Vì sao cần tìm hiểu kĩ khi chọn phẫu thuật điều trị động kinh?

Phương pháp phẫu thuật chữa bệnh động kinh được áp dụng khá phổ biến ở các nước phát triển, tuy nhiên cần tìm hiểu kỹ để tránh hậu quả không mong muốn

Ngày đăng: 10-12-2022

299 lượt xem

Động kinh và độ tuổi dễ mắc phải chứng bệnh này

Bệnh động kinh là sự rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương do sự phóng điện đột ngột quá mức và nhất thời của các tế bào thần kinh ở não. Bệnh được nhận diện bằng các đặc tính như: có tính chất định hình lặp đi lặp lại nhiều lần; cơn xảy ra ngắn và đột ngột; gây rối loạn các chức năng thần kinh trong cơn; trên điện não đồ phát hiện được các đợt sóng kịch phát.

Bệnh động kinh không loại trừ bất cứ ai, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính.Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh động kinh ở các độ tuổi cũng rất khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Theo những nghiên cứu về lĩnh vực thần kinh thiếu nhi tại Việt Nam thì động kinh ở trẻ em là bệnh phổ biến nhất và có tính chất phức tạp, bao gồm các loại co giật, các cơn giật. Cụ thể tỷ lệ bệnh động kinh ở trẻ em có đến 50,5% xuất hiện trước 10 tuổi, 75% dưới 20 tuổi và có xu hướng gia tăng sau 60 tuổi.

2. Lý do cần phải thực hiện phẩu thuật động kinh là gì?

Phẫu thuật chữa bệnh động kinh có thể là một lựa chọn khi dùng thuốc không kiểm soát được các cơn co giật, một tình trạng được gọi là động kinh kháng thuốc. Mục tiêu của phẫu thuật động kinh là loại bỏ cơn động kinh hoặc hạn chế mức độ nghiêm trọng của chúng có hoặc không sử dụng thuốc.

Tình trạng không kiểm soát động kinh có thể dẫn đến một số biến chứng và rủi ro sức khỏe, bao gồm:

- Chấn thương vật lý trong cơn động kinh

- Đuối nước, nếu cơn động kinh xảy ra trong khi tắm hoặc bơi

- Trầm cảm và lo âu

- Suy giảm trí nhớ hoặc các kỹ năng tư duy khác

- Chậm phát triển ở trẻ em

- Đột tử, một biến chứng hiếm gặp của bệnh động kinh

Phẫu thuật điều trị bệnh động kinh thường áp dụng cho động kinh kháng thuốc

3. Phẫu thuật động kinh gồm những loại nào?

Động kinh là do hoạt động bất thường của một số tế bào thần kinh. Loại phẫu thuật phụ thuộc phần lớn vào vị trí của các tế bào thần kinh gây ra cơn động kinh và tuổi của bệnh nhân. Các loại phẫu thuật điều trị bệnh động kinh bao gồm:.

- Phẫu thuật cắt bỏ: phẫu thuật động kinh phổ biến nhất, là loại bỏ một phần nhỏ của não. Bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ các mô não trong khu vực não nơi bắt đầu co giật, thường là vị trí của khối u, chấn thương não hoặc dị tật.Phẫu thuật cắt bỏ thường được thực hiện trên một trong các thùy thái dương, một khu vực kiểm soát trí nhớ thị giác, hiểu ngôn ngữ và cảm xúc.

- Liệu pháp nhiệt kẽ bằng laser (LITT): là một phẫu thuật ít xâm lấn, sử dụng tia laser để xác định và phá hủy một phần nhỏ mô não. Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) được sử dụng để định hướng cho phẫu thuật viên.

- Kích thích não sâu: là việc sử dụng một điện cực - được cấy vĩnh viễn vào sâu bên trong não - để định kỳ giải phóng các tín hiệu điện, làm gián đoạn hoạt động bất thường gây co giật. Thủ thuật này cũng được định hướng bằng MRI.Máy phát xung điện được cấy vào ngực.

- Phẫu thuật cắt bỏ thể chai: là một phẫu thuật để cắt đứt - hoàn toàn hoặc một phần - bó dây thần kinh nối giữa bên phải và bên trái của não (thể chai). Phương pháp này thường được sử dụng với trẻ em trải qua hoạt động não bất thường lan từ một bên não sang bên kia

- Cắt bán cầu: là một thủ tục để loại bỏ một bên (bán cầu) của nếp chất xám của não (vỏ não). Phẫu thuật này thường dành riêng cho trẻ em bị động kinh bắt nguồn từ nhiều vị trí trong một bán cầu, thường là kết quả của một tình trạng hiện tại khi sinh hoặc trong giai đoạn sớm.

- Phẫu thuật cắt bán cầu chức năng: cũng được sử dụng chủ yếu ở trẻ em, là phần dưới của bán cầu gây co giật để cắt đứt các kết nối của nó với hệ thần kinh của cơ thể mà không cần loại bỏ mô não thực sự.

Tùy từng loại động kinh mà bác sĩ sẽ có tư vấn điều trị bệnh phù hợp

4. Vì sao cần tìm hiểu kĩ khi chọn phẩu thuật điều trị động kinh?

Phẫu thuật chữa bệnh động kinh là phẫu thuật chuyên khoa sâu, đòi hỏi sự tham gia của các bác sĩ đầu ngành, nhằm loại bỏ hoặc cô lập khu vực bị tổn thương của não bộ, nơi gây ra cơn động kinh.

Nếu khu vực não bộ gây ra cơn co giật quá quan trọng, việc loại bỏ sẽ dẫn đến nguy hiểm thì các bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện một số vết rạch ngăn chặn cơn động kinh lây lan hoặc di chuyển vào các phần khác của não.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được thăm khám và chụp cắt lớp cẩn thận. Bên cạnh đó, có những yếu tố cần được xem xét như:

- Tổn thương trên khu vực não có thể loại bỏ được không?

- Sức khỏe của người bị bệnh có khả năng chịu đựng được ca phẫu thuật hay không?

- Những yếu tố nguy cơ sau phẫu thuật có thể xảy ra là gì?

Do đó, việc chỉ định phẫu thuật động kinh được hạn chế cho một số trường hợp đã được xác định rõ nguyên nhân và đáp đứng đủ các yêu cầu cho cuộc phẫu thuật.

Các biến chứng có nguy cơ xảy ra sau khi phẫu thuật chữa bệnh động kinh

Biến chứng không tiên đoán được sau phẫu thuật:

Một số biến chứng không tiên đoán trước được liên quan đến phương thức phẫu thuật chữa bệnh động kinh gồm những vấn đề về chảy máu hoặc thiếu máu dẫn đến di chứng thần kinh vĩnh viễn, máu tụ nội sọ, não úng thủy, nhiễm trùng và tổn thương những cấu trúc quan trọng giữ chức năng thần kinh lân cận do phẫu thuật.

Biến chứng về  chức năng vận động và cảm giác:

- Phẫu thuật cắt bỏ vùng cạnh rãnh Rolando dẫn đến nguy cơ thiếu hụt về chức năng thần kinh vĩnh viễn, vì vùng não này là nơi kiểm soát vận động và cảm giác. Khả năng liệt và yếu vấn động thường sẽ hết sau một thời gian dài nếu được chữa trị và phục hồi chức năng.

- Thiếu hụt cảm giác sau khi phẫu thuật cắt bỏ vùng vỏ dẫn đến mất khả năng vận động ngón tay, tổn thương vĩnh viễn trong chức năng cảm giác quan trọng ở tay. 

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Biến chứng về trí nhớ và tư duy

Trí nhớ: Tổn thương chức năng nhớ sau cắt bỏ thùy thái dương là nguyên nhân chính cần quan tâm. Vài thay đổi rất có thể thấy và mức độ nặng của thiếu hụt nhớ từ sau khi cắt bỏ thùy thái dương ưu thế gồm hồi hải mã.

Giảm trí nhớ có thể liên quan với cắt bỏ thái dương bên rộng chứ không phải là thái dương giữa. Nguy cơ cao nhất của tổn thương trí nhớ sau phẫu thuật cắt bỏ thùy thái dương ưu thế ở những bệnh nhân biểu hiện trí nhớ đường biên cao và không có teo hồi hải mã trên cộng hưởng từ.

Biến chứng về khả năng nói

Ở những bệnh nhân phẫu thuật chữa động kinh cắt bỏ thùy thái dương, khả năng ngôn ngữ và lời nói bị ảnh hưởng một cách đáng kể. Người bệnh găp khó khăn với việc phát âm, kiểm soát lời nói của mình.Triệu chứng này có thể kết thúc hoặc kéo dài mãi mãi tùy thuộc vào mức độ tổn thương não sau khi phẫu thuật.

5. Thế mạnh của các loại thuốc đông y điều trị bệnh động kinh mà bạn nên biết

Động kinh thuộc chứng “kinh phong”, “kinh giản”, “điên giản” theo y học cổ truyền liên quan đến sự rối loạn công năng của các tạng tâm, tỳ, can, thận làm mất cân bằng âm dương gây khí nghịch, đàm trệ, hỏa viêm, phong động, che lấp thanh khiếu. Khi can thận âm suy yếu, không kiềm được dương, dương vượng lên sinh ra nhiệt. Nhiệt sinh cực phong gây can phong nội động, hoặc do nhiệt thịnh sinh đàm, do ăn uống thất điều, ăn quá nhiều đồ béo ngọt làm tổn thương tỳ vị làm đàm trọc tụ lại.

Hay tình chí uất kết hoặc lao lực quá độ làm khí nghịch lên. Can phong kết hợp với đàm nhiễu lên gây bế trở kinh lạc, che lấp tâm khiếu gây ra bệnh. Hoặc do tiên thiên bất túc, bẩm tố âm hư nhất là ở trẻ nhỏ.

Thế mạnh của Đông y đối với điều trị bệnh động kinh đó là dựa vào những lý luận y học cổ truyền, kết hợp bệnh học bệnh của y học hiện đại, từ đó nghiên cứu và ứng dụng điều trị động kinh một cách tối ưu.

Để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả bệnh động kinh bằng Đông Y dùng những chẩn đoán của y học hiện đại làm gốc, dùng tứ chẩn của y học cổ truyền để đưa ra bát cương (âm, dương, hàn, nhiệt, biểu, lý, hư, thực) của khí, huyết, tạng, phủ. Ngoài ra còn có những phương pháp chẩn đoán riêng của Đông Y như bắt mạch, quan sát thần thái, xác lập tình trạng bệnh theo quy luật sinh học.

Đông y có hiệu quả an toàn trong điều trị bệnh động kinh

Những nguyên tắc điều trị động kinh theo Đông y bao gồm:

- Đào thải các chất cặn bã, gây độc cho cơ thể mà y học cổ truyền gọi là Đàm (sản vật bệnh lý).

- Dùng các vị thuốc Đông y có tính tác dụng trấn kinh, an thần, bình can tức phong, trừ đàm để điều trị bệnh, các cơn động kinh sẽ thưa dần, giảm các triệu chứng nặng nề và tiến tới ổn định.

- Bổ khí huyết, âm dương điều chỉnh công năng tạng phủ trên những người bệnh có bẩm tố bất túc, hoặc bệnh lâu ngày dẫn đến hư nhược. Việc kết hợp bổ tả (tiêu bản đồng trị) giúp bệnh nhân cắt cơn động kinh.

- Châm cứu vào các huyệt tại chỗ và toàn thân theo phác đồ cụ thể trên từng bệnh nhân tác dụng tăng tuần hoàn não, huy động nguồn năng lượng nội sinh giúp phục hồi các tổn thương thần kinh, do đó hỗ trợ cắt cơn động kinh hiệu quả.

- Tư vấn cho bệnh nhân chế độ ăn thanh đạm, hạn chế các chất kích thích, cay nóng như tiêu, ớt, thịt và mỡ động vật… 

- Tư vấn cho bệnh nhân cách sinh hoạt điều độ, không lao lực quá sức, tránh căng thẳng stress để hạn chế các yếu tố thuận lợi xảy ra cơn động kinh.

- Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, thiền, yoga để nâng cao sinh khí.

Với những nguyên tắc điều trị bệnh động kinh nói trên, Đông y đã trở thành thế mạnh và được nhiều bệnh nhân ưu tiên sử dụng làm phương pháp chữa bệnh để cho kết quả tốt nhất mà lại rất an toàn.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha