Bệnh động kinh có rất nhiều biểu hiện khác nhau, dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Phân biệt đúng triệu chứng nào là bệnh động kinh giúp cho việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời.
Ngày đăng: 21-08-2017
2,231 lượt xem
Cách xác định chính xác bệnh động kinh
Các bác sỹ xác định, bệnh động kinh phải trải qua các quy trình khám lâm sàng, tìm hiểu bệnh sử của bệnh nhân và gia đình, tiền sử chích ngừa. Tiếp theo đó, bác sỹ sẽ cho bệnh nhân làm các xét nghiệm.
Quan trọng nhất để xác định bệnh vẫn là chẩn đoán lâm sàng, bởi bác sỹ sẽ có định hướng cho những xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh cũng như phương án điều trị. Một xét nghiệm rất quan trọng đối với bệnh nhân nghi động kinh là điện não đồ. Nếu cần thiết, bệnh nhân sẽ được cho đo điện não đồ kéo dài trong 24 giờ.
Điện não đồ là cách chính xác nhất để phát hiện bệnh động kinh
7 bệnh lý thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh động kinh
Có nhiều trường hợp mặc dù có biểu hiện động kinh nhưng đó lại là triệu chứng của một bệnh lý khác, hay xảy ra ở người lớn, cụ thể là một số biểu hiện bệnh sau:
- Ngất
Nhiều người thường nhầm lẫn ngất xỉu với bệnh động kinh bởi vì người đó có thể bị co giật hay tác động co giật trong khi đang bất tỉnh. Có tới 6% dân số nói chung từng bị ngất xỉu. Cũng giống như động kinh, ngất xỉu được xác định thông qua chẩn đoán lâm sàng.
Ngất xỉu thường dễ bị nhầm lẫn với cơn động kinh
- Đau nửa đầu
Đau nửa đầu là bệnh thường gặp ở nhiều người. Đau nửa đầu đôi khi kết hợp với các triệu chứng như ngứa ở các chi, nôn, cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. Đau nửa đầu có thể làm người bệnh bị tê liệt. Đó là lý do đau nửa đầu có thể nhầm lẫn với chứng động kinh. Một số loại đau nửa đầu có thể bắt đầu với mất ý thức và các triệu trứng khác.
- Thiếu máu não thoáng qua
Thiếu máu não thoáng qua được gọi là “đột quỵ nhỏ” (mini – stroke) và như tên gọi của nó, chỉ là tạm thời. Những người bị "đột quỵ nhỏ" thường chóng mặt, mất thăng bằng...
- Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ có thể bị nhầm lẫn với bệnh động kinh vì triệu chứng của 2 bệnh tương tự nhau như: Co giật, rối loạn vận động. Tuy nhiên, rối loạn giấc ngủ thường diễn ra trong thời gian dài, người bệnh có thể đối diện với những triệu chứng trên mỗi khi ngủ.
- Rối loạn vận động
Rối loạn vận động có thể bị nhầm lẫn với cơn động kinh nhỏ vì bệnh nhân có biểu hiện co giật. Tuy nhiên, rối loạn vận động không liên quan đến mất ý thức như bệnh động kinh. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây rối loạn vận động bao gồm parkinson, hội chứng tourette, rối loạn giấc ngủ.
- Sợ hãi quá mức
Trẻ từ 18 tháng đến 6 tuổi thường bị co giật chân tay, ngưng thở khi sợ hãi cực độ. Đôi khi ngừng thở có thể dẫn đến co giật, nhưng đây không phải là biểu hiện của bệnh động kinh vì trẻ có thể khỏi bệnh nếu được điều trị bằng cá liệu pháp tâm lý.
- Sốt cao co giật
Trẻ bị sốt trên 40 độ C sẽ bị co giật. Cần phân biệt giữa co giật do sốt cao và bệnh động kinh. Trong trường hợp co giật do sốt, cơn co giật chỉ xuất hiện khi có sốt cao, cơn thường ngắn, tạm thời và không có biến chứng, có thể có một cơn duy nhất hoặc vài cơn tùy từng trường hợp. Ngược lại, ở bệnh nhân động kinh, cơn co giật có thể xuất hiện khi sốt và khi không sốt.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn