Dấu hiệu nhận biết bệnh động kinh vắng ý thức

Động kinh vắng ý thức thường khó nhận biết và để lại những hậu quả nghiêm trọng. Vậy, dấu hiệu nhận biết chứng động kinh vắng ý thức là gì?

Ngày đăng: 16-07-2024

93 lượt xem

Động kinh vắng ý thức là gì?

Động kinh vắng ý thức là tình trạng mất ý thức đột ngột trong thời gian ngắn. Khi khởi phát, người bệnh rơi vào trạng thái ngây người, mắt nhìn vô hồn, bất thần vào một khoảng không vô định trong nhiều giây. Sau đó, người bệnh nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường và không gặp bất kỳ chấn thương nào trên cơ thể.

Động kinh vắng ý thức có thể xảy ra hàng tuần hay hàng tháng và thường xuất hiện ở trẻ em mắc bệnh động kinh. Trẻ nhỏ khi gặp tình trạng này cũng có thể bị co giật với những cơn co giật ngắn và nhanh. Nếu diễn ra thường xuyên, trẻ có thể bị ảnh hưởng đến khả năng tập trung đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy hiểm trong hoạt động thường ngày, nhất là trong các hoạt động thể dục thể thao và các hoạt động hàng ngày.

Cơn động kinh vắng ý thức thường xảy ra ở trẻ em mắc bệnh động kinh

Nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh vắng ý thức

Cơn động kinh vắng ý thức thường xảy ra tự phát. Các tế bào neuron thần kinh thường gửi các tín hiệu điện với sự tham gia của các chất dẫn truyền thần kinh qua khe synap. Sự tăng kích thích thần kinh về mặt sinh lý tế bào của cơn động kinh có thể do một số quá trình phức tạp sau:

- Sự gia tăng hệ dẫn truyền thần kinh loại kích thích;

- Giảm hoạt động hệ dẫn truyền ức chế;

- Sự thay đổi các kênh ion liên quan đến điện thế;

- Sự thay đổi của nồng độ ion trong hay ngoài tế bào trong quá trình khử cực màng tế bào.

Một số yếu tố có thể kích hoạt cơn động kinh vắng ý thức như: 

- Thiếu ngủ.

- Cảm xúc căng thẳng hoặc phấn khích.

- Ánh nắng chói, ánh đèn nhấp nháy, âm thanh ồn ào.

- Sử dụng rượu hoặc một số loại chất kích thích khác.

- Sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ gây co giật như isoniazid, thuốc chống loạn thần,...

Dấu hiệu nhận biết bệnh động kinh vắng ý thức

Người bị động kinh vắng ý thức thường đột ngột rơi vào trạng thái ngây người ra, như đang nhìn bất thần vào khoảng không trong một thời gian. Sau đó sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường. Các biểu hiện của cơn vắng ý thức thoáng qua rất nhẹ, khó phát hiện nhưng không có nghĩa là không nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ em. 

Các triệu chứng cụ thể của động kinh vắng ý thức có thể cụ thể hơn gồm: 

- Đột ngột ngừng mọi hoạt động nhưng không té ngã

- Liếm môi

- Co giật mi mắt

- Chà xát ngón tay

- Các chuyển động nhỏ ở cả hai tay

Các triệu chứng bệnh động kinh vắng ý thức ở trẻ bình thường không gây ra nguy hiểm, tuy nhiên cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay nếu trẻ lên cơn co giật, có các triệu chứng co giật, cơn động kinh tiếp tục xảy ra mặc dù đã cho trẻ uống thuốc chống động kinh.

Hậu quả của cơn động kinh vắng ý thức đối với người bệnh

 Với động kinh vắng ý thức, người bệnh sẽ gặp phải những vấn đề sau:

- Chậm phát triển não bộ: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng động kinh vắng ý thức gây ra tổn thương nghiêm trọng cho não, tương đương với một cơn động kinh co giật. Các cơn động kinh vắng ý thức xảy ra thường xuyên ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển tư duy, trí nhớ của người bệnh. Mọi hoạt động phát triển của não bộ bị rối loạn.

Trẻ em khi bị động kinh vắng ý thức không thể phát triển năng lực học tập tối đa. Tâm lý của trẻ cũng không ổn định, rất dễ bị cô lập và trở nên tự kỉ. Bệnh rất khó phát hiện và âm thầm nên càng nguy hiểm hơn khi người bệnh không có phương án phòng ngừa và điều trị.

- Giảm trí nhớ: Động kinh vắng ý thức chỉ xảy ra trong vài chục giây nhưng có thể khiến người bệnh mất ý thức hoàn toàn. Trong cơn động kinh, thông tin không thể được ghi nhớ hoặc dung nạp.

Khi phát bệnh động kinh, não bộ dường như ngừng hoạt động, làm gián đoạn quá trình ghi nhớ và tập trung. Khi cơn động kinh kết thúc, người bệnh cảm thấy lờ đờ, nhớ nhớ quên quên. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi đi học.

- Dễ gặp tai nạn: Loại động kinh này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tập trung, học tập mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ em có thể gặp tai nạn trong khi sinh hoạt, vận động hàng ngày.

- Rối loạn tâm lý, cảm xúc: Động kinh kéo dài khiến người bệnh có nguy cơ cao gặp phải những rối loạn tâm lý như tâm thần, trầm cảm, lo âu, tiêu cực hơn là suy nghĩ tự tử bởi họ luôn tự ti về bản thân mình.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: Suy giảm khả năng tình dục, rối loạn cương dương ở nam giới do rối loạn cảm xúc và sử dụng thuốc chống động kinh trong thời gian dài. Gây dị tật tới thai nhi nếu dùng thuốc kháng động kinh không phù hợp trong thời kỳ đầu mang thai của phụ nữ.

Hậu quả của bệnh động kinh vắng ý thức ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh

Cơn động kinh vắng ý thức cần điều trị bao lâu?

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh động kinh vắng ý thức sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng động kinh nhằm điều trị và kiểm soát các cơn co giật. Nhìn chung có đến 70% người bệnh động kinh kiểm soát tốt cơn co giật sau khi sử dụng thuốc.

Tuy nhiên, người bệnh động kinh cũng có thể gặp các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là khi sử dụng trong thời gian dài, chẳng hạn như: rối loạn tiêu hóa, suy giảm chức năng gan, thận, rối loạn cảm xúc,… Do đó, người bệnh nên tuân thủ sử dụng thuốc, không tự ý ngưng bỏ thuốc, hoặc tăng giảm liều nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế cơn động kinh vắng ý thức:

- Chú trọng chất lượng giấc ngủ, ngủ đúng giờ và đủ giấc.

- Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

- Không bơi lội, lái xe hoặc đi một mình.

- Không học và làm việc quá sức

- Tránh các cảm xúc tiêu cực, xúc động, căng thẳng, lo lắng.

- Không vận động quá sức. Tập thể dục nhẹ nhàng giúp thư giãn đầu óc.

- Chế độ ăn giàu chất béo, đặc biệt là thực phẩm giàu chất béo tốt như các loại hạt, quả bơ, cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá lăng,... Cân chỉnh giảm lượng carbohydrate, tiêu thụ các loại ngũ cốc nguyên cám thay cho ngũ cốc tinh chế. Tuy nhiên, chế độ ăn này chỉ nên áp dụng nếu thuốc không kiểm soát được cơn động kinh.

Trên đây là những dấu hiệu để nhận biết bệnh động kinh vắng ý thức. Nếu nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu nào, hãy đến gặp ngay bác sĩ ngay để được chẩn đoán, hướng dẫn và điều trị kịp thời.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha