Động kinh ở trẻ em có dẫn đến bại não không?

Vì động kinh ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm về não bộ, sự phát triển về trí tuệ, thể chất, từ đó ảnh hưởng nhiều đến tương lai của con trẻ. Vậy động kinh ở trẻ em có dẫn đến bại não không? Tất cả sẽ được giải thích trong bài viết dưới đây.

Ngày đăng: 23-12-2020

1,146 lượt xem

Động kinh là gì?

Theo khái niệm y khoa, động kinh được hiểu là sự rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương dẫn đến các cơn co giật ngắn hạn có hoặc không làm mất ý thức của người bệnh.

Trong đó, động kinh có tỉ lệ di truyền đáng kể, điều này làm cho việc sinh con, kết hôn của bệnh nhân từng có tiền sử mắc bệnh trở nên khó khăn, nhiều e dè hơn.

Một trong số những bệnh nhi mắc bệnh động kinh, có nhiều trường hợp là trẻ bại não. Theo nghiên cứu, động kinh gây bại não là hệ lụy, nhưng trẻ em bị bại não có xuất hiện động kinh thường rất khó nhận diện vì nhầm tưởng là triệu chứng thông thường.

Vì vậy, dù theo chiều hướng động kinh gây nên đột quỵ và bại não hay trẻ em bại não mắc động kinh, tất cả đều nguy hiểm, có quá trình điều trị dài, khó khăn hơn.

Ảnh hưởng của bệnh động kinh đối với hệ thần kinh

Hệ lụy của động kinh gây ra đầu tiên trên cơ thể người bệnh chắc chắn là não bộ, hệ thống thần kinh trung ương. Chưa kể đến nguyên nhân khởi nguồn là do não bộ bị chấn thương thì các cơn co giật mới xuất hiện, việc co giật liên tục càng làm vấn đề thêm nghiêm trọng hơn.

Khi cơ thể bắt đầu lên các cơn co giật, não bộ bệnh nhân có thể mất ý thức, mất khả năng điều khiển cơ thể và khó giữ thăng bằng được trên mặt phẳng. Các cơn xung điện gián đoạn, xuất hiện đột ngột làm mạch máu não dễ bị tắc nghẽn dẫn đến đột quỵ, bại não, liệt nửa người… vô cùng nguy hiểm.

Vì vậy, quan trọng nhất trong việc điều trị bệnh chính là ức chế được các cơn động kinh, sơ cứu bệnh nhân khi lên cơn co giật đúng cách để bảo vệ sức khỏe, bộ não của họ.

Đặc biệt, động kinh ở trẻ em rất dễ bị nhầm tưởng với các cơn co giật vì sốt cao, nóng trong người hoặc co giật lành tính nên con không được đưa đi thăm khám kịp thời, chữa trị đúng lúc. Do đó, bệnh động kinh ở trẻ em dễ dẫn đến nhiều hệ lụy, trong đó có bại não, đột quỵ.

Ngoài ra, khi các cơn xung điện xuất hiện đột ngột, khả năng điều hòa nhịp tim và huyết áp của cơ thể sẽ bị rối loạn. Điều này vô cùng nguy hiểm với cơ thể yếu ớt của trẻ em, dễ bị thiếu oxy lên não dẫn đến chết não, bại não, suy yếu khả năng hô hấp…

Bại não là bệnh gì?

Động kinh có biểu hiện dễ nhận biết là co giật và nguyên nhân gây bệnh chính là tổn thương ở não bộ. Vậy bại não là gì? Bại não có khác với động kinh hay không?

Bại não có tên tiếng Anh là cerebral viết tắt là CP, đây cũng là một bệnh liên quan đến rối loạn hệ thần kinh trung ương. Nhưng khác với động kinh, bại não gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, di chuyển, các tư thế và khả năng tư duy, ngôn ngữ, đọc hiểu… của người bệnh.

Bại não có nhiều nguyên nhân, trong đó có từ lúc còn là bào thai hoặc vì mắc bệnh trong quá trình sau sinh, lớn lên của con người.

Tùy vào từng mức độ tổn thương hệ thần kinh trung ương khác nhau mà tình trạng bại não sẽ ở dạng nhẹ hay nặng. Các trường hợp nặng sẽ hoàn toàn không có khả năng nhận thức về hành vi, lời nói, đọc hiểu, khó kiểm soát hành động gây trở ngại cho việc học tập.

Theo khảo sát từ các tổ chức y tế, có khoảng 30 – 50% trẻ em bại não có các triệu chứng của động kinh, co cứng và co giật toàn thân. Vì vậy, động kinh và bại não có mối quan hệ với nhau, từ bệnh này dễ dẫn đến bệnh kia.

Bệnh động kinh ở trẻ em có thể gây chứng bại não và ngược lại

Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ bại não là gì?

Động kinh ở bất kì đối tượng nào cũng được chia thành 2 nhóm là động kinh toàn thể và động kinh cục bộ, đối với trẻ em bị bại não cũng vậy. Cụ thể, động kinh toàn thể xuất hiện bởi toàn bộ hai bên bán cầu não bị tổn thương, biểu hiện gồm các thể như sau:

Cơn co giật -  co cứng toàn thân:

Đây là một biểu hiện nặng nhất, có nhiều hệ luỵ nhất của động kinh. Động kinh toàn thể dạng co giật, co cứng sẽ làm thay đổi ý thức hoặc gây mất ý thức khi phát bệnh. Một cơn co cứng và co giật sẽ kéo dài nhiều nhất trong 3 phút, trên 5 phút là trường hợp rất nguy hiểm.

Khởi phát, trẻ em sẽ có biểu hiện như té ngã, mắt nhìn chăm chăm và đồng tử giãn nở, mặt tái nhợt và bắt đầu bị khó thở, thở gấp, tay chân cứng lại. Tiếp đó, toàn cơ thể sẽ đi vào trạng thái co giật theo nhịp, trẻ có thể bị sùi bọt mép, cắn vào miệng, vào lưỡi, nghiến chặt răng… Cơn co giật kéo dài khoảng 1 phút thì trẻ sẽ ngủ hoặc bất tỉnh vài tiếng đồng hồ. Sau khi thức giấc thường quên đi hoàn toàn mọi việc đã xảy ra, mệt mỏi và kiệt sức.

Cơn vắng ý thức:

Các cơn động kinh toàn thể dạng vắng ý thức thường chỉ diễn ra tối đa 15 giây, vì vậy ít gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập của người bệnh. Thông thường, trẻ em hay những người mắc bệnh sẽ không kiểm soát, không lường trước được các cơn vắng ý thức diễn ra. Có nghĩa là chúng xuất hiện đột ngột trong vô thức.

Trong khoảng 15 giây này, người bệnh sẽ mất khả năng cầm nắm, làm rơi đồ, dừng đột ngột việc đang làm, nháy mắt hay nhấp môi liên tục, đứng yên rồi nhìn về phía trước… Trẻ em thường xuyên lên cơn vắng ý thức sẽ dễ mất tập trung, khó học tập hết công suất.

Cơn rung giật cơ (động kinh múa giật)

Đây là hiện tượng các nhóm cơ trên cơ thể đột ngột rung giật nhẹ, vì vậy mà đa phần mọi người đều nghĩ là triệu chứng bình thường mà không biết có thể do động kinh. Co giật rung cơ diễn ra nhanh, đột ngột và không gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của cơ thể.

Cơn co giật cơ

Hiện tượng này cũng có biểu hiện giống như cơn rung giật cơ nhưng cường độ mạnh hơn. Ngoài ra, bên cạnh các nhóm cơ, co giật cơ còn xuất hiện của cánh tay, chân và có thể kéo dài đến vài phút.

Cơn co cứng

Như tên gọi, cơn co cứng là hiện tượng cánh tay, chân hoặc tất cả tứ chi có tình trạng cứng lại, không hoạt động được, không co gập được. Tình trạng này chỉ xuất hiện ở trẻ em trong lúc ngủ.

Động kinh nhược cơ

Khác hẳn với tình trạng co cứng, nhược cơ có nghĩa là mềm nhũn, không thể dùng lực với các biểu hiện như khó cầm nắm, sụp mí mắt, đầu hay phần trên cơ thể có xu hướng cúi về phía trước…

Bên cạnh các triệu chứng của động kinh toàn thể, trong trường hợp trẻ em bại não chỉ bị tổn thương một bên bán cầu não, chúng sẽ mắc động kinh cục bộ. Dạng động kinh này có hai thể là đơn giản và phức tạp với nhiều biểu hiện khác nhau. Trong đó, động kinh cục bộ phức tạp tương tự như động kinh toàn thể ở dạng nhẹ.

Còn động kinh cục bộ đơn giản chỉ là các cơn giật hay rung cơ, giật mí mắt, giật mép miệng…

Trẻ em mắc bệnh động kinh nếu không điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến các bệnh về não, chậm phát triển thể chất, trí tuệ, tư duy… Ảnh hưởng của động kinh đến tương lai trẻ em là rất lớn, do đó, các bậc phụ huynh không nên lơ là trong việc điều trị căn bệnh phổ biến này.

Chẩn đoán động kinh ở trẻ bại não như thế nào?

Động kinh là căn bệnh phổ biến, chính vì vậy mà y học đang phát triển rất nhiều phương pháp để phát hiện, chẩn đoán và điều trị hiệu quả nó. Trong đó, để chẩn đoán chính xác dạng động kinh ở trẻ em bại não, các bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp như:

- Điện não đồ EEG;

- Chụp cắt lớp vi tính CT;

- Chụp cộng hưởng từ MRI;

- Xét nghiệm máu;

- Xét nghiệm tủy sống;

Điện não đồ giúp chẩn đoán chính xác bệnh động kinh

Có những phương pháp nào điều trị bệnh động kinh ở trẻ bại não?

Kèm theo các cách để chẩn đoán chính xác dạng động kinh, nền y học tiên tiến hiện nay còn đưa ra nhiều phương pháp điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng. Điều quan trọng nhất chính là quá trình chữa động kinh cần thời gian, quá trình kiên trì của cả người bệnh lẫn đội ngũ y bác sĩ.

Hiện nay, động kinh ở trẻ em, trẻ em bại não sẽ được điều trị bằng các phương pháp như:

Vật lý trị liệu

Ngay sau khi đã có chẩn đoán chính xác là trẻ đã mắc động kinh, phương pháp vật lý trị liệu sẽ được sử dụng đầu tiên nhằm giúp trẻ tăng khả năng tư duy, vận đông. Bằng các liệu pháp vật lý trị liệu, trẻ có thể dần điều khiển được khả năng đi đứng, nói chuyện, cử động… Vì vậy, động kinh dẫn đến bại não sẽ được cải thiện hoàn toàn sau thời gian ngắn.

Liệu pháp ngôn ngữ cho trẻ

Giống như một dạng vật lý trị liệu nhưng chuyên sâu vào kỹ năng mềm, liệu pháp ngôn ngữ giúp trẻ em động kinh bị bại não có thể trò chuyện, phản ứng với lời nói của mọi người xung quanh. Nhờ đó, trẻ em có thể tăng khả năng giao tiếp, hạn chế việc bị cô lập, xa lánh.

Liệu pháp hành vi

Liệu pháp hành vi cũng được xem là một trong các phương pháp vật lý trị liệu bằng kỹ năng mềm. Các liệu pháp này giúp trẻ em có khả ănng phản xạ tốt hơn, tăng tính độc lập giúp trẻ có thể học tập, sinh hoạt như người bình thường một cách tự chủ chứ không cần phải hướng dẫn.

Thuốc chống động kinh

Thuốc chống động kinh sẽ ức chế tối đa việc co giật xuất hiện, xoa dịu các cơn kích thích, hạn chế xung điện xảy ra đột ngột, duy trì hoạt động bình thường của hệ thống thần kinh trung ương.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra thuốc chống động kinh có gây tác dụng phụ. Do đó, sử dụng phải theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý dùng theo cách riêng mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của trẻ.

Phẫu thuật não

Sau nhiều phương pháp điều trị nhưng cơn động kinh ở trẻ em bại não vẫn diễn ra thường xuyên, tình trạng kiểm soát hành vi không tiến triển, phẫu thuật não được xem là phương án cuối cùng.

Tất nhiên, một ca phẫu thuật não sẽ có rất nhiều rủi ro, nguy hiểm và trường hợp khó đoán nhưng tỉ lệ chữa khỏi bệnh rất cao. Để phẫu thuật não nhằm chữa động kinh ở trẻ em bại não thành công, các bác sĩ sẽ đảm bảo các yêu cầu phần não bị cắt bỏ sẽ không làm mất ý thức, không gây rối loạn ngôn ngữ và sau khi cắt sẽ đảm bảo mọi hoạt động đều bình thường.

Một số phương pháp phẫu thuật hiện nay như:

- Loại bỏ một nửa não (Hemispherectomy): Vùng não bị cắt bỏ tương đối lớn, tuy nhiên cơn động kinh sẽ được vô hiệu hóa dường như là toàn bộ, không tái phát. Mặc dù vậy, đây là phương pháp hiếm khi được sử dụng vì rủi ro cao.

- Cắt đứt kết nối thần kinh giữa bán cầu trái và phải (Callosotomy): Quá trình phẫu thuật này sẽ làm giảm đến mức tối đa các cơn động kinh toàn bộ chứ không điều trị dứt điểm. Callosotomy được áp dụng nhiều nhất ở trẻ em bị động kinh dạng co cứng và co giật toàn thân nghiêm trọng vì một bán cầu não tổn thương có xu hướng lan rộng ra bán cầu não còn lại.

Chế độ ăn đặc biệt dành cho trẻ động kinh

Ngoài việc sử dụng thuốc, bổ sung các loại thảo dược quý giúp ức chế động kinh, hỗ trợ chức năng não bộ, chế độ dinh dưỡng hằng ngày cũng vô cùng quan trọng trong việc điều trị động kinh ở trẻ em bại não. Do đó, bố mẹ cần phải chăm sóc các bé cẩn thận, kỹ lưỡng hơn.

Trong thực đơn, hạn chế các chất kích thích, đồ ăn giàu mỡ, tinh bột và đường… Thay vào đó, nên cho trẻ em ăn theo chế độ lành mạnh với nhiều rau xanh, hoa quả tươi, thịt cá, thịt trắng…

Trẻ em bị động kinh rất dễ ảnh hưởng đến não, do đó, nên điều trị thật tốt trước khi quá muộn. Một trong các hệ lụy nguy hiểm nhất chính là động kinh ở trẻ em dẫn đến bại não, mất khả năng điều khiển hành vi, nhận thức làm học tập khó khăn.

Sử dụng sản phẩm ngăn co giật động kinh từ thảo dược

Ngày nay, dùng thảo dược tự nhiên hay còn gọi là chữa bệnh động kinh bằng Đông y vô cùng phổ biến vì hiệu quả, an toàn và tiết kiệm, ít tác dụng phụ khi dùng thường xuyên.

Giống với các loại thuốc chống động kinh, một số thảo dược tự nhiên như câu đằng, an tức hương, câu xấu hổ, khổ qua rừng… cũng có tác dụng tương tự là điều hòa hệ thần kinh trung ương, ngăn chặn các cơn xung điện đột ngột.

Không những vậy, bổ sung các loại thảo dược quý kể trên còn có ích cho sức khỏe tổng thể, giải độc, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân động kinh.

Trẻ em bị bại não khi dùng thảo dược tự nhiên thường xuyên sẽ ngủ ngon hơn, không còn dễ bị nổi giận, lo lắng, nổi cáu như trước.

Lưu ý: Mặc dù các nghiên cứu cũng đã chỉ ra hiệu quả vượt trội của các loại thảo mộc tự nhiên đối với con người tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên tìm đến các cơ sở Đông y uy tín. 

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha