Chấn thương sọ não thường để lại nhiều hậu quả nặng nề đối với sức khỏe, một trong số đó là di chứng co giật, động kinh, chiếm tỷ lệ 15 - 20%
Ngày đăng: 09-08-2022
604 lượt xem
Tại sao chấn thương sọ não lại dẫn tới co giật, động kinh?
Chấn thương sọ não là tình trạng sang chấn vùng đầu gây tổn thương hộp sọ và các cấu trúc bên trong não bộ. Các nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến chấn thương sọ não bao gồm: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã do bất cẩn, bạo lực đánh nhau...
Thực tế lâm sàng cho thấy, chấn thương sọ não dù ở mức độ nhẹ hay nặng đều có thể gây hủy hoại các tế bào thần kinh và để lại những vết sẹo vĩnh viễn bên trong não bộ. Chính điều này đã làm mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh, gây tăng chất kích thích glutamat và giảm chất ức chế gaba (gama amino butyric acid), làm kích hoạt các cơn sóng điện đột ngột và gây ra những cơn co giật động kinh.
Chấn thương sọ não là nguyên nhân phổ biến nhất gây động kinh ở người trong độ tuổi 15-24. Những ca tai nạn xe cộ, ngã, thể thao hay do bạo lực về thể chất đã gây tổn thương hoặc chấn thương não khiến các tế bào thần kinh bị phá hủy. Vùng trán và thùy thái dương là những vùng thường xuyên bị ảnh hưởng nhất.
Chính những tổn thương kết hợp với quá trình stress oxy hóa tế bào đã kích hoạt nên phản ứng viêm mạnh mẽ và để lại những vết sẹo không thể phục hồi, làm khởi phát các cơn co giật chỉ sau đó 1 tuần.
Một số yếu tố khác sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn co giật như: Sốt cao, mất ngủ, stress, tác dụng phụ của thuốc trầm cảm, lo âu hoặc sau khi dùng đồ uống chứa chất kích thích, thay đổi nồng độ ion trong cơ thể như natri thấp hoặc magie, canxi cao.
Chấn thương sọ não có nguy cơ gây ra bệnh động kinh
Dấu hiệu nhận biết của co giật, động kinh sau chấn thương sọ não
Chấn thương sọ não là tình trạng mà người bệnh gặp phải sang chấn ở vùng đầu gây tổn thương hộp sọ và các cấu trúc bên trong. Thống kê từ các chuyên gia y tế cho thấy có khoảng 10% số bệnh nhân chấn thương sọ não xuất hiện di chứng động kinh với những biểu hiện là một hoặc nhiều các triệu chứng sau đây:
- Cơn co giật, co cứng toàn thân hoặc một phần cơ thể
- Cứng đờ hoặc run rẩy vùng đầu, tay, chân, mắt...
- Mất ý thức hay nhìn chằm chằm vào một thứ gì đó
- Chuyển động bất thường, chẳng hạn như co cứng, co giật, run rẩy toàn thân, đầu, tay chân hoặc mắt
- Mất ý thức tạm thời, nhìn chằm chằm về một hướng nào đó với ánh mắt vô hồn.
- Nhai khi trong miệng không có đồ ăn, giật nhẹ ở môi hoặc khóe miệng
- Cảm nhận có mùi, âm thanh, cảm giác lạ, vị lạ trong miệng (thường gặp là miệng có vị kim loại), ảo giác.
- Mệt mỏi, chóng mặt không rõ lý do.
- Đột nhiên mất khả năng nói hoặc không hiểu được người khác nói gì với mình
Các triệu chứng của cơn co giật, động kinh sau chấn thương sọ não thường xảy ra đột ngột và không thể kiểm soát được. Thông thường, chúng chỉ diễn ra trong vài giây hoặc vài phút, nhưng nhiều trường hợp kéo dài đến 5 – 10 phút. Sau cơn co giật, người bệnh có thể gặp cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi, mất khả năng ghi nhớ tạm thời. Nếu cơn co giật kéo dài hơn 2 phút, có thể phải mất vài ngày để cơ thể phục hồi hoàn toàn.
Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn co giật, động kinh sau chấn thương sọ não bao gồm:
- Sốt cao
- Mất ngủ hoặc mệt mỏi, kiệt sức
- Sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc các thuốc điều trị bệnh liên quan đến hệ thần kinh (thuốc chống trầm cảm,..)
- Tâm lý căng thẳng, lo âu, stress quá mức.
- Có rối loạn nồng độ các chất hóa học (điện giải) trong cơ thể như: natri thấp, magie và canxi cao.
Cẩn thận với di chứng động kinh sau chấn thương sọ não
Thời điểm xuất hiện cơn co giật, động kinh sau chấn thương sọ não
Co giật, động kinh có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào sau chấn thương sọ não, tùy thuộc mức độ và nguyên nhân gây tổn thương mà nó có thể đến sớm hoặc muộn.
Co giật sớm sau chấn thương: khoảng 25% số trường hợp có xuất hiện cơn co giật ở ngay trong tuần đầu tiên sau khi chấn thương não
Co giật muộn sau chấn thương: khoảng 80% số trường hợp, cơn co giật xuất hiện sau 7 ngày hoặc đôi khi là một vài năm sau khi bị chấn thương.
Co giật tiến triển thành bệnh động kinh: chiếm tỷ lệ 50% số bệnh nhân có tiền sử bị co giật sau chấn thương, khi số cơn co giật có tính chất lặp lại nhiều lần.
Theo thống kê cho thấy, việc xác định được nguyên nhân gây ra sự tổn thương não bộ có thể giúp các bác sĩ xác định nguy cơ co giật động kinh do chấn thương sọ não của bệnh nhân, cụ thể:
- 65% những người bị chấn thương va đập vùng đầu đều bị co giật.
- 20% những người chấn thương sọ não kín, gây chảy máu nội sọ gây co giật.
- Hơn 35% số người có từ 2 lần phẫu thuật não trở lên sau chấn thương.
Điều trị và phòng ngừa co giật, động kinh sau chấn thương sọ não
Sử dụng thuốc tây điều trị
Khoảng 70 - 80% số người bệnh có thể kiểm soát được cơn co giật bằng các loại thuốc kháng động kinh. Tùy thuộc vào loại cơn động kinh, tuổi tác và thể trạng, các bác sĩ sẽ có những lựa chọn thích hợp dành cho người bệnh. Tuy nhiên, một số thuốc kháng động kinh có thể gây nên tác dụng phụ, chẳng hạn như: buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, nhìn đôi, nhầm lẫn, run rẩy…
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Thực hiện một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học
Theo các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh chấn thương sọ não không nên để tới lúc xuất hiện các cơn động kinh mới điều trị, thay vào đó, họ nên phòng ngừa từ sớm. Để làm được điều này, người bệnh nên thực hiện một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học với những gợi ý sau:
- Tăng cường thực phẩm giàu calci, protein chẳng hạn như: thịt nạc, trứng, tôm, cua, cá,…
- Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đúng giờ, đủ giấc, hạn chế thức quá khuya, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
- Ngừng hút thuốc lá, uống rượu, bia và các chất kích thích khác.
- Tham gia các lớp học yoga, ngồi thiền, hít sâu thở chậm, đi bộ nhẹ nhàng,… nhằm thư giãn tinh thần, nâng cao thể trạng.
- Tránh các công việc có tính chất nguy hiểm như lái tàu xe, làm việc trên cao/dưới nước…
Phát hiện sớm động kinh do chấn thương sọ não
Bật mí 2 bài thuốc chữa động kinh bằng Đông y hiệu quả
Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp Đông y trị hết bệnh động kinh xin gửi đến bạn 2 bài thuốc chữa bệnh Động kinh bằng Đông y tiêu biểu. Từ đó giúp người bệnh có cái nhìn rõ hơn về phương pháp này.
Đông y trị động kinh thể phong đàm ứ trệ
Động kinh thể phong đàm ứ trệ có biểu hiện như tay chân co giật, hôn mê trong thời gian ngắn, mất ý thức tạm thời và xảy ra cơn động kinh đột ngột. Để hạn chế các triệu chứng trên, bạn nên áp dụng bài thuốc
Nguyên liệu: Hổ phách, thiên ma, đảng sâm, mạch môn, cam thảo, trúc lịch, gừng tươi, bối mẫu, đởm nam tinh, chu sa, cương tằm, bán hạ chế, phục tinh,…
Trị động kinh bằng Đông y thể tâm thận tỳ hư
Đối với thể bệnh động kinh này, người bệnh phải đối mặt với cơn động kinh xảy ra nhiều lần, người mệt mỏi và trí tuệ sa sút. Ngoài ra, người bệnh còn thấy đau nhức xương khớp, khó tự chủ đại tiện.
Nguyên liệu: Viễn chí, cam thảo, bạch truật, hà thủ ô, đại táo, sinh khương, bán hạ,… gia giảm thêm nhiều dược liệu quý khác.
Chữa động kinh bằng Đông y với phương pháp hỗ trợ
Nhằm đẩy nhanh quá trình chữa bệnh động kinh, Đông y kết hợp song hai phương pháp đó là bài thuốc uống và châm cứu – bấm huyệt:
- Châm cứu giúp quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn, tăng cường máu nuôi dưỡng hệ thần kinh.
- Bấm huyệt còn giúp giảm căng thẳng, chức năng tuần hoàn của cơ thể hoạt động linh hoạt.
- Các biến chứng của động kinh được đẩy lùi như: giảm co giật, ngủ sâu giấc, tăng cường trí nhớ.
- Hoạt động hằng ngày của bệnh nhân bị động kinh dễ dàng hơn, ngăn ngừa các triệu chứng tái phát.
Mặc dù động kinh sau chấn thương sọ não khó có thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng người bệnh vẫn có cơ hội kiểm soát tốt cơn co giật và sớm có một cuộc sống ý nghĩa, hạnh phúc nếu lựa chọn đúng phương pháp.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn