Trẻ mắc hội chứng West có đặc trưng bởi các cơn động kinh co thắt cơ cúi gập đầu về phía trước, bệnh sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sau này.
Ngày đăng: 17-08-2022
3,487 lượt xem
Hội chứng west là gì?
Hội chứng west là một thể đặc biệt của bệnh động kinh thể thứ phát xảy ra ở trẻ nhỏ, còn có tên gọi khác là hội chứng co thắt ở trẻ sơ sinh, chiếm 9% trong bệnh động kinh ở trẻ em. Bác sĩ người Anh William James West (1793-1848) là người đầu tiên mô tả bệnh vào năm 1841 nên tên của ông được lấy đặt tên cho tên của bệnh.
Nhìn chung, hội chứng động kinh west rất hiếm gặp nhưng phổ biến ở trẻ dưới một tuổi, với tỷ lệ mắc < 6/10.000 trẻ. Bệnh thường khởi phát trong độ tuổi từ 3 đến 6 tháng tuổi. Trẻ trai có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn trẻ nữ, chiếm khoảng 60% trong tổng số các ca mắc.
Hội chứng west được chia làm 3 nhóm: hội chứng west không có nguyên nhân, nguyên nhân ẩn và triệu chứng. Hội chứng west không có nguyên nhân có tiên lượng bệnh tốt nhất.
Trẻ mắc hội chứng West có đặc trưng bởi các cơn co thắt cơ cúi gập đầu về phía trước
Nguyên nhân gây ra Hội chứng West
Hội chứng động kinh West được chia làm 3 nhóm là hội chứng west không có nguyên nhân, nguyên nhân ẩn và triệu chứng. Hội chứng west không có nguyên nhân có tiên lượng bệnh tốt nhất.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hội chứng động kinh West là một tình trạng di truyền xơ cứng củ phức hợp (tuberous sclerosis complex, TSC). U xơ cứng củ không phải là một bệnh lý ác tính. Đây là một đột biến gen di truyền trội liên quan đến động kinh, khối u ở mắt, tim, thận và biểu hiện bất thường ở da.
Hội chứng West có thể xuất hiện sau bất kỳ tổn thương nào của não bộ, bao gồm cả nguyên nhân trước sinh và sau sinh, có thể xác định được trong 70-75% trường hợp trẻ bị ảnh hưởng. Tổn thương ở não có thể là tổn thương cấu trúc một hay nhiều vị trí, các tổn thương thời kỳ chu sinh, nhiễm trùng, thiếu oxy não, xuất huyết nội sọ, bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, hiếm hơn là do các bệnh lý chuyển hóa như thiếu hụt vitamin B6, đái tháo đường...
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Ngoài ra, hội chứng West còn có thể gây ra do đột biến gen CDKL5 hoặc gen ARX trên nhiễm sắc thể giới tính X nên ảnh hưởng nhiều đến trẻ trai. Trong một thai kỳ, một người phụ nữ mang gen bệnh có khả năng sinh ra một người con gái mang gen bệnh với tỷ lệ 25%.
Nếu một người đàn ông mắc hội chứng West sinh con, tất cả con gái của họ sẽ nhận gen bệnh từ người bố. Những người con trai sẽ không nhận gen bệnh vì người bố chỉ truyền nhiễm sắc thể giới tính Y cho con trai.
Triệu chứng dạng động kinh hội chứng West
Cứ 10 trẻ mắc hội chứng động kinh West thì có tới 9 trẻ khởi phát trong năm đầu đời, thường là từ 3 đến 8 tháng tuổi. Trong giai đoạn khởi phát, các cơn co giật thường ngắn, đơn lẻ và không xảy ra thường xuyên. Vì lẽ đó, đa số trẻ mắc chứng bệnh này thường bị chẩn đoán muộn.
Triệu chứng điển hình của hội chứng West là trẻ đột ngột uốn cong người về phía trước do các cơ bị co thắt lại, hai tay bắt chéo lại trước ngực, hai chân co đầu gối lên trên. Trong một số trường hợp, hai tay duỗi thẳng và khép bắt chéo (được gọi là co thắt ở tư thế duỗi). Sau giai đoạn này, các cơ lại được giãn ra nhanh chóng, trẻ trở về tư thế bình thường.
Mỗi cơn co thắt thường rất ngắn, chỉ khoảng 1 – 2 giây, sau đó tạm dừng trong vài giây rồi lại tiếp tục một cơn khác. Nếu như lúc khởi phát, cơn co thắt thường rời rạc thì đến khi bệnh nặng hơn, cơn co thắt lại “kéo đến” hàng loạt.
Trẻ em bị hội chứng West thường cáu kỉnh, chậm phát triển về tâm thần và vận động. Ngoài ra, trẻ có thể có biểu hiện thờ ơ, không đáp ứng với các kích thích về giác quan. Những ảnh hưởng này chỉ có thể được cải thiện cho tới khi các cơn co thắt được kiểm soát.
Hội chứng động kinh West thường gặp ở trẻ em trai
Chẩn đoán hội chứng West bằng cách nào?
Cha mẹ nên mô tả cho bác sĩ các triệu chứng mà con mình gặp phải càng chi tiết càng tốt, bởi những biểu hiện của trẻ rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh động kinh ở trẻ.
Cùng với đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám thực thể, khám thần kinh và thực hiện điện não đồ EEG để kiểm tra sóng điện não. Đặc trưng của EEG trong hội chứng West là các sóng điện não luôn luôn rối loạn, ngay cả khi không có cơn động kinh. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp rối loạn sóng điện này chỉ thấy khi trẻ đang ngủ.
Ngoài ra, các trẻ này còn được làm các xét nghiệm khác như chụp cắt lớp vi tính CT, chụp cộng hưởng từ MRI, xét nghiệm máu và nước tiểu, chọc dò tủy sống,...
Đo điện não đồ giúp phát hiện bệnh động kinh ở trẻ em
Đối tượng nguy cơ mắc Hội chứng West
Bất kỳ yếu tố nào làm tăng khả năng tổn thương não đều có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng động kinh West, như:
- Dị tật bẩm sinh não bộ của trẻ
- Trẻ bị ngạt khi sinh
- Nhiễm trùng sơ sinh, nhất là những trẻ phải nằm điều trị tại đơn vị hồi sức sơ sinh.
- Rối loạn nhiễm sắc thể
- Tiền sử gia đình có người thân mắc hội chứng động kinh West hoặc các rối loạn của hệ thần kinh như động kinh.
Hội chứng West có nguy hiểm không?
Nếu không được kiểm soát tốt, hội chứng West gây ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ sau này, cụ thể là:
- Nếu trẻ em mắc chứng co thắt sơ sinh liên quan đến những rối loạn hoặc tổn thương não tiềm ẩn sẽ có khả năng bị chậm phát triển, trẻ có thể bị mất các kỹ năng như ngồi, lăn bò hoặc tập đi.
- Sự suy giảm nhận thức, trí tuệ cũng thường gặp và khiến trẻ khó khăn trong quá trình học tập và công việc sau này.
- Bệnh tiến triển thành các thể động kinh khác khi trẻ lớn lên, gặp nhiều nhất là hội chứng Lennox – Gastaut hoặc khiến trẻ dễ mắc bệnh tự kỷ hơn.
Hội chứng West dễ tiến triển thành hội chứng Lennox – Gastaut nguy hiểm
Các phương pháp điều trị hội chứng West
Điều trị bằng thuốc
Mặc dù thuốc kiểm soát cơn co cứng, co giật mang lại nhiều tác dụng phụ cho trẻ nhưng đây vẫn là phương pháp đầu tiên và bắt buộc trong điều trị hội chứng này. Các thuốc được chỉ định hiện nay là: Steroid, vigabatrin, thuốc chống động kinh
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Trong trường hợp nguyên nhân của hội chứng động kinh West là do xơ cứng mô, dị dạng não, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để điều chỉnh những bất thường này.
Chế độ ăn kiêng cho trẻ mắc hội chứng West
Một chế độ ăn uống khoa học rất quan trọng trong điều trị hội chứng động kinh West ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần hạn chế cho con ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, mì chính, thực phẩm chế biến sẵn như bánh kẹo, xúc xích, pizza, khoai tây chiên,… bởi những loại thực phẩm này có thể kích thích hệ thần kinh của trẻ.
Thay vào đó, các loại cá, rau xanh, trái cây, dầu thực vật,… là những loại thực phẩm tốt, bạn nên chú ý bổ sung cho trẻ hằng ngày, đồng thời khuyến khích trẻ tập thể dục thường xuyên để điều trị bệnh được tốt và nâng cao sức khỏe nói chung.
Đông y – Phương pháp điều trị bệnh động kinh mang lại hiệu quả cao
Theo Đông y, động kinh là do rối loạn của các cơ quan nội tạng như can, thận, tỳ làm mất cân bằng âm dương cho cơ thể. Chính vì vậy, nguyên tắc điều trị của đông y là tác động trực tiếp vào nguyên căn gây bệnh, cải thiện Lục Phủ Ngũ Tạng, cân bằng Âm – Dương, từ đó sẽ loại bỏ bệnh tận gốc và hạn chế bệnh tái phát.
Đến nay, phương pháp đông y chữa bệnh động kinh ngày càng được nhiều người biết đến và ưu tiên sử dụng hơn, vì chúng có nhiều ưu điểm nổi bật, mang lại kết quả tốt, đặc biệt là rất an toàn cho bệnh nhân. Điều trị bệnh động kinh bằng Đông y là sự kết hợp giữa thuốc uống và phương pháp châm cứu, bấm huyệt,…nhằm lưu thông khí huyết, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh và nâng cao tác dụng của các bài thuốc uống, giúp mang đến hiệu quả toàn diện từ trong ra ngoài.
Tùy vào thể trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ châm và những huyệt đạo khác nhau cho người bệnh, bao gồm các huyệt như: Bách hội, Phong trì, Thân trụ, Thần đạo, Cân súc, Trường cường, Đại lăng, Nội quan, Thần môn, Hành gian,…
Nhìn chung, Đông y có nhiều loại thảo dược quý để điều trị bệnh động kinh, được nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh có tác dụng an thần, giảm kích thích trong não bộ, trấn tĩnh hệ thần kinh, nhờ đó giúp giảm tần suất, mức độ cơn, giảm đau đầu, mệt mỏi sau động kinh hiệu quả, sớm phục hồi sức khỏe và khả năng vận động.
Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết trên đây, bạn đọc đã có cái nhìn cụ thể hơn về chữa bệnh động kinh và có thêm lựa chọn trong hành trình chống lại căn bệnh này.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn