có thể ức chế và giúp bệnh nhân kiểm soát được tình trạng bệnh rất hiệu quả nhưng lại ẩn chứa khá nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, khi chọn lựa thuốc, bạn phải nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh việc tự ý tham khảo trên mạng rồi mua về tự điều trị tại nhà.
Thảo dược đông y chữa động kinh
Ngày nay, đông y cũng được xem như một phương pháp chữa bệnh hữu hiệu đối với bệnh nhân động kinh, trong đó có cả động kinh cục bộ.
Giống như thuốc kháng động kinh, một số loại thảo dược tự nhiên cũng được chứng minh rằng mang đến tác dụng ức chế co giật, xoa dịu các kích thích não bộ, hạn chế rối loạn thần kinh hữu hiệu. Tuyệt vời hơn, thảo dược tự nhiên còn cải thiện sức khỏe tổng thể, điều hòa khí huyết, an thần, giảm thiểu căng thẳng, giúp ngủ ngon… mà không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
Các loại thảo dược tự nhiên từ câu đằng, an tức hương, rau đắng biển, vỏ bưởi, cây xấu hổ… được nghiên cứu và chỉ ra rất dồi dào các hoạt chất tốt cho hệ thần kinh. Trong đó, nhất định phải kể đến Rhynchophylline - hoạt chất chính chiết xuất từ cây Câu đằng và an tức hương với nhiều công dụng khác nhau.
Đặc biệt, hoạt chất này có hiệu quả trong việc an thần, trấn tĩnh, bảo vệ các tế bào thần kinh, giảm thiểu hoàn toàn căng thẳng, ngủ ngon…
Trong câu đằng còn có nhiều chất giúp tăng nồng độ của GABA nội sinh tự nhiên trong cơ thể người nhằm ngăn ngừa lão hóa, hạn chế thoái hóa não. Nhờ đó, các chuyển hóa diễn ra trơn tru hơn và ngăn ngừa động kinh tuyệt đối.
Đông y có tác dụng rất tốt trong điều trị các dạng động kinh
Động kinh là gì và còn có dạng nào khác không?
Khái niệm về động kinh
Động kinh là bệnh xuất hiện bởi tình trạng tổn thương ở não của con người, có thể là người lớn hoặc cả trẻ sơ sinh. Tùy thuộc vào phạm vi vùng não hoặc mức độ tổn thương não mà động kinh sẽ có tần suất, cường độ khác nhau.
Động kinh có hai nhóm nếu được chia theo nguyên nhân bệnh, trong đó có động kinh vô căn (không thể xác định nguyên nhân vì đâu) và động kinh thứ phát (xuất hiện bởi một vùng não tổn thương có thể nhận biết, bởi bệnh về não nào đó).
Nếu phân biệt theo triệu chứng và biểu hiện, động kinh được chia thành hai nhóm là động kinh cục bộ và động kinh toàn thể.
Theo đó, động kinh là một căn bệnh hiện tại rất phổ biến và ngày càng trẻ hóa. Đặc biệt, độ tuổi mắc động kinh đã gia tăng phạm vi từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn tuổi, vì vậy, căn bệnh này đang ở con số đáng báo động.
Mắc động kinh rất dễ nhưng khi điều trị, người bệnh phải mất rất nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi sự kiên trì cao.
Động kinh không rõ căn nguyên
Hay còn gọi là động kinh vô căn, có nghĩa là dù thực hiện hết mọi phương pháp chẩn đoán từ bệnh sử, khám lâm sàng, xét nghiệm, chụp CT… vẫn không thể tìm ra được đâu là lý do làm hệ thần kinh trung ương bị tổn thương.
Trẻ em trai chính là đối tượng chiếm con số cao trong nhóm bệnh nhân mắc động kinh vô căn. Vì vậy, các bậc phụ huynh nhất định phải hết sức lưu ý.
Động kinh vô căn có thể bất chợt xuất hiện và cũng có thể bất ngờ biến mất sau một thời gian dài sử dụng thuốc điều độ, hợp lý kết hợp cùng chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học. Điều quan trọng nhất chính là phát hiện bệnh sớm, điều trị đúng lúc, đúng cách.
Cơn động kinh cục bộ thường phát hiện trể hơn cơn động kinh toàn thể
Động kinh thứ phát
Động kinh thứ phát sẽ bắt nguồn bởi một nguyên nhân, một căn bệnh hay một vấn đề nhất định nào đó. Chính vì vậy mà việc điều trị sau khi phát hiện bệnh có phần chuẩn xác, đơn giản và nhanh chóng hơn.
Các nguyên nhân gây động kinh thứ phát phải kể đến như:
Chấn thương sọ não: Đây là nguyên nhân lớn nhất gây nên động kinh thứ phát. Chấn thương vùng nào sẽ trự tiếp ảnh hưởng đến khả năng truyền tải tín hiệu của hệ thống thần kinh trung ương. Do đó, người bị tai nạn bị chấn thương sọ não có tỉ lệ bị động kinh rất cao.
Lâm sàng một số thể động kinh
Dưới đây chính là các biểu hiện lâm sàng của động kinh, khi một người chuẩn bị lên cơn co giật, thông thường sẽ có các dấu hiệu sau đây:
Cơn co cứng, co giật toàn thể (generalized tonic-clonic seizures)
Đây được xem là triệu chứng lâm sàng mạnh mẽ, nghiêm trọng nhất của một bệnh nhân mắc động kinh. Dưới đây chính là các giai đoạn bao gồm trong cơn co cứng, co giật toàn thể.
- Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn khởi phát ban đầu của động kinh. Ở giai đoạn này, các biểu hiện không mấy quyết liệt nhưng cũng vô cùng rõ rệt và dễ dàng nhận biết. Khoảng 10 giây đầu, bệnh nhân sẽ có thể cảm thấy đau đầu, dễ hờn giận, cáu khỉnh và thiếu tập trung.
Sau đó, bệnh nhân sẽ mất khả năng giữ thăng bằng, té ngã vô cùng nguy hiểm nếu ở vị trí gập ghềnh hay ở trên cao. Tiếp theo, toàn thân có dấu hiệu co cứng, có thể hô hấp khó khăn, suy hô hấp dẫn đến đột quỵ hay thiếu oxy lên não. Tay chân cứng đờ và mắt trợn lớn, mất đi nhận thức.
- Giai đoạn 2: Sau khi co cứng toàn thân và mất nhận thức khoảng 10 giây, sau đó, toàn thân bệnh nhân sẽ bắt đầu co giật thành từng nhịp đều đặn. Giai đoạn co giật toàn thân có thể kéo dài bình thường trong 1 – 3 phút, trên 3 – 5 phút được xem là vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.
Do đó, việc xử lý bệnh nhân động kinh đang co giật vô cùng quan trọng, nếu không biết cách sẽ vô cùng nguy hại đến sức khỏe tổng thể, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
- Giai đoạn 3: Sau khi kết thúc co giật, bệnh nhân có thể ngất đi, ngủ một giấc sâu. Giai đoạn này được gọi là giãn mềm cơ. Nếu bệnh nhân ngủ quá 3 – 4 giờ đồng hồ liên tục, hãy đưa ngay đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe vì đa phần đều chỉ ngủ đến 2 tiếng là đã tỉnh.
Sau khi kết thúc cơn co giật toàn thể, ngủ dậy sau một giấc dài, đa số bệnh nhân không thể nhớ được những sự việc đã diễn ra, đầu óc choáng váng, mệt mỏi và suy kiệt về sức lực. Lúc này, phải để họ thư giãn, nghỉ ngơi vì chỉ một kích thích nhỏ cũng có thể làm cơn co giật tái phát trở lại rất nguy hiểm.
Đặc biệt lưu ý, hãy để bệnh nhân động kinh sau khi lên cơn co giật xong nghỉ ngơi, thư giãn một cách tuyệt đối, đồng thời cho họ bổ sung đầy đủ chất, uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Cơn vắng ý thức (absence seizure)
Trong nhóm động kinh toàn thể, cơn vắng ý thức cũng là biểu hiện, triệu chứng phổ biến. Bạn có thể dễ dàng nhận biết một cơn vắng ý thức thông qua các dấu hiệu lâm sàng dưới đây:
Đặc biệt: Động kinh ở hình thức cơn vắng ý thức mang tính bộc phát bất ngờ, xuất hiện phổ biến nhất ở trẻ em. Khi khởi phát tình trạng động kinh này, triệu chứng phổ biến nhất chính là dễ làm rơi đồ, bất ngờ dừng lại các hoạt động đang diễn ra bình thường. Trong vòng 2 – 3 giây bộc phát cơn vắng ý thức, trẻ sẽ có ánh mắt lờ đờ, vô hồn, nhìn trân trân vào một hướng và không hề phản ứng đến các sự việc xung quanh.
Cơn vắng ý thức có thể biểu hiện mất ý thức đơn thuần hoặc kết hợp với giật cơ, tăng giảm trương lực cơ, hoạt động tự động hoặc các rối loạn thực vật.
Theo nghiên cứu và khảo sát, trong tổng số các ca bệnh mắc động kinh động kinh, khoảng 47% là các ca lành tính, trong khi đó, 53% còn lại là có biểu hiện ác tính có nghĩa là ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập và tương lai của trẻ sau này.
Theo đó, động kinh rất dễ ảnh hưởng đến quá trình học tập, làm suy giảm trí nhớ, khiến trẻ chậm phát triển về nhận thức, thể chất nên cần phải phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách.
Động kinh cục bộ hay bất kỳ dạng động kinh nào cũng đa phần xuất phát bởi tổn thương não bộ, bị rối loạn hệ thần kinh trung ương. Trong khi đó, hệ thần kinh trung ương chính là nơi điều khiển toàn bộ các hoạt động của cơ thể, khả năng hoạt động của con người mỗi ngày.
Nói cách khác, bị động kinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Chính vì vậy, dù ở dạng thức động kinh nào, điều trị sớm và đúng đắn vẫn là điều hết sức cần thiết.
Hy vọng những kiến thức về động kinh cục bộ và cách chữa khỏi bệnh trong bài viết trên sẽ giúp bạn có nhiều hiểu biết hơn về căn bệnh ngày càng phổ biến này.
Lưu ý: Mặc dù các nghiên cứu cũng đã chỉ ra hiệu quả vượt trội của các loại thảo mộc tự nhiên đối với con người tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên tìm đến các cơ sở Đông y uy tín.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn