Bệnh động kinh có mối liên hệ với các rối loạn tâm thần, nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của người bệnh.
Ngày đăng: 04-08-2024
78 lượt xem
Động kinh là một bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh xảy ra do sự bất thường trong não bộ, dẫn tới sự kích thích đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não, gây ra sự phóng điện đột ngột và không thể kiểm soát.
Sự kích thích vỏ não ở các vùng khác nhau có thể gây ra những biểu hiện khác nhau. Co giật không phải là biểu hiện duy nhất, các cơn vắng ý thức đột ngột, co cứng chân tay cũng là biểu hiện của bệnh động kinh.
Nguyên nhân gây bệnh động kinh
Nguyên nhân gây ra động kinh có thể do các yếu tố về gen, cấu trúc, chuyển hóa hoặc các yếu tố chưa được biết đến. Trong các yếu tố cấu trúc, nguyên nhân thường gặp nhất ở các nước đang phát triển là tình trạng nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng (đặc biệt là bệnh nhiễm ấu trùng sán lợn ở hệ thần kinh trung ương), tổn thương não chu sinh, bệnh lý mạch máu, chấn thương đầu - đây là những nguyên nhân có thể phòng ngừa được.
Động kinh gồm hai loại là động kinh nguyên phát và động kinh thứ phát. Mỗi loại động kinh có đặc trưng bởi những nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:
Động kinh nguyên phát
- Nguyên nhân do gen
- Cơn co giật khởi phát từ nhỏ hoặc lứa tuổi thanh thiếu niên
- Không có tổn thương não
- Đáp ứng tốt với hóa trị liệu
- Tiên lượng tốt
Động kinh thứ phát
- Nhiều nguyên nhân
- Khởi phát ở bất kỳ độ tuổi nào
- Thường có tổn thương não, khối u trong não là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây bệnh động kinh.
- Không chắc chắn đáp ứng với hóa trị liệu
- Tiên lượng thay đổi
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh động kinh
Biểu hiện bệnh động kinh với các rối loạn tâm thần
Động kinh tâm thần còn gọi là bệnh động kinh thùy thái dương. Đặc điểm của loại động kinh thùy thái dương là những biến đổi từng cơn về hành vi, tác phong của người bệnh, mất sự tiếp xúc có ý thức với môi trường xung quanh.Với mỗi dạng rối loạn tâm thần, người bệnh động kinh có thể gặp nhiều biểu hiện khác nhau.
Trầm cảm
Theo một nghiên cứu, có khoảng 49.5% người mắc bệnh động kinh có các rối loạn liên quan đến trầm cảm. Đây là rối loạn tâm thần phổ biến nhất ở người bệnh động kinh. Nó có thể xuất hiện liên tục hoặc ngắt quãng theo thời gian và thay đổi từ nhẹ đến nặng khiến người bệnh động kinh dễ bị mất hứng thú trong mọi việc, thay đổi khẩu vị, buồn rầu, tức giận, sợ hãi quá mức và khó ngủ.
Trầm cảm không được điều trị ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thậm chí, những rối loạn này đôi khi tác dụng tồi tệ đến chất lượng sống hơn cả tác động của các cơn động kinh. Trầm cảm làm gia tăng các tác dụng phụ của các thuốc chống động kinh làm người bệnh phải thăm khám nhiều hơn…
Trầm cảm là rối loạn tâm thần ở bệnh nhân động kinh
Lo âu
Theo thống kê cho thấy, có tới khoảng 11% đến 15% bệnh nhân động kinh bị rối loạn lo âu. Rối loạn lo âu cũng phổ biến hơn ở bệnh nhân động kinh kháng trị. Tuy nhiên, trầm cảm và rối loạn lo âu cũng không hề thấp hơn ở những bệnh nhân động kinh kháng trị đã phẫu thuật.
Loạn thần
Người mắc bệnh động kinh thường có dấu hiệu loạn thần, đặc biệt là động kinh cục bộ phức tạp. Các triệu chứng loạn thần ở bệnh nhân động kinh có thể xuất hiện như:
- Loạn thần sau cơn: loạn thần có thể xuất hiện ngay sau một hoặc nhiều cơn co giật, phần lớn là sau các cơn động kinh cục bộ phức tạp hoặc toàn thể hóa thứ phát, diễn ra trong vòng một tuần của cơn co giật cuối cùng.
- Loạn thần cấp tính ngoài cơn: loạn thần có thể xuất hiện khi cơn co giật đã giảm đáng kể về tần suất (loạn thần thay thế) hoặc khi các cơn co giật không liên quan đến sự tăng lên của hoạt động động kinh.
- Loạn thần động kinh mạn tính: trạng thái loạn thần kéo dài hơn 6 tháng ở bệnh nhân bị động kinh.
Động kinh và rối loạn tâm thần có mối liên quan với nhau
Rối loạn tăng động giảm chú ý
Rối loạn tăng động giảm chú ý là bệnh lý đồng diễn khá phổ biến ở bệnh nhân bị động kinh (chiếm khoảng 30%-50%), điều này ảnh hưởng tới khả năng học tập, làm việc và giao tiếp xã hội của người bệnh.
Việc sử dụng thuốc chống rối loạn tăng động giảm chú ý ở bệnh nhân mắc bệnh động kinh có nguy cơ làm trầm trọng thêm các biến chứng động kinh. Cụ thể, thuốc chống rối loạn tăng động giảm chú ý có thể làm tăng ngưỡng động kinh, tăng số lượng cơn co giật.
Rối loạn hành vi
Tâm trạng lo lắng, sợ hãi, căng thẳng, thất vọng và bối rối khi co giật xảy ra có thể ảnh hưởng đến hành vi của người bệnh. Ngoài ra, thuốc chống động kinh cũng có thể gây mất cân bằng các chất trong não bộ và tác động xấu đến hành vi của một người.
Bệnh động kinh có thể gây ra các rối loạn hành vi và cảm xúc
Rối loạn về nhận thức
Theo nghiên cứu, có một nhóm bệnh nhân bị động kinh có chỉ số IQ thấp hơn so với bình thường. Điều này có lẽ do nhiều yếu tố như do nguồn gốc tổn thương thực thể của não bộ, các rối loạn chức năng do động kinh và tác dụng phụ của thuốc. Nhiều loại thuốc chống động kinh như Ethosuximide, Phenytoin, Phenobarbital và Carbamazepine đã có ảnh hưởng xấu đến sự tập trung, trí nhớ, tốc độ cử động của người bệnh động kinh nếu sử dụng lâu dài.
LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY
Mối quan hệ giữa động kinh và các rối loạn tâm thần
Thông thường các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu, loạn thần, tăng động giảm chú ý và tự kỷ được xem là biến chứng của cơn co giật trong bệnh động kinh. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh không chỉ những bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh lý về tâm thần mà những bệnh nhân có các bệnh lý về cảm xúc, tăng động giảm chú ý, tự kỷ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh động kinh, cụ thể:
- Các cơn co giật lặp lại làm tăng nguy cơ đối với các rối loạn tâm thần.
- Các rối loạn tâm thần làm tăng nguy cơ của động kinh.
- Cả động kinh và các rối loạn tâm thần đều do các bất thường của não.
Những nghiên cứu dịch tễ cho thấy các bệnh lý tâm thần thường gặp ở người động kinh hơn so với dân số chung. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một phần ba số bệnh nhân động kinh có tình trạng trầm cảm hoặc lo âu, 1/4 có ý tưởng tự sát và khoảng 1/2 số bệnh nhân có vấn đề về nhận thức hoặc chú ý. Người có tiền sử trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh (từ 4-7 lần), trong khi đó sự hiện diện của bệnh động kinh làm tăng nguy cơ tiến triển trầm cảm (từ 5-25 lần).
Điều này cho thấy mối quan hệ hai chiều của bệnh động kinh và các rối loạn tâm thần. Do đó, người gặp các vấn đề bệnh động kinh hoặc tâm thần cần phải được chăm sóc, theo dõi và điều trị kịp thời.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
Gửi bình luận của bạn