Động kinh ở trẻ em có dẫn đến tự kỷ không?

Ít người biết rằng, động kinh có thể dẫn đến biến chứng tự kỷ, trầm cảm, chính vì vậy mà không có nhiều người quan tâm đến bệnh nhân. Ngoài ra, chính sự thiếu quan tâm nên bệnh nhân động kinh mới dễ mắc kèm hội chứng tự kỷ, trầm cảm.

Ngày đăng: 27-12-2020

899 lượt xem

Động kinh là gì, tự kỉ là gì?

Theo nghiên cứu, tự kỷ là một căn bệnh về mặt thần kinh và tâm lý bất ổn, khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có sự giảm thiểu đáng kể mối quan hệ với xã hội, ít tương tác, khiếm khuyết về ngôn ngữ, tâm lý không ổn định, thường có xu hướng ngồi hay chơi một mình. Hiểu một cách nôm na, đa phần các bệnh nhân động kinh đều có xu hướng sống khép mình, không hòa nhập với cộng đồng, những người xung quanh.

Trong khi đó, động kinh cũng là một hội chứng rối loạn hệ thống thần kinh trung ương làm gián đoạn các tín hiệu truyền dẫn, gây ra các xung điện phóng quá mức và đột ngột, cuối cùng làm các cơn co giật xuất hiện.

Tùy vào từng mức độ, đối tượng và nguyên nhân mà động kinh có hoặc không gây mất ý thức, gián đoạn các hoạt động hằng ngày của người bệnh.

Theo nhiều nghiên cứu, động kinh và tự kỷ có mối quan hệ với nhau. Người bị động kinh, co giật thường xuyên hoàn toàn có tỉ lệ mắc phải hội chứng tự kỷ và trầm cảm.

Bệnh tự kỷ có thể bắt nguồn nguyên nhân từ động kinh

Tiến sĩ tâm lý Sally Ann Wakeford chính là một trong những người đầu tiên nghiên cứu ra mối liên hệ giữa bệnh động kinh và chứng tự kỷ ở người mắc bệnh trong thời gian dài. Cụ thể, ông cùng một nhóm đồng nghiệp của mình đã thực hiện nghiên cứu trực tiếp lên các bệnh nhân động kinh là người trưởng thành để tìm ra nguyên nhân gây nên tự kỷ.

Theo kết quả nghiên cứu, tất cả các bệnh nhân động kinh đều có xu hướng tăng tỉ lệ gia tăng thành bệnh tự kỷ, nhưng tỉ lệ cao nhất nằm ở nhóm động kinh vì tổn thương bán cầu não ở vùng thái dương. Chứng động kinh này có tên tiếng Anh là Temporal Lobe Epilepsv, viết tắt là TLE.

Đặc biệt, vị tiến sĩ này cũng cho biết rằng, nếu các bệnh nhân mắc động kinh ở thùy thái dương không kiểm soát tốt được các cơn co giật, tỉ lệ dẫn đến động kinh còn cao hơn rất nhiều.

Theo nguyên lý về y học, mối liên hệ từ động kinh đến tự kỷ được giải thích như sau:

Khi xuất hiện các cơn động kinh, quá trình phóng điện của các nơron thần kinh diễn ra quá mức, điều này sẽ diễn ra trong quá trình giảm hiệu ứng somatic marker. Somatic markerlà tên gọi của chức năng phân tích, đưa ra các quyết định về mặt chức năng xã hội, khả năng giao tiếp, nói hay trò chuyện, phản xạ…

Khi bị động kinh, quá trình này bị ảnh hưởng làm người bệnh suy giảm chức năng phán quyết, giao tiếp, dần dần xa lánh với mọi người xung quanh và rơi vào hội chứng tự kỷ.

Nói theo chiều hướng khác, người bị động kinh thường sẽ không giao tiếp tốt, bị tổn thương về mặt tâm lý, vì vậy mà tạo điều kiện tốt hơn cho chứng tự kỷ xuất hiện.

Cũng theo nghiên cứu này, các dấu hiệu tử kỷ xuất phát từ động kinh có thể được nhận biết rõ rệt hơn ở người lớn, ở trẻ em lại rất khó phát hiện.

Đặc biệt, trẻ em bị động kinh mà chuyển sang tự kỷ sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng nhận thức, tư duy, chậm phát triển trí tuệ, không biết cách giao tiếp vì vậy mà học tập rất khó khăn.

Bệnh động kinh và tự kỷ có liên quan mật thiết với nhau

Động kinh ở trẻ em có thể dẫn đến tự kỷ và ngược lại, tỉ lệ cao

Rất nhiều nghiên cứu được thực hiện nhưng không có bất kì phát hiện nào cụ thể để khẳng định động kinh là nguyên nhân gây nên tự kỷ. Người ra chỉ có thể tìm ra tỉ lệ số bệnh nhân mắc tự kỷ sau khi phát hiện động kinh khá cao, chiếm khoảng 5% (trẻ em).

Theo nhận định từ các chuyên gia, khi co giật xuất hiện, các cơn xung điện bắt đầu xảy ra đột ngột, thoáng chốc làm não bộ mất khả năng kiểm soát ngôn ngữ, nhận thức, hành vi, phản xạ… Lâu dần, trẻ em có xu hướng tự tách biệt với bạn bè, người thân vì khó tìm được cách để giao tiếp, tương tác. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý, làm dẫn đến hội chứng tự kỷ ở trẻ em bị động kinh.

Ngoài ra, có một nguyên do khác làm trẻ em mắc bệnh động kinh dễ gây ra hội chứng trầm cảm, tách biệt với xã hội khác chính là bị bạn bè xa lánh, không muốn chơi cùng, thậm chí là trêu chọc và kì thị. Những hành động này của bạn bè đồng trang lứa dễ làm trẻ em bị động kinh tổn thương về mặt tâm lý, dễ trầm cảm hơn rất nhiều.

Mặt khác, nghiên cứu từ các chuyên gia tâm lý học, thần kinh lại chỉ ra rằng, bệnh nhân tự kỷ cũng bắt nguồn từ não bộ bị tổn thương. Và điều này có thể làm rối loạn tâm lý, suy nghĩ tiêu cực, dễ dẫn dễ nổi nóng, kích thích và co giật. Theo đó, con số từ tự kỷ chuyển sang động kinh lên đến động kinh lên đến 15-30% trong tổng số bệnh nhi tự kỷ.

Cần điều trị sớm chứng động kinh ở trẻ tự kỷ và ngược lại

Điều trị động kinh đúng cách ngăn ngừa dấu hiệu tự kỷ

Theo ý kiến từ các vị chuyên gia, trẻ em bị động kinh nếu được điều trị đúng cách có thể ngăn chặn được nhiều nguy cơ dẫn đến các triệu chứng về tâm lý như trầm cảm hay tự kỷ, rối loạn lo âu… Vì vậy, các bậc phụ huynh có con nhỏ mắc bệnh tự kỷ nhất định phải có phương pháp chăm sóc, điều trị và tạo cho con một môi trường sống thật lành mạnh, vui vẻ.

Chắc chắn bạn đã biết nhóm đối tượng mắc động kinh phổ biến nhất chính là trẻ em. Bên cạnh đó, nhóm đối tượng được điều trị chậm trễ động kinh cũng chính là trẻ em. Cả hai điều này đều làm tăng nguy cơ mắc tự kỷ ở trẻ nhỏ, dẫn đến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, trải qua nhiều giai đoạn hơn nữa.

Theo số liệu từ Mỹ, mỗi năm có khoảng 150.000 trẻ nhỏ xuất hiện các triệu chứng của bệnh động kinh, nhưng chỉ có 1/5 trong số đó được cho đi kiểm tra và chẩn đoán sớm động kinh. Điều này vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của bệnh nhi, tương lai của đất nước.

Chính vì vậy, việc đầu tiên cần phải thực hiện bởi người thân, bố mẹ bệnh nhân chính là nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh, sau đó điều trị sớm nhất có thể. Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân nhỏ tuổi mắc bệnh động kinh giai đoạn đầu cụ thể là:

- Đang vui chơi, học tập và làm hành động gì đó, đột nhiên trẻ dừng lại và nhìn chằm chằm vào một vật, một hướng kéo dài.

- Trẻ có biểu hiện lạ ở tay và chân, cơ thể chuyển động mà không thể điều khiển, kiểm soát được.

- Không phản xạ lại, không đáp lại những lời nói, lời đề nghị của mọi người xung quanh, thậm chí là mơ màng trước các sự vật, hiện tượng bên ngoài.

- Có biểu hiện làm gì đó liên tục, lặp đi lặp lại mà không có chủ đích như nhép miệng, nháy mắt, nói một câu duy nhất, nhai…

- Một số trẻ còn đột nhiên té ngã, mất khả năng giữ thăng bằng.

Theo các chuyên gia, biểu hiện của động kinh tương đối phức tạp, đa dạng, do đó mà chỉ cần phát hiện bất cứ một triệu chứng lạ nào, bố mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra ngay. Có như vậy, bạn mới phát hiện trẻ mắc bệnh động kinh sớm nhất, điều trị đúng lúc đạt được hiệu quả cao.

Hiện nay, nền y học phát triển có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh động kinh, trong đó với nhóm trẻ em động kinh dẫn đến tự kỷ, bao gồm các lựa chọn sau đây:

Sử dụng thuốc chống động kinh

Đây được xem là phương pháp mà bất cứ bệnh nhân nào mắc động kinh cũng phải áp dụng vì thuốc chống động kinh sẽ giúp họ thoát khỏi các cơn co giật hiệu quả. Khi mắc động kinh, điều quan trọng nhất chính là giảm thiểu tối đa việc xuất hiện co giật, co giật toàn thể gây ra rất nhiều hệ lụy đối với sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân động kinh.

Bên cạnh đó, sử dụng thuốc còn góp phần duy trì bền vững hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương, hỗ trợ các quá trình truyền tải tín hiệu, cân bằng các cơn xung điện bên trong não. Tất cả các chức năng này đều góp phần hạn chế co giật xuất hiện.

Trên thực tế, nhiều trường hợp chỉ cần sử dụng thuốc nhưng động kinh hoàn toàn đã được điều trị hoàn toàn. Sau khoảng 2 – 3 năm mà cơn co giật không còn diễn ra nữa, bệnh nhân có thể ngừng dùng thuốc và quay về với cuộc sống bình thường.

Tuy nhiên, đối với sức khỏe của bệnh nhi mắc động kinh, thuốc chống co giật có thể gây ra nhiều tác dụng phụ đòi hỏi bố mẹ và bác sĩ cần phải quan tâm chăm sóc trẻ nhiều hơn.

Vật lý trị liệu

Khi trẻ em bị động kinh dẫn đến tự kỷ đã được kiểm soát tốt các cơn co giật, bố mẹ cần cân nhắc đưa trẻ đến các lớp học vật lý trị liệu để giúp con hoàn thiện lại các chức năng đã bị giảm sút.

Trẻ bị động kinh dẫn đến tự kỷ thường giảm khả năng tư duy, giao tiếp và phát triển não bộ. Các bài học vật lý trị liệu sẽ giúp trẻ tự kỷ dần hòa nhập hơn với mọi người xung quanh, tăng trí tuệ, tăng khả năng tư duy và học tập tốt hơn.

Bên cạnh đó, các trẻ bị động kinh dẫn đến tự kỷ thường không thể học cùng các bạn bè đồng trang lứa vì không thể theo kịp, càng làm con bị cô lập hơn. Do đó, phải cho trẻ học ở các lớp đặc biệt để chúng hoàn thiện hơn về các kỹ năng mềm.

Phẫu thuật não

Cả tự kỷ và động kinh đều bắt nguồn bởi não bộ bị tổn thương, do đó, phẫu thuật được xem là một phương pháp mang đến hiệu quả cao. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện được vì nguy hiểm, nhiều rủi ro.

Phẫu thuật sẽ cắt bỏ đi vùng não bị tổn thương gây ra các bất ổn làm rối loạn hệ thống thần kinh trung ương và tâm lý. Vì não bộ là nơi điều khiển các chức năng, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể nên việc cắt bỏ gặp nhiều trở ngại hơn.

Để được thực hiện phẫu thuật, vùng não này phải đảm bảo nhiều yêu cầu như:

- Diện tích không quá lớn;

- Không chịu trách nhiệm điều khiển cụ thể bất kì chức năng như nhận thức, nói, các giác quan, hoạt động nào trong cơ thể.

- Không điều khiển hay ảnh hưởng trực tiếp đến bất cứ cơ quan bên ngoài và bên trong nào của cơ thể.

- Vùng não này phải nằm độc lập, không ảnh hưởng hay đóng vai trò hỗ trợ bất cứ vùng nào nào khác.

Vì có thể dẫn đến rất nhiều hệ lụy và nguy cơ rủi ro cao nên phương pháp phẫu thuật rất ít khi được áp dụng đối với bệnh nhân động kinh. Hơn nữa, chỉ có những trường hợp mà khi sử dụng thuốc một thời gian dài nhưng hiệu quả vẫn không đáng kế, động kinh vẫn xuất hiện liên tục và ngày một nặng hơn mới được xem xét đến phương pháp cắt bỏ vùng não chấn thương.

Ngoài ra, nhóm trẻ em mắc bệnh động kinh vô căn sẽ không thể thực hiện phẫu thuật được vì nhóm động kinh này không tìm ra được nguyên nhân. Động kinh vô căn chủ yếu xuất hiện từ lúc mới sinh và bởi vì yếu tố gen, cấu trúc não. Có nghĩa là động kinh vô căn không phải vì não bị chấn thương.

Một điều đáng lưu ý nữa là nhiều trường hợp sau khi đã được phẫu thuật nhưng vẫn phải sử dụng thuốc chống động kinh sau đó. Tuy nhiên, mức độ dùng thuốc ít hơn và không thường xuyên như trước đây.

Phẫu thuật chỉ có thể chấm dứt các cơn co giật mà không thể điều trị hoàn toàn chứng tự kỷ, vì vậy, sau đó, trẻ em nên được điều trị tâm lý, học lớp vật lý trị liệu để hoàn thiện trở lại các kỹ năng mềm đã mất.

Sử dụng đông y, thảo dược tự nhiên

Nhiều nghiên cứu được thực hiện từ các quốc gia khác nhau như Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc đã chỉ ra rằng, đông y cũng là một phương pháp chữa trị động kinh hữu hiệu, an toàn đối với sức khỏe con người.

Giống như thuốc chống động kinh trên thị trường, một số loại thảo dược tự nhiên cũng chứa các loại dưỡng chất có khả năng ức chế co giật, hỗ trợ hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương.

Một ưu điểm tuyệt vời của việc dùng đông y để điều trị động kinh chính là khi dùng lâu dài, bệnh nhân không phải chịu tác dụng phụ như thuốc tây y trên thị trường. Bên cạnh đó, đa phần các loại thuốc quý trong đông y đều giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe, tăng cường khí huyết, dưỡng máu, bổ não… nên tốt cho cả tổng thể chứ không chỉ hạn chế co giật.

Do đó, các loại thảo dược có khả năng trị động kinh như câu đằng, an tức hương, rau đắng biển, kỳ đà, hoa xấu hổ… đang được sử dụng rất rộng rãi. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn, bạn vẫn phải làm theo chỉ dẫn của bác sĩ đông y.

Tóm lại, động kinh ở trẻ em có thể dẫn đến tự kỷ nếu như cách chăm sóc và chữa trị không khoa học, kịp thời. Đồng thời, môi trường sống cũng làm tăng tỉ lệ mắc tự kỷ ở trẻ em động kinh.

Lưu ý: Mặc dù các nghiên cứu cũng đã chỉ ra hiệu quả vượt trội của các loại thảo mộc tự nhiên đối với con người tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên tìm đến các cơ sở Đông y uy tín. 

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha