Sự liên quan giữa bệnh động kinh và hội chứng tăng động giảm chú ý

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh hội chứng tăng động giảm chú ý là sự rối loạn hệ thần kinh có liên quan đến bệnh động kinh, không chỉ ở trẻ em mà người lớn cũng có nguy cơ mắc chứng bệnh này.

Ngày đăng: 13-08-2017

2,135 lượt xem

Vì sao bệnh động kinh có liên quan đến hội chứng tăng động giảm chú ý(ADHD)

Theo thống kê, có hoảng 30 - 40% số trẻ em bị động kinh có thể có liên quan đến ADHD, tức là trẻ em bị bệnh động kinh có thể biểu hiện với các triệu chứng của ADHD và trẻ em bị ADHD có thể phát triển thành bệnh động kinh.

ADHD là sự rối loạn chức năng hoạt động, hiếu động thái quá và giảm khả năng tập trung chú ý thường thấy ở trẻ nhỏ. Trẻ em bị ADHD dễ mắc chứng động kinh do trong điện não đồ có xuất hiện các dẫn truyền thần kinh với tốc độ cao bất thường mặc dù tiền sử trẻ không mắc bệnh động kinh. Chính sự rối loạn sóng điện não này đã gây ra các biểu hiện của chứng ADHD kèm theo sự suy giảm nhận thức, trí tuệ ở trẻ.

Trẻ bị tăng động thường đi kèm với bệnh lý động kinh và ngược lại

Không chỉ vậy, hội chứng này cũng rất dễ gặp ở người trưởng thành bị động kinh. Theo nhiều khảo sát đã phát hiện ra rằng có 18% người bệnh động kinh xuất hiện các triệu chứng ADHD.

Theo đó, sự hiện diện của các triệu chứng ADHD ở người lớn bị động kinh có thể có những tác động nghiêm trọng tới tinh thần, chất lượng cuộc sống, đời sống xã hội và công việc của họ.

Một số biện pháp điều trị bệnh động kinh và ADHD ở bệnh nhân động kinh

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc kết hợp lâu dài giữa liệu pháp hành vi, thay đổi lối sống cùng với thuốc điều trị sẽ mang lại lợi ích lâu dài khi điều trị ADHD ở bệnh nhân động kinh.

Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường được điều trị kết hợp nhiều phương án

- Dùng thuốc đặc trị: Những loại thuốc này có mức độ tác dụng nhanh chậm khác nhau, chủ yếu cải thiện sự chú ý và tập trung nhưng lại có rất ít tác dụng đối với triệu chứng hay quên, quản lý thời gian kém, vô tổ chức, hay trì hoãn. Ngoài ra, thuốc điều trị ADHD có thể mang lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

- Tập thể dục: Người bệnh chỉ cần 30 phút đi bộ mỗi ngày là đủ hoặc tham gia vào một số hoạt động như chạy đường mòn, đi bộ trong công viên.

- Ngủ đủ giấc: Chất lượng giấc ngủ kém làm triệu chứng ADHD nặng hơn. Do đó, cần ngủ đủ 8 tiếng/ngày, tránh chất kích thích để có giấc ngủ sâu..

- Chế độ ăn uống khoa học: Nên ăn thực phẩm giàu protein, sắt, vitamin B, trứng, chất béo lành mạnh... Không nên ăn: Đường, glutein, sữa tiệt trùng, caffeine, mì chính và protein thực vật thủy phân, chất ngọt nhân tạo, đậu nành, thực phẩm dễ gây dị ứng

- Liệu pháp tâm lý: Liệu pháp nói chuyện giúp bệnh nhân đối mặt với những cảm xúc như lòng tự trọng thấp, cảm giác xấu hổ, oán giận người chỉ trích mình. Giúp người bệnh cân bằng cuộc sống, hạn chế tình trạng tăng động giảm chú ý.

- Sử dụng thuốc từ thảo dược thiên nhiên: Đặc biệt có trong một số bài thuốc Đông y giúp cân bằng hệ thần kinh, ổn định chất dẫn truyền trong não, từ đó hạn chế cơn co giật do động kinh và hạn chế triệu chứng ADHD.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha