Làm sao có thể nhận biết những triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em?

Trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh tật tấn công nhất do hệ miễn dịch ở trẻ còn yếu, trong đó có bệnh động kinh. Theo thống kê, tỉ lệ trẻ em mắc bệnh động kinh chiểm hơn 60% tổng số người mắc bệnh. Việc nhận biết những triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em rất cần thiết cho việc điều trị cũng như hạn chế bệnh tái phát.

Ngày đăng: 23-12-2016

1,747 lượt xem

Những triệu chứng báo hiệu bệnh động kinh đã tấn công trẻ

Trước khi cơn động kinh xuất hiện thường có một số dấu hiệu cảnh báo như tê khắp người như kiến bò, ù tai, mắt chớp nhiều. Tuy nhiên, trẻ em chưa ý thức được về bệnh tình của mình nên không thể thông báo cho cha mẹ biết về những biểu hiện đó. Chỉ đến khi triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em xuất hiện rõ ràng thì cha mẹ mới nhận ra. Mỗi triệu chứng đều đặc trưng cho dạng bệnh động kinh mà trẻ mắc phải, cụ thể là:

⇒ Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em dạng toàn thể: Trẻ thường hay bị ngất đột ngột, da xanh tái, chân tay co cứng, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, mắt trợn ngược, co giật mạnh, dễ cắn lưỡi theo từng cơn co giật, sùi bọt mép, cơ mặt  bị méo, không kiểm soát được tiểu tiện, các triệu chứng này kéo dài khoảng 3 phút. Sau đó, toàn trẻ mềm nhũn, rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh, da tái xanh trong vòng 15-60 phút rồi tỉnh lại, cơ thể mệt mỏi và không nhớ chuyện gì đã xảy ra.

Triệu chứng động kinh ở trẻ em dạng toàn thể

Triệu chứng động kinh ở trẻ em dạng toàn thể 

⇒ Triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em dạng cục bộ: trẻ vẫn có những biểu hiện tương tự như động kinh toàn thân nhưng chỉ diễn ra ở bộ phần nào đó như tay, miệng, mặt....Trẻ em mắc bệnh động kinh cục bộ đa phần không có hiện tượng bị ngất xỉu và hôn mê, không bị mất ý  thức, ngoài ra, trẻ còn có cảm giác như kim châm, điện giật, ù tai. Có những trường hợp động kinh cục bộ lan tương tự như cơn động kinh toàn thân khi lan ra toàn thân.

⇒ Triệu chứng động kinh ở trẻ em dạng vắng ý thức tạm thời: Với dạng động kinh này, trẻ sẽ đột ngột dừng hành động đang làm, không ý thức được mọi chuyện xung quanh, nhìn chằm chằm về một hướng, khoảng 30 giây sau trở lại trạng thái bình thường nên cha mẹ rất khó nhận ra biểu hiện lạ ở con mình.

⇒ Triệu chứng động kinh cơn nhỏ là loại động kinh không rõ nguyên nhân, thường là những cơn vắng ý thức, co giật hoặc cứng cơ với các triệu chứng như đột nhiên mất lực cơ, ngã khuỵa xuống trong khi vẫn ý thức được xung quanh, triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em dạng cơn nhỏ thường chỉ kéo dài 30 giây nhưng xảy ra liên tục trong ngày.

LIÊN HỆ CHỮA BỆNH ĐỘNG KINH Ở TRẺ EM

Biến chứng nguy hiểm của bệnh động kinh có thể xảy ra
Nhiều bậc phụ huynh thường chủ quan, khi phát hiện triệu chứng bất thường ở con mình nhưng không điều trị tích cực, điều này rất nguy hiểm vì vừa không khỏi bệnh lại dễ gây ra các biến chứng như:

- Chậm phát triển thể chất, tâm lý hơn so với bạn bè, thậm chí trẻ bị thay đổi tính tình khi trở nên dễ cáu giận, tăng động, không hợp tác, luôn tỏ ra khó chịu.

Trẻ em mắc bệnh động kinh thường dễ nổi cáu, cô độc

Trẻ em mắc bệnh động kinh thường dễ nổi cáu, cô độc
 

- Vì cơn động kinh ở trẻ em thường xảy ra đột ngột nên trẻ dễ lên cơn lúc đang đi xe, bơi lội, nếu không có người ở bên có thể tử vong do không cấp cứu kịp thời.

- Nếu không kiểm soát được triệu chứng bệnh động kinh ở trẻ em thì trẻ hay bị mọi người xung quanh xa lánh, kì thị. Điều này khiến trẻ cô độc, mặc cảm, dễ dẫn đến suy nghĩ tiêu cực.

Việc chăm sóc, quản lý, điều trị cho trẻ bị động kinh, giúp trẻ hòa nhập với cuộc sống đời thường cần rất nhiều hỗ trợ từ gia đình, xã hội. Cha mẹ lưu ý không nên mời thầy về cúng kính, làm phép chữa bệnh cũng như không nên để trẻ leo trèo, đi bơi một mình, không cho trẻ xem tv và dùng laptop nhiều vì căng thắng thần kinh dễ khiến cho cơn động kinh tái phát.

<< ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH HIỆU QUẢ BẰNG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN>>

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

0378.041.262

0913.826.068

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha