Không nên mắc phải những sai lầm khi xử lý cơn co giật ở trẻ em

Nhiều cha mẹ thường hay mất bình tĩnh trong việc xử lý khi trẻ lên cơn co giật do động kinh dẫn đến việc trẻ dễ gặp nhiều rủi ro.

Ngày đăng: 24-10-2019

903 lượt xem

Mất bình tĩnh và hoảng loạn khi trẻ lên cơn co giật

Nhiều phụ huynh mất bình tĩnh, hoảng loạn khi trẻ lên cơn co giật do động kinh, thậm chí không biết sơ cứu khiến con dễ gặp các chấn thương tay, chân, đầu... Đây là sai lầm thường gặp nhất có thể khiến trẻ trở nên bất an, căng thẳng, thậm chí khiến cơn co giật kéo dài hơn và trẻ khó hồi phục hơn.

Tập trung quá nhiều người quanh trẻ

Lo lắng khi con bị co giật là điều hết sức bình thường, nhưng cũng không nên tập trung quá nhiều người quanh trẻ, bởi việc này vô tình sẽ lấy đi lượng oxy cần thiết và khiến trẻ khó thở hơn. Những lúc này, chỉ cần 1 hoặc 2 người ngồi cạnh để hỗ trợ cho đến khi trẻ tỉnh lại là đủ.

Đặt vật cứng vào miệng trẻ trong cơn co giật

Trong lúc hoảng loạn, nhiều cha mẹ hay cho ngón tay hoặc các vật cứng vào miệng trẻ vì lo ngại trẻ cắn vào lưỡi. Tuy nhiên, tỉ lệ này là rất thấp và nếu có thì trẻ cũng nhanh chóng hồi phục.

Ngược lại, việc đưa vật lạ vào miệng trẻ khi đang có cơn co giật có thể gây tổn thương răng, chấn thương cơ hàm, thậm chí gây ngạt thở nếu trẻ cắn vỡ và nuốt các mảnh vụn.

Cha mẹ nên biết cách sơ cứu chính xác cơn động kinh

Cố gắng kìm kẹp chân tay trẻ

Nhiều cha mẹ do quá lo lắng khi con bị co giật, đã dùng sức kìm kẹp chân tay trẻ với mong muốn cơn co giật qua đi. Nhưng điều này có thể gây nguy hiểm khiến trẻ dễ bị gãy xương, trật khớp.

Còn với trẻ có cơn động kinh vắng ý thức, cha mẹ không nên lắc hoặc lay gọi trẻ, cách tốt nhất là để trẻ tự do trong khu vực an toàn cho đến khi trẻ tỉnh lại.

Di chuyển khi trẻ đang bị co giật

Cha mẹ không nên tự ý di chuyển trẻ đến nơi khác bởi có thể khiến cơn co giật tiến triển nặng hơn, trừ trường hợp trẻ ngã ngất ở những nơi nguy hiểm như cạnh giường, cạnh bàn, chân ghế, cầu thang.

Cho trẻ ăn, uống ngay sau cơn kết thúc

Nhiều phụ huynh cho rằng sau cơn co giật cần cho trẻ ăn, uống gì đó để mau chóng hồi phục. Tuy nhiên, đây là hành động không nên làm bởi khi cơn vừa kết thúc các phản xạ nuốt chưa chính xác nên việc ăn uống bất cứ thứ gì cũng có thể khiến trẻ bị sặc, thậm chí tắc nghẽn đường thở.

Hướng dẫn cách xử trí khi trẻ lên cơn co giật hiệu quả

- Loại bỏ mọi vật cứng, sắc nhọn có thể gây tổn thương cho trẻ.

- Đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên để tránh dịch nôn, đờm dãi gây tắc nghẽn đường thở.

- Đặt một gối hoặc vải mềm xuống dưới đầu trẻ để ngăn chặn dịch tiết chảy ngược vào đường thở gây sặc và giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

- Nới lỏng cổ áo để trẻ dễ thở hơn.

- Theo dõi thời gian trẻ co giật, nếu kéo dài trên 5 phút kèm biểu hiện khó thở, tím tái môi, mặt, chân tay,… cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

 

Nên xử lý đúng cách cơn co giật để hạn chế nguy hiểm ở trẻ

Sau cơn co giật, cha mẹ nên cho trẻ được nghỉ ngơi, đồng thời bổ sung đầy đủ dưỡng chất thông qua các món ăn dễ tiêu, dạng lỏng như cháo, súp từ thịt gà, thịt bò, thịt lợn, cá, tôm,… giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.

Ngoài ra, để giúp trẻ thoát khỏi những cơn co giật do bệnh động kinh gây ra, cha mẹ nên tham khảo những biện pháp điều trị bệnh động kinh an toàn, hiệu quả từ những phương thuốc hảo dược này có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giúp trẻ giảm tần số, mức độ cơn co do chứng động kinh hiệu quả, không gây bất cứ tác dụng phụ gì cho trẻ. 

<<CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Địa chỉ: TRỊNH THẾ ANH (con trai): số nhà 10/1/2A, đường 26 (phía sau hoa viên Bình Quới), khu phố 7, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TP.HCM.

           BÙI THỊ HẠNH (Lang y)Khu Đồng Mát, Phường Tân An, thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha