Biểu hiện co giật ở trẻ sơ sinh thường rất đa dạng, kèm theo nhiều triệu chứng không điển hình, do vậy nếu cha mẹ không quan sát kỹ sẽ rất dễ bỏ sót
Ngày đăng: 26-10-2019
1,231 lượt xem
Biểu hiện co giật ở trẻ sơ sinh thường không rõ ràng và tùy nguyên nhân cũng sẽ có nhiều triệu chứng khác nhau, cụ thể như sau:
- Sốt cao co giật: Khoảng 4% trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi có cơn co giật do sốt cao (>38.9 độ C) với biểu hiện đảo mắt, co cứng, co giật tay chân, thậm chí là toàn thân.
Cơn co giật do sốt nếu chỉ xảy ra vài lần sẽ không gây nguy hại gì cho trẻ, nhưng nếu tái phát nhiều lần, trẻ có nguy cơ gặp di chứng động kinh về sau rất khó kiểm soát.
- Co giật sơ sinh lành tính: Cơn co giật kéo dài khoảng 2 phút, xảy ra trong tuần đầu sau khi sinh, thường biến mất khi trẻ lớn hơn và không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
- Rối loạn chuyển hóa: Hạ canxi huyết, tăng hoặc giảm đường huyết quá mức,… có thể khiến trẻ bị co giật, thường gặp ở trẻ sau 3 ngày sinh. Nếu sớm phát hiện và điều trị, tình trạng này sẽ không ảnh hưởng đến não bộ và sự phát triển của trẻ.
- Co thắt ở trẻ sơ sinh (Hội chứng West): Một dạng động kinh hiếm gặp thường xảy ra trong giai đoạn từ 4 – 8 tháng tuổi. Trẻ có biểu hiện uốn cong người về phía trước hoặc cong lưng trong khi tay chân co cứng lại.
- Co giật, động kinh khu trú: Trẻ có biểu hiện co thắt hoặc co cứng ở một nhóm cơ, chẳng hạn như ngón tay, cánh tay hoặc chân kèm theo đó là tình trạng đổ mồ hôi, nôn mửa, da xanh tím, la hét, khóc và mất ý thức.
- Co giật, động kinh toàn thể: Toàn bộ cơ thể trẻ bị co cứng, co giật kèm theo biểu hiện trợn mắt, sùi bọt mép.
Cần nhận biết sớm các dấu hiệu co giật ở trẻ sơ sinh
Một số trường hợp rất dễ bị nhầm lẫn với biểu hiện co giật ở trẻ sơ sinh
- Phản xạ Moro: Phản xạ này diễn ra khá đột ngột, trẻ hít mạnh, mở rộng cánh tay và chân ra khỏi người, co mình tức thì, sau đó kéo chúng lại với nhau và cuối cùng hạ tay xuống. Tuy nhiên đây không phải là biểu hiện co giật ở trẻ sơ sinh.
Phản xạ moro ở trẻ sơ sinh dễ bị nhầm lẫn với cơn co giật
- Hiện tượng giật mình, run rẩy chân tay: Xảy ra khi trẻ ngủ nhưng không được chặn gối quanh người khiến trẻ giật mình và có những cử động run rẩy tay chân. Đây là một phản xạ rất bình thường ở trẻ nên cha mẹ có thể yên tâm.
Cần làm gì với biểu hiện co giật ở trẻ sơ sinh?
Cha mẹ nên sớm đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng can thiệp kịp thời. Nếu cơn co giật chỉ xảy ra vài lần và đã được chẩn đoán là do sốt cao, co giật lành tính hoặc rối loạn chuyển hóa,… thì không gây bất cứ nguy hiểm gì cho trẻ, cha mẹ chỉ cần chú ý chăm sóc trẻ thật tốt, bổ sung dinh dưỡng, khoáng chất đầy đủ, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.
Còn trong trường hợp, cơn co giật tái diễn thường xuyên, kèm theo kết quả đo điện não đồ bất thường thì trẻ có nguy cơ cao bị động kinh. Đây là những bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, não bộ và sự phát triển của trẻ cần điều trị sớm.
Ngoài việc tuân thủ chỉ định cách chăm sóc của bác sĩ nếu trẻ bị bệnh động kinh, cha mẹ có thể tham khảo thêm các phương pháp điều trị từ thảo dược Đông y, được nghiên cứu chứng minh tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh, nhờ đó giúp giảm tần số, mức độ cơn co giật hiệu quả.
<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
0378.041.262
0913.826.068
Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
BÙI THỊ HẠNH (Lang y): Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
Gửi bình luận của bạn