Đối với những trường hợp bệnh nhân lên cơn động kinh đột ngột thì việc nắm được cách thức cấp cứu kịp thời đóng vai trò rất quan trọng.
Ngày đăng: 17-01-2025
5 lượt xem
Bệnh động kinh là gì?
Bệnh động kinh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng thường xuất hiện nhiều nhất ở trẻ em và người già, chủ yếu là trên 60 tuổi. Trong trường hợp trẻ nhỏ, nguyên nhân thường liên quan đến yếu tố di truyền, trong khi ở người cao tuổi, các vấn đề sức khỏe khác như đột quỵ có thể gây ra bệnh động kinh.
Bệnh động kinh là một tình trạng y tế lâu dài, có thể đi theo người bệnh suốt đời, nhưng cũng có khả năng thuyên giảm dần theo thời gian. Điều này thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nguyên nhân, loại động kinh và phương pháp điều trị.
Nguyên nhân bệnh động kinh liên quan đến sự xáo trộn và hoạt động đột ngột của các tín hiệu điện bên trong não. Sự không đồng đều này có thể dẫn đến sự xuất hiện đột ngột của cơn động kinh. Nguyên nhân gây bệnh động kinh có thể do:
- Liên quan đến yếu tố di truyền: Nghiên cứu cho thấy khoảng một trong ba người mắc bệnh động kinh có người thân cũng bị ảnh hưởng bởi bệnh lý này.
- Tổn thương não: Tổn thương não bởi các tình trạng như bị đột quỵ, có khối u trong não, chấn thương não nghiêm trọng, nhiễm trùng não, thiếu hụt oxy khi sinh,...
- Tác động của lối sống: Hậu quả của việc nghiện bia rượu và ma túy rất lớn. Lối sống không lành mạnh như việc lạm dụng ma túy hay rượu bia có thể gây tăng nguy cơ phát triển bệnh động kinh.
Nguyên nhân gây bệnh động kinh rất đa dạng
Nên làm gì với người động kinh sùi bọt mép?
Dấu hiệu nhận biết cơn động kinh
Động kinh là tình trạng bệnh lý xảy ra do hệ thống thần kinh trung ương bị rối loạn dưới sự kích thích của một nhóm các tế bào thần kinh vỏ não làm cho não phóng điện đột ngột và mất kiểm soát. Bệnh động kinh được chia thành 3 dạng là động kinh cục bộ, động kinh toàn thể và nhóm động kinh khác. Trong đó, nhóm động kinh toàn thể là đáng ngại nhất và cần được can thiệp y tế kịp thời
Để xác định rõ ràng người bệnh có phải lên cơn động kinh hay không, bạn có thể dựa vào một số biểu hiện dưới đây:
- Cơn động kinh thường bắt đầu với co giật ở một số bộ phận cụ thể như tay, chân, đầu mặt. Những cử động này có thể là biểu hiện của một loại động kinh cục bộ, thường không ảnh hưởng đến toàn thân.
- Cơn động kinh có thể tiến triển, mở rộng từ cử động cục bộ sang cơn co giật toàn thân, khi đó toàn bộ cơ thể trở nên co giật không kiểm soát, cơ bắp trở nên gồng cứng, mắt trợn và có thể xuất hiện sùi bọt mép do cơ bắp miệng co giật.
- Sau khoảng một đến hai phút, cơn co giật thường giảm dần và người bệnh bắt đầu hồi phục. Họ có thể trở lại tình trạng bình thường hoặc có thể còn mệt mỏi.
Có nhiều dấu hiệu nhận biết cơn động kinh
Nên làm gì khi phát hiện một người lên cơn động kinh?
Khi phát hiện một người lên cơn động kinh, nếu không hiểu rõ các bước đầu tiên trong việc xử lý tại chỗ hỗ trợ người bệnh, hoang mang không biết làm gì. Dưới đây là các bước giúp bạn hiểu rõ cần làm gì với người động kinh.
- Nghiêng người bệnh về một bên: Nghiêng người bệnh về một bên (thường là bên trái) để ngăn chặn chất nôn, nước bọt hoặc các chất khác chảy ngược vào đường hô hấp. Lau sạch các chất nôn, nước bọt để đảm bảo đường thở của người bệnh không bị cản trở.
- Tạo không gian thoáng: Yêu cầu xung quanh không tập trung và giữ khoảng cách để tạo không gian thoáng cho người bệnh. Điều này giúp giảm cảm giác áp lực và lo lắng cho người đang trải qua cơn động kinh.
- Loại bỏ vật dụng nguy hiểm xung quanh: Bỏ các vật dụng cứng, sắc nhọn xung quanh để tránh tổn thương cho người bệnh trong quá trình co giật. Đảm bảo môi trường xung quanh là an toàn và không gây nguy hiểm cho người bệnh.
- Tạo thoải mái cho người bệnh: Đặt một gối mỏng dưới đầu bệnh nhân để hỗ trợ đầu, nâng cao đầu nhẹ nhàng để giảm nguy cơ chảy máu. Nới lỏng cổ áo, cà vạt, cạp quần để tăng khả năng thoải mái và giảm áp lực trên cơ thể người bệnh.
- Không lôi kéo bệnh nhân trong quá trình lên cơn để tránh làm tình trạng thêm trầm trọng. Nếu người bệnh đang ở trong tình trạng không quá nguy hiểm cần phải di chuyển thì bạn nên để bệnh nhân nằm yên một chỗ.
- Theo dõi và đánh giá tình trạng bệnh nhân: Theo dõi thời gian co giật của bệnh nhân để có thể cung cấp thông tin chi tiết cho đội cấp cứu khi cần thiết. Đánh giá dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân sau khi lên động kinh để xác định liệu họ cần sự chăm sóc y tế bổ sung hay không...
Việc sơ cứu người lên cơn động kinh rất cần thiết để hạn chế nguy hiểm đến sức khỏe
Những sai lầm nguy hiểm khi xử lý bệnh động kinh sùi bọt mép
Người bị bệnh động kinh có thể lên cơn động kinh ở bất cứ nơi đâu, vậy nên bên cạnh việc tìm hiểu nên làm gì với người động kinh thì bạn cũng cần nắm rõ những sai lầm để tránh phạm phải. Những sai lầm mà nhiều người thường phạm phải như sau:
- Tụ tập đông ở xung quanh khu vực bệnh nhân nằm: Hành động này sẽ khiến cho không khí thêm ngột ngạt, làm cho quá trình tuần hoàn và hít thở của người bệnh bị ảnh hưởng không tốt.
- Di chuyển bệnh nhân sai cách có thể khiến cho tình trạng bệnh động kinh trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu thực sự cần thiết thì bạn nên di chuyển bệnh nhân một cách nhẹ nhàng nhằm đảm bảo sự an toàn cho người bệnh.
Không nên cho bát kì thứ gì vào miệng người đang lên cơn động kinh
- Hô hấp nhân tạo cho người bệnh: Đây là hành động cực kỳ sai lầm mà bạn không nên mắc phải. Người bị động kinh vẫn có thể tự hô hấp bình thường. Vì vậy, thay vì hô hấp nhân tạo thì bạn nên tạo một môi trường thoáng khí nhất. Sau khi bệnh nhân hết bị co giật, bạn nên đặt bệnh nhân theo tư thế nằm nghiêng để đờm, nước dãi hoặc các chất nôn ói khác có thể chảy ra và không làm tắc đường hô hấp của người bệnh.
- Giữ chặt cơ thể bệnh nhân: Có nhiều người khi sơ cứu bệnh nhân động kinh cho rằng cần kìm kẹp và giữ chặt tay chân của người bệnh để khống chế các cơn co giật. Tuy nhiên, điều này không chỉ không có tác dụng mà đôi khi còn khiến cho bệnh nhân bị trật khớp hoặc gãy xương. Một số trường hợp còn có thể khiến cho tình trạng động kinh của bệnh nhân thêm trở nặng.
Theo các chuyên gia nghiên cứu về bệnh động kinh, người bị động kinh trong tình trạng co giật thì phần lưỡi sẽ tự động thụt vào bên trong. Thêm vào đó, phần răng của bệnh nhân cũng sẽ tự cắn chặt lại. Chính vì vậy, trong trường hợp này, bạn không nên cạy hàm răng của bệnh nhân ra để chèn các vật thể lạ vào trong miệng.
Bệnh động kinh nếu không có được phương án điều trị kịp lúc có thể để lại rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Những biến chứng khá nguy hiểm mà bệnh động kinh gây nên có thể kể đến như bị suy tạng, bị hôn mê và thậm chí là tử vong. Chính vì vậy, người thân của bệnh nhân cần phải quan sát và theo dõi tình hình để có thể đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để kịp thời điều trị.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA
Gửi bình luận của bạn