Hệ lụy của bệnh động kinh đến sức khỏe trẻ em

Nhiều người lo lắng vì hệ lụy của bệnh động kinh đến sức khỏe trẻ em, vì vậy nên tìm nhiều cách để điều trị càng sớm càng tốt. Trên thực tế, động kinh gây ra rất nhiều tác hại đến với đời sống, sức khỏe của trẻ em nếu như không được điều trị đúng cách. Để biết cụ thể hơn, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Ngày đăng: 26-12-2020

845 lượt xem

Làm thế nào để phát hiện động kinh ở trẻ em?

Cách phát hiện sớm động kinh ở trẻ em là gì? Dựa vào đâu để xác định được động kinh ở con nhỏ hay chẩn đoán động kinh ở trẻ em có dấu hiệu như thế nào? Đây chắc chắn là câu hỏi của rất nhiều ông bố bà mẹ trước tình trạng bệnh nhân động kinh nhỏ tuổi đang gia tăng.

Theo chia sẻ từ các chuyên gia, động kinh ở trẻ em trong các lần xuất hiện đầu tiên vô cùng khó nhận biết vì đa phần đều nghĩ đây chỉ là các dấu hiệu bình thường. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng, trong đó là điều trị chậm trễ, tình hình bệnh dễ diễn tiến nặng hơn.

Đa phần các cơn co giật ở trẻ em mới khởi phát động kinh diễn ra rất nhanh, chớp nhoáng, triệu chứng lại tương đồng với cơn co giật vì sốt, nóng cơ thể nên khó nhận biết là điều rất dễ hiểu.

Ngoài ra, một nguyên nhân khiến động kinh ở trẻ em chậm trễ phát hiện là vì triệu chứng có thể không phải là co giật, đơn giản chỉ là các cơn co cứng cơ trong lúc ngủ, nháy mắt, nhép miệng… Đây đều là các dấu hiệu mà không phải bất cứ ai cũng có thể nhận biết được.

Vì vậy, các chuyên gia đều cho rằng chỉ bằng những dấu hiệu khác thường dù là nhỏ nhất, bố mẹ cũng nên đưa con đi kiểm tra sức khỏe, nhất là vùng não bộ ngay để phòng tránh, phát hiện sớm động kinh. Có như vậy, trẻ em bị động kinh mới được điều trị dứt điểm nhanh chóng hơn.

Kinh nghiệm từ các bác sĩ về nhận biết động kinh còn có một phương pháp rất hiệu quả khác đó là đừng quá lo lắng về hiện tượng trẻ nhìn chằm chằm vào vật nào đó. Thay vào đó, trẻ đang nói chuyện, đang vui chơi hay đang làm việc gì đó nhưng lại đột ngột dừng lại, nhìn mơ màng vào một hướng mới đáng lo ngại hơn. Đây là biểu hiện lâm sàng của một cơn co giật vắng ý thức do động kinh toàn thể gây nên.

Sau khi đã có các dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ sẽ cho trẻ thực hiện nhiều cuộc kiểm tra, xét nghiệm liên quan mới chẩn đoán chính xác là con có bị mắc động kinh hay không. Bên cạnh đó, các phương pháp này còn giúp nhận định chuẩn xác trẻ em đang mắc thể động kinh nào nhằm tìm ra hướng điều trị hiệu quả nhất.

Xử lý cơn động kinh ở trẻ em như thế nào?

Có nhiều phương pháp khác nhau để xử lý cơn động kinh, trong quá trình đó, những người xung quanh là yếu tố quyết định đến sự nguy hiểm về mặt sức khỏe, tính mạng của trẻ em. Trong quá trình xử lý cơn động kinh ở trẻ em, các bậc phụ huynh hay những người thân cận cần phải hết sức lưu ý các vấn đề sau đây:

- Trẻ có thể bị té ngã, không kiểm soát được cơ thể vì vậy nên đặt con nằm ở nơi bằng phẳng, tránh gồ ghề, vị trí cao hiểm trở. Cố gắng để bé nằm thẳng người, nghiêng sang một bên để đờm, nước dãi không làm trẻ bị sặc, khó thở.

- Khi bắt đầu lên cơn co giật, cơ thể sẽ ở dạng co cứng, quá trình hô hấp rất khó khăn nên hãy nới lõng trang phục, nhất là phần quần và áo để trẻ thở dễ hơn.

- Không nên dùng tay chân, dây, vật nặng để cố kìm chế cơn co giật, hành động này dễ gây tổn thương đến xương khớp, sức khỏe yếu ớt của bệnh nhi.

Đừng nghe theo lời khuyên của ai mà nhỏ các dung dịch lạ vào miệng trẻ, điều này sẽ làm trẻ bị sốc, sặc và ngạt thở.

Sau khi trẻ đã chấm dứt cơn co giật, tìm xem có thuốc quanh đó không và cho bệnh nhi uống ngay để hạn chế cơn động kinh tiếp theo xuất hiện.

Mỗi khi lên cơn co giật toàn thể, sức khỏe của bé sẽ suy yếu đi rất nhiều, do đó, trẻ sẽ bị mệt mỏi, uể oải, ngủ nhiều giờ đồng hồ liền.

Khi nào nên đưa con bị động kinh đến bác sĩ?

Có rất nhiều trường hợp mà biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ em rất nghiêm trọng, khi gặp, bố mẹ cần phải đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi sức khỏe và kiểm tra cẩn thận hơn. Cụ thể, ở các tình trạng nguy hiểm sau, trẻ em bị động kinh cần được đưa đến bệnh viện:

- Trẻ không thể thở được, mặt tím tái sau khi co cứng, mắt trợn và có biểu hiện thiếu oxy.

- Cơn co giật kéo dài, dữ dội suốt hơn 5 phút.

- Các cơn co giật liên tục xuất hiện với tần suất và cường độ cao hơn dù đã sử dụng thuốc điều độ.

- Trẻ em có dấu hiệu đau đớn, khóc thét và nhăn nhó khuôn mặt khi lên cơn co giật.

- Có biểu hiện không phản xạ lại đối với mọi tình huống bên ngoài, lời nói của bố mẹ…

Các trường hợp này nếu không được sơ cứu đúng cách và kịp thời rất dễ gặp phải các biến chứng, để lại hệ lụy ảnh hưởng đến khả năng học tập, tư duy, phát triển thể chất ở trẻ.

Có thể ngăn cơn động kinh ở trẻ em không?

Như đã chia sẻ, một cơn động kinh bình thường sẽ kéo dài lâu nhất là 2 phút, cơn động kinh dài đến 5 phút hoặc hơn được xem là vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.

Một cơn động kinh khi đã khởi phát thì không thể ngăn chặn được, mà chỉ bảo vệ sức khỏe trong lúc co giật mà thôi. Để ngăn chặn cơn động kinh, người bệnh cần phải sử dụng thuốc một thời gian dài hoặc áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu để cải thiện chức năng, hoạt động của bộ não.

Nhiều người có xu hướng dùng lực để ngăn cản các cơn động kinh của trẻ khi không thấy chúng chấm dứt mà không hề hay biết rằng đây là hành động gây ra nhiều hệ luỵ đối với cơ thể trẻ em. Mặc dù cơn động kinh dài rất nguy hiểm nhưng việc bạn kìm hãm lại lực co giật của trẻ sẽ càng chúng mệt mỏi, uể oải và dễ bị tác động hơn.

Do đó, chỉ nên để trẻ tự kết thúc cơn co giật, đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế sau khi chúng đã ngủ hoặc bất tỉnh, cơ thể nằm yên hoàn toàn.

Ngoài ra, trong lúc lên cơn co giật, trẻ em không thể uống thuốc bằng miệng nên tuyệt đối đừng cho trẻ sử dụng thuốc hay bất cứ dung dịch nào để tránh nguy hiểm, không mang đến hiệu quả gì.

Động kinh ở trẻ em có gây tử vong không?

Hầu hết các trường hợp trẻ em bị động kinh đều có tuổi thọ tương đối cao, không có xu hướng dẫn đến tử vong cao. Nhưng vẫn có nhiều trường hợp tử vong vì động kinh vì các nguyên nhân sau đây:

- Cơn co giật xuất hiện đột ngột liên tục trong 1 tiếng đồng hồ hoặc hơn dẫn đến kiệt sức, đột quỵ.

- Động kinh khi đang chơi đùa, lái xe, di chuyển ở địa hình nguy hiểm đang bơi trong nước…

- Động kinh dẫn đến đột tử, đột quỵ, chết não.

Sử dụng sai thuốc chống động kinh dẫn đến tác dụng phụ.

- Tự ý chữa trị theo lời khuyên từ mọi người xung quanh, bài truyền tải trên mạng xã hội.

Hệ lụy của bệnh động kinh đối với trẻ em

Tác hại của bệnh động kinh đến hệ tim mạch

Ít ai biết rằng động kinh cũng gây ra nhiều hệ lụy đối với hệ tim mạch của cả trẻ em lẫn người lớn khi mắc bệnh. Khi cơn co giật xuất hiện, quá trình điều khiển sự co bóp và hoạt động tim dường như bị rối loạn làm nhịp tim tăng giảm bất thường vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.

Tim co bóp lệch nhịp dẫn đến máu lưu thông trong cơ thể không đồng đều, hệ lụy gây ra đối với trẻ em rất nhiều.

Do đó, khi trẻ em lên cơn co giật, người lớn cần phải theo dõi dấu hiệu và biểu hiện để kịp thời báo cáo với bác sĩ, thay đổi thuốc nhằm hạn chế động kinh tốt hơn nữa. Như vậy các cơn co giật mới không bị tái phát.

Tác động đến hệ thống sinh sản

Không có nghiên cứu nào chứng minh mối liên hệ giữa động kinh và chứng vô sinh, và hầu hết mọi bệnh nhân mắc động kinh đều có khả năng sinh con. Nhưng điều đáng nói ở đây chính là khả năng thụ thai, sức mạnh của tinh trùng không ổn định dẫn đến việc khó có con.

Trong quá trình quan hệ tình dục với đối phương, cảm giác kích thích rất dễ dẫn đến các cơn xung đột trong hệ thống thần kinh trung và gây ra chứng động kinh. Vì vậy, nam giới có thể mắc chứng tinh trùng yếu, xuất tinh sớm… Trong khi đó, nữ giới mắc động kinh dễ bị giảm ham muốn tình dục dẫn đến khó thụ thai thành công.

Thậm chí, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, nam giới mắc động kinh có thể giảm sản xuất đến 40% nội tiết tố testosterone. Điều này gây giảm sinh lực, giảm khả năng quan hệ tình dục và điều khiển xuất tinh.

Riêng với phụ nữ có tiền sử mắc bệnh động kinh, khi ở quá trình mang thai, họ có thể phải đối mặt với việc bệnh sẽ tái phát. Co giật trong khi mang thai dễ dẫn đến sảy thai, thai nhi yếu và quan trọng là di truyền sang con. Phụ nữ mang thai uống thuốc động kinh lại càng nguy hiểm hơn vì nhiều trường hợp sinh con ra bị dị tật, bệnh bẩm sinh.

Do đó, để tránh hệ lụy của bệnh động kinh đối với trẻ em kéo dài đến lúc trưởng thành, các bậc phụ huynh nên điều trị cho con thật sớm, kịp thời.

Tác hại của bệnh động kinh đến hệ hô hấp

Một trong những hệ lụy nguy hiểm mà bệnh động kinh gây ra đối với trẻ em chính là hệ hô hấp. Khi lên cơn co giật, khả năng hít thở của trẻ bị hạn chế, dễ bị suy hô hấp và thiếu oxy đến các cơ quan. Tình trạng này diễn ra lâu có thể dẫn đến chết não, đột quỵ, gián đoạn các hoạt động trong cơ thể và gây ra tử vong.

Việc hệ hô hấp bị ảnh hưởng có mối liên hệ trực tiếp đến rất nhiều cơ quan khác trong cơ thể, có cả tim. Do đó, bố mẹ khi thấy con có dấu hiệu thở gấp, khó thở, mặt nhăn nhó, nhợt nhạt…hãy tìm cách đưa con đến cơ sở y tế ngay.

Ảnh hưởng của bệnh động kinh đối với hệ thần kinh

Tiếp theo, động kinh còn gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm đến hệ thần kinh. Như đã nhắc đến, tình trạng thiếu oxy dễ làm não bộ bị tắc nghẽn, chết não, đột quỵ nguy hiểm đến tính mạng.

Khi các cơn động kinh xuất hiện, các phản ứng điện và chuyển hóa trong não bị trì trệ, thông điệp điều khiển đến các cơ quan không được gửi đi làm cơ thể rối loạn.

Nếu không điều trị và hạn chế các cơn co giật tốt, chức năng hoạt động của não có thể bị rối loạn dù không lên cơn động kinh. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập, sinh hoạt của trẻ em.

Vì vậy mà nhiều bậc phụ huynh thường đưa trẻ em bị bệnh động kinh đến các trung tâm vật lý trị liệu nhằm cải thiện khả năng ngôn ngữ, tư duy và phản xạ của chúng.

Trẻ động kinh thường học hành sa sút

Tác hại của bệnh động kinh đối với hệ thống cơ bắp

Hệ thống thần kinh trung ương sẽ truyền tín hiệu đến các nhóm cơ bắp để điều khiển chúng thực hiện các hành vi như chạy, nhảy, cằm, nắm… các đồ vật, hoạt động thường ngày. Khi bị động kinh, cơ bắp có xu hướng mềm nhũn hoặc co cứng tuyệt đối không thể hoạt động bình thường gây bất tiện cho người bệnh.

Sau một thời gian thường bị cơ mềm nhũn hay cơ cứng, cơ bắp sẽ dần mất kết nối và khả năng kiểm soát hành vi của bệnh nhân động kinh suy yếu đi.

Ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống xương

Bên trong các nhóm cơ bắp chính là xương khớp, mặc dù không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các cơn co giật nhưng thuốc chống động kinh lại có. Theo các nghiên cứu được thực hiện trong một thời gian dài, thuốc chống co giật có nguy cơ gây loãng xương, giảm sản xuất canxi trong cơ thể, lâu dần gây mục hoặc gãy xương khi vận động mạnh.

Điều này vô cùng nguy hiểm nếu bệnh nhân té ngã, tình trạng gãy xương sẽ diễn ra rất thường xuyên.

Tác động đến hệ thống tiêu hóa 

Động kinh cũng gây ra nhiều hệ lụy đến quá trình tiêu hóa của cơ thể trẻ em lẫn người lớn. Các cơn co giật làm rối loạn quá trình di chuyển của thức ăn, khả năng hấp thụ dưỡng chất, chuyển hóa yếu dần đi. Điều này dễ gây nên đau bụng, buồn nôn, chán ăn, khó tiêu, nôn mửa…

Động kinh gây ra rất nhiều hệ lụy đến trẻ em, từ tinh thần đến cơ thể đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì vậy mà bệnh nhi cần được điều trị sớm, đúng cách. Kéo dài bệnh động kinh chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến tương lai của trẻ vì chúng không thể học tập, làm việc một cách tốt nhất, khả năng tư duy chậm phát triển.

Hiện nay, việc sử dụng Đông y trong điều trị động kinh ở trẻ em rất được ưa chuộng vì song song với việc chữa bệnh, thảo mộc tự nhiên còn hỗ trợ cải thiện tiêu hóa, giúp trẻ ngủ ngon, ổn định đường huyết, nhịp tim…

Bổ sung các bài thuốc từ Đông y còn kích thích khả năng tư duy, sáng tạo và ổn định hệ thần kinh trung ương hiệu quả. Vì vậy, không chỉ hạn chế được cơn động kinh, giảm hệ lụy đến cơ thể trẻ em, đông y còn tốt cho sức khỏe tổng thể, lại không có tác dụng phụ.

Lưu ý: Mặc dù các nghiên cứu cũng đã chỉ ra hiệu quả vượt trội của các loại thảo mộc tự nhiên đối với con người tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên tìm đến các cơ sở Đông y uy tín. 

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha