Xung quanh bệnh động kinh có rất nhiều thắc mắc của bệnh nhân và gia đình mà họ mong muốn được giải đáp từ chuyên gia.
Ngày đăng: 19-10-2017
1,555 lượt xem
Anh T.Việt có hỏi: “Chào chuyên gia, con tôi năm nay 26 tháng, trước đây cháu sốt với co giật nhưng bây giờ không sốt cũng bị giật. Tình trạng không sốt mà giật cũng bị vài lần, tôi đi cháu đi bệnh viện khám, bác sĩ nói là động kinh. Vậy có đúng không và nguy hiểm không, mong bác sĩ tư vấn cho tôi cách trị bệnh cho cháu?
Chuyên gia trả lời: Đây là 1 trường hợp có thể xảy ra ở trẻ em. Một số trường hợp chỉ là cơn cơ hội, xảy ra khi bé bị sốt cao nhưng nếu không kiểm soát tốt thì các cơn này sẽ thành phản xạ và bị lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu đã được chẩn đoán bị động kinh thì chắc chắn phải điều trị triệt để như các loại động kinh khác.
Các bậc phụ huynh hay mắc phải sai lầm là giấu bệnh của con cái, điều đó là không nên. Với những trường hợp của con bạn, bạn nên trao đổi cho cô giáo, bạn thân của cháu biết để đảm bảo an toàn cho các cháu khi lên cơn co giật, tuyệt đối không nên giấu bệnh. Việc điều trị cần có phác đồ cụ thể và rõ ràng, do vậy, bạn nên sử dụng thuốc theo bác sĩ đã kê đơn cho cháu để có hiệu quả tốt nhất.
Nếu có thắc mắc gì về bệnh động kinh thì bạn nên tìm đến các chuyên gia
Chị T. Hà hỏi: “Chào bác sĩ. Em năm nay 23 tuổi, bị động kinh từ nhỏ. Em đang chữa bệnh ở bệnh viện, bác sĩ cho uống hai loại là phenytoin và tegretol. Không biết hai loại thuốc này có độc không, uống có ảnh hưởng gì không ạ?
Chuyên gia trả lời:
Việc chẩn đoán động kinh của bạn thì rõ rồi. Các thuốc chống động kinh đưa vào cơ thể đều có tác dụng không mong muốn gây hại cho cơ thể. Bạn đã dùng lâu nên thuốc tương đối an toàn với bạn. Thuốc phenytoin có thể gây đa sẩn lợi, dễ chảy máu.
Tegretol gây phồng da, niêm mạc, phù nề thanh quản thường gặp sau 2 tuần sử dụng, Bạn dùng lâu chưa thấy biểu hiện có hại gì, do vậy bạn có thể phù hợp với 2 thuốc này. Đồng thời, bạn nên gặp bác sĩ điều trị thường xuyên để theo dõi và đánh giá mức độ đáp ứng sau mỗi khoảng thời gian dùng thuốc.
Bạn Đạt hỏi: “Em bị tai nạn chấn thương sọ não và xuất huyết não, bây giờ bị di chứng động kinh mất ý thức. Cứ khoảng 2 tháng thì em bị cơn động kinh. Em xin hỏi bệnh động kinh đó của em có thể chữa trị được không?
Tai nạn giao thông thường để lại di chứng bệnh động kinh do chấn thương sọ não
Chuyên gia trả lời:
Động kinh là một chứng bệnh khó có thể chữa khỏi hoàn toàn, nhất là khi có tổn thương não bộ do chấn thương sọ não. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kiểm soát tốt chứng bệnh này bằng cách sử dụng thuốc tây theo đúng chỉ định của bác sỹ.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp cùng với các chế phẩm hỗ trợ điều trị động kinh từ thảo dược để có thể kiểm soát làm giảm tần suất và mức độ cơn được hiệu quả hơn. Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, tránh những đồ ăn - thức uống có khả năng gây kích thích hệ thần kinh, không nên suy nghĩ, lo lắng quá nhiều khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Có lẽ, bí quyết thoát khỏi nỗi ám ảnh về bệnh động kinh, đó chính là học cách chung sống với hòa bình với căn bệnh này, quản lý triệu chứng bệnh bằng thuốc kết hợp giải pháp hỗ trợ điều trị, những chế độ ăn uống khoa học, những bài tập cân bằng cảm xúc và điều không thể thiếu đó chính là sự chia sẻ về bệnh tật với bác sĩ điều trị để cùng chiến đấu với chứng bệnh này.
ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH
LIÊN HỆ TƯ VẤN:
01678.041.262
0913.826.068
Gửi bình luận của bạn