Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể, giúp trẻ chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt cao dẫn đến co giật tái diễn nhiều lần, thì nguy cơ di chứng động kinh sẽ rất cao. Vậy có biện pháp nào để hạn chế sốt cao co giật và giảm nguy cơ gây ra bệnh động kinh hay không?
Ngày đăng: 21-08-2017
2,078 lượt xem
Biểu hiện cơn sốt cao co giật ở trẻ như thế nào?
Co giật ở trẻ có thể do rất nhiều nguyên nhân như hạ canxi máu, rối loạn điện giải, hạ đường huyết hoặc do bệnh động kinh… Tuy nhiên, để có thể nhận ra đâu là cơn co giật do sốt cao, cha mẹ cần chú ý những điểm sau:
- Trẻ chỉ có một cơn co giật trong vòng 24 giờ, kéo dài chưa đầy 15 phút.
- Co giật ở toàn bộ cơ thể chứ không phải chỉ ở một bên.
- Xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi.
- Trẻ không có vấn đề bất thường gì về hệ thần kinh.
- Trước đây trẻ đã từng bị sốt cao.
- Cánh tay và chân cứng lại, sau đó bắt đầu co giật, hai mắt trợn ngược.
- Có thể ngừng thở trong vài giây, nôn, tiểu tiện hoặc đại tiện không tự chủ, vã mồ hôi.
- Kéo dài 1 – 2 phút và dừng lại.
- Sau co giật hoặc gồng cứng cơ thể, trẻ thường rất buồn ngủ. Lúc này cha mẹ nên để cho con nghỉ ngơi, nhưng cần kiểm tra những thay đổi về nhịp thở hoặc xem tay chân của bé có còn co giật hay không một cách thường xuyên để có hướng xử trí.
- Trẻ có thể nhầm lẫn, mơ màng sau khi co giật nhưng sẽ khôi phục lại hoạt động bình thường trong vòng 60 phút.
Nguyên nhân của cơn co giật do sốt cao là gì?
Thông thường tình trạng co giật sẽ xuất hiện khi trẻ sốt cao từ 39ºC trở lên, mặc dù cơ chế gây bệnh vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên, các nhà khoa học khám phá ra rằng, tốc độ tăng nhiệt quá nhanh là nguyên nhân gây co giật chứ không phải do ngưỡng nhiệt độ sốt. Bởi não bộ trẻ vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa hoàn thiện nên rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, chỉ một kích thích nhỏ cũng có thể khiến cơn co giật khởi phát.
Hầu hết các cơn co giật do sốt xuất hiện trong thời gian trẻ nhiễm các siêu vi khuẩn, virus, viêm tai giữa… làm thân nhiệt trẻ tăng nhanh. Một số bệnh như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng hô hấp dưới, bệnh sốt rét có thể gây ra co giật, nhưng trong những trường hợp này, cơn co giật không liên quan đến sốt.
Sốt cao co giật ở trẻ rất dễ để lại di chứng bệnh động kinh
Phương pháp phòng ngừa di chứng động kinh ở trẻ khi bị sốt cao
Sốt cao co giật tái diễn nhiều lần có thể làm tổn thương não và để lại di chứng động kinh sau này. Bởi vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh, cha mẹ hãy cố gắng bình tĩnh và xử lý tình huống để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Hiệu quả nhất trong ngăn ngừa các cơn co giật do sốt là giữ nhiệt độ cơ thể trẻ ổn định trong suốt thời gian trẻ sốt. Ngay từ khi chớm sốt, bạn nên áp dụng các phương pháp sau:
- Cho bé uống thuốc hạ sốt, có thể sử dụng thuốc dạng dung dịch, viên sủi hoặc đút hậu môn.
- Cho trẻ mặc trang phục thoáng mát, nếu nhiệt độ phòng ấm, bạn có thể cởi bỏ toàn bộ quần áo trên người trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều nước. Chườm khăn ấm vào bẹn, nách
Cha mẹ nên biết cách hạ sốt cho con nếu trẻ sốt cao
Mặc dù đây là phản ứng bình thường của cơ thể trẻ, nhưng thật nguy hiểm nếu để các cơn sốt cao co giật tái diễn nhiều lần, bởi có thể khiến não bộ của trẻ bị tổn thương, để lại di chứng động kinh. Bởi vậy, cha mẹ cần nắm được nguyên nhân và có cách phòng ngừa cho con ngay từ hôm nay.
Gửi bình luận của bạn