Vì sao đừng xem nhẹ bệnh động kinh vắng ý thức ở trẻ?

Có những trường hợp trẻ em bị động kinh vắng ý thức dừng hoạt động một vài giây mà không hề bị yếu liệt chân tay nhưng để lại nhiều tiềm ẩn nguy hiểm lâu dài.

Ngày đăng: 29-06-2022

782 lượt xem

Động kinh vắng ý thức ở trẻ là gì?

Thông thường, các tế bào thần kinh của não bộ giao tiếp với nhau bằng các tín hiệu điện để điều khiển mọi vận động của cơ thể. Tuy nhiên với những người động kinh, ngoài những lúc bình thường ấy sẽ có từng đợt các tín hiệu phóng điện một cách đột ngột, bất thường, gây ra những biểu hiện hết sức đa dạng và phức tạp, trong đó có những cơn động kinh vắng ý thức tạm thời.

Động kinh là một chứng rối loạn hoạt động thần kinh của não bộ, thường tái diễn nhiều lần nếu không được điều trị đúng phương pháp. Một người có thể có tới 50 - 100 cơn trong vòng một ngày, gây mất ý thức trong vòng 30 giây hoặc ngắn hơn, và thường khởi phát trong độ tuổi từ 4 đến 15.

Động kinh vắng ý thức ở trẻ thường khó nhận biết

Đặc điểm của động kinh cơn vắng ý thức ở trẻ

Động kinh cơn vắng ý thức có tên gọi cũ là động kinh cơn nhỏ (petit mal seizure). Trẻ bị động kinh cơn vắng ý thức thường xuất hiện rất nhiều các cơn vắng ý thức kéo dài khoảng 10 giây và kết thúc độ ngột, sau đó trẻ lại tiếp tục thực hiện các hoạt động. Đặc điểm này khiến cho động kinh cơn vắng ý thức rất khó phát hiện nếu không quan sát kỹ lưỡng, ngay cả bản thân đứa trẻ cũng không biết mình mắc bệnh.

Do các cơn vắng ý thức xảy ra rất nhiều lần trong ngày ảnh hưởng đến khả năng tập trung, tiếp thu, ghi nhớ bài giảng. Chính vì vậy, khả năng học tập sẽ không được như trẻ bình thường và các phụ huynh có thể nhận được nhiều lời phàn nàn từ giáo viên về việc con không tập trung trong học tập.

Các triệu chứng của cơn động kinh vắng ý thức ở trẻ

Hầu như rất khó để có thể phát hiện ra dạng động kinh này, một trẻ bị vắng ý thức thường có các triệu chứng điển hình như sau:

- Trẻ nhất thời không nhận thức được những gì đang diễn ra xung quanh mình. Đôi khi trẻ dừng vận động, dừng di chuyển, dừng nói năng, ăn uống, chơi đùa, học tập… trong một vài giây sau đó các hoạt động lại được tiếp tục bình thường. Cơn vắng ý thức có thể làm gián đoạn cuộc trò chuyện của trẻ với người xung quanh. Nhiều khi trẻ không nhớ những gì mới xảy ra hay nhưng việc đã làm.

- Mí mắt của trẻ có thể chớp liên tục hoặc giật giật rất nhanh chóng, mấp máy môi, nhai trong khi miệng không có đồ ăn.

- Ở một cánh tay hoặc một chân trẻ có thể di chuyển với lý do không rõ ràng, các hành động này lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày.

- Nhìn chằm chằm về phía trước trong vô thức và không để ý những người xung quanh nói gì.

Các cơn vắng ý thức có thể xảy ra nhiều lần trong một buổi học, khi làm bài tập về nhà, điều này làm giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ. Giáo viên giảng dạy thường là người phát hiện ra sự bất thường và phàn nàn với phụ huynh về việc trẻ không tập trung chú ý, hay mơ mộng, lơ đãng, chểnh mảng trong giờ học và kết quả là chậm tiếp thu, học lực giảm sút.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Động kinh cơn vắng ý thức thường gặp ở độ tuổi nào?

Theo thống kê, cứ 50 trường hợp động kinh thì có 1 – 4 trường hợp là động kinh cơn vắng ý thức (chiếm khoảng 2 – 8%). Cơn động kinh vắng ý thức thường khởi phát ở độ tuổi từ 3 – 11, phổ biến nhất trong nhóm 5 – 8 tuổi.

Nguyên nhân thường gặp nhất của chứng động kinh này là do di truyền. Khoảng 1 trong 3 gia đình có con nhỏ bị động kinh cơn vắng ý thức có tiền sử mắc căn bệnh này. Anh chị em ruột của trẻ bị động kinh cơn vắng ý thức có nguy cơ mắc bệnh lên tới 10%.

Trẻ thường không làm chủ được bản thân mỗi khi lên cơn động kinh vắng ý thức

Chẩn đoán động kinh cơn vắng ý thức ở trẻ.

Với những biểu hiện không rõ ràng, động kinh cơn vắng ý thức rất khó phát hiện. Nếu các phụ huynh thấy con có những biểu hiện của cơn động kinh vắng ý thức như mô tả ở trên, hãy đưa con tới chuyên khoa thần kinh của các bệnh viện uy tín để thăm khám kỹ lưỡng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, trong đó điện não đồ là quan trọng nhất. Thường thì trẻ được yêu cầu thở nhanh trong 3 – 5 phút trong quá trình điện não đồ. Phương pháp này giúp phát hiện 80% trường hợp trẻ có động kinh cơn vắng ý thức.

Đo điện não đồ để phát hiện triệu chứng động kinh vắng ý thức ở trẻ

Nghiên cứu về ảnh hưởng của động kinh vắng ý thức tới trẻ nhỏ

Các nhà khoa học nghiên cứu tiến hành so sánh nhận thức của 19 trẻ em bị động kinh cơn vắng ý thức điển hình với 19 trẻ em không mắc chứng bệnh này. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các bài kiểm tra nhận thức thần kinh nhằm đánh giá chức năng của bộ nhớ, sự tập trung và sự linh hoạt về tinh thần.

Sau khi đánh giá: Nhóm trẻ bị động kinh cơn vắng ý thức có kết quả kém hơn đáng kể và gặp nhiều khó khăn nhiều hơn trong việc chuyển đổi hoạt động so với nhóm đối chứng.

Qua nghiên cứu này các nhà khoa học nhận thấy rằng: Trẻ động kinh vắng ý thức có nhiều nguy cơ gặp phải những khiếm khuyết về khả năng tư duy, trí nhớ và các chức năng não bộ cao hơn so với những trẻ bình thường. Nhóm tác giả cũng nhấn mạnh, nguy cơ này lớn nhất ở những trẻ khởi phát bệnh trước 7 tuổi.

Thể động kinh nào cũng có thể ảnh hưởng đến não bộ theo những cách khác nhau. Kết quả của nghiên cứu trên một lần nữa khẳng định sự nguy hiểm của chứng bệnh này, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trong của việc phát hiện và điều trị sớm.

Ngoài ra trẻ sẽ gặp phải một số biến chứng như: 

- Phải dùng thuốc chống động kinh suốt đời để ngăn ngừa co giật.

- Sẽ bị các cơn động kinh lớn (co cứng – co giật).

- Khó khăn trong học tập

- Vấn đề hành vi

Ngoài ra, cha mẹ hãy gọi cấp cứu ngay nếu người bệnh có các triệu chứng: Có các hành vi tự động kéo dài từ vài phút đến vài giờ – các hoạt động như ăn uống hoặc di chuyển mà không nhận thức – hoặc nhầm lẫn kéo dài và có giật kéo dài hơn 5 phút.

Cách điều trị động kinh vắng ý thức hiệu quả

Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc chống động kinh ở liều thấp nhất và tăng liều lượng khi cần thiết để kiểm soát cơn co giật. Trẻ em có thể giảm dần thuốc chống động kinh sau 2 năm dùng, theo sự chỉ định của bác sĩ.

Các loại thuốc được quy định để điều trị cơn động kinh vắng ý thức bao gồm:

Ethosuximide (Zarontin): Đây là loại thuốc mà hầu hết các bác sĩ chỉ định cho bệnh động kinh vắng ý thức. Trong hầu hết các trường hợp, động kinh đáp ứng tốt với thuốc này. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm buồn nôn, nôn, buồn ngủ, khó ngủ, hiếu động thái quá.

Axit valproic (Depakene): Các bé gái tiếp tục dùng thuốc khi trưởng thành nên thảo luận với bác sĩ về những nguy cơ tiềm ẩn của axit valproic. Axit valproic có liên quan đến nguy cơ dị tật bẩm sinh cao ở trẻ sơ sinh, do đó các bác sĩ khuyên phụ nữ không nên sử dụng thuốc trong khi mang thai hoặc khi cố gắng thụ thai. Các bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng axit valproic ở trẻ em có cả động kinh vắng ý thức và co cứng – co giật (động kinh cơn lớn).

Lamotrigine (Lamictal): Theo một số nghiên cứu, loại thuốc này ít hiệu quả hơn so với ethosuximide hoặc axit valproic, nhưng nó có ít tác dụng phụ hơn. Các tác dụng phụ có thể bao gồm phát ban và buồn nôn.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người động kinh vắng ý thức

 Chế độ ăn uống

Chế độ ăn giàu chất béo và ít carbohydrate có thể cải thiện khả năng kiểm soát động kinh. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng chế độ ăn này nếu các loại thuốc không kiểm soát được cơn co giật. Chế độ ăn này không dễ duy trì nhưng có thể giúp giảm động kinh cho một số người.

Thói quen sinh hoạt

Các mẹo giúp trẻ kiểm soát động kinh vắng ý thức hiệu quả:

Uống thuốc đúng cách: Bạn không được tự ý điều chỉnh liều lượng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn cảm thấy cần thay đổi thuốc, hãy thảo luận với bác sĩ.

Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có thể gây ra cơn co giật. Vì vậy, bạn hãy chắc chắn ngủ đủ giấc mỗi ngày.

Đeo vòng tay y tế cảnh báo: Điều này sẽ giúp nhân viên cấp cứu biết cách điều trị chính xác với bạn nếu bạn bị co giật khác.

Hãy hỏi bác sĩ về các hạn chế lái xe hoặc giải trí: Không tắm hoặc bơi trừ khi có người ở gần để giúp đỡ bạn nếu cần thiết.

Đông y là giải pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa cơn động kinh ở trẻ em

Một số nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học quốc tế cho thấy Rhynchophylline hoạt chất chính trong cây câu đẳng, ngoài tác dụng an thần, trấn tĩnh và làm tăng nồng độ GABA nội sinh trong cơ thể. Ngoài ra, trong Đông y điều trị bệnh động kinh còn rất nhiều vị thuốc được coi là giải pháp hoàn hảo để bảo vệ não bộ, cải thiện khả  năng ghi nhớ và hỗ trợ dự phòng cơn động kinh xuất hiện.

Sau khi theo dõi bài viết cách chuẩn đoán và điều trị bệnh động kinh vắng ý thức trên đây, chắc hẳn mọi người đã giải đáp được những thắc mắc của bản thân về căn bệnh này và có cách phát hiện, điều trị kịp thời nhất, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha