Những thảo dược đông y khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân động kinh

Các thảo dược đông y tốt cho bệnh nhân động kinh đang được rất nhiều người quan tâm. Bởi vốn dĩ chúng khá lành tính, có thể sử dụng trong khoảng thời gian dài.

Ngày đăng: 12-10-2021

675 lượt xem

Vì sao nên lựa chọn thảo dược đông y điều trị bệnh động kinh?

Thảo dược đông y được xem là một trong những thành phần được ưu tiên và lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị bệnh động kinh cả ở người trưởng thành lẫn trẻ nhỏ. Nhiều loại thảo dược đã được nghiên cứu khoa học chứng minh có thành phần giảm căng thẳng ở người bệnh, hỗ trợ hệ thống thần kinh trung ương và hạn chế các cơn co giật hữu hiệu tương tự thuốc điều trị.

Một số các loại thảo dược đông y điều trị động kinh được đánh giá đem tới hiệu quả cao trong điều trị bệnh động kinh như câu đằng, an tức hương, rau đắng biển, khổ qua rừng… với lợi thế sử dụng an toàn cho mọi đối tượng

Nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, đã chứng minh thảo dược trong đông y đóng vai trò bảo vệ thần kinh. Bằng việc chúng đem lại những hiệu quả sau:

- Ức chế các độc tố kích thích thần kinh

- Giảm nhiễm độc thần kinh bởi quá trình oxy hóa, làm chậm lại quá trình thoái hóa, lão hóa và tăng cường chức năng của tế bào thần kinh.

- Trị chứng run (run tay, run chân, run giật toàn thân…), co giật, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, chân tay tê bại, bán thân bất toại, nói năng phát âm khó khăn đều có vị thuốc này.

Có thể thấy, việc sử dụng thuốc Đông y điều trị bệnh động kinh và cải thiện sức khỏe đem lại hiệu quả cao. Nhưng để đạt hiệu quả cao và để đảm bảo an toàn tuyệt đối, người bị động kinh nên đến tham khảo ý kiến của bác sĩ và lương y có kinh nghiệm trước khi sử dụng.

Thảo dược Đông y rất tốt trong điều trị động kinh

Top 3 thảo dược đông y khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân động kinh

Hãy cùng chúng tôi điểm qua những cái tên thảo dược được ưu tiên hàng đầu trong phương thuốc điều trị bệnh động kinh bằng phương pháp đông y.

Câu Đằng

Câu đằng có tên khoa học là Uncaria rhynchophylla (Miq), người ta dùng những đoạn thân có mấu cành cong như lưỡi câu để làm thuốc. Câu đằng có tác dụng trong việc điều chỉnh các rối loạn chức năng của hệ thần kinh thực vật.

Một nghiên cứu của bác sĩ Chung-Hsiang Liu nhận thấy Câu đằng có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi quá trình thoái hóa, lão hóa của tế bào.  Cụ thể sau 6 tuần uống thảo dược Câu đằng, các cơn co giật động kinh của người mắc bệnh đã bị suy yếu đáng kể.

Câu đằng có chứa một số axit amin và peptide, xem như các tiền chất dinh dưỡng của các chất dẫn truyền thần kinh. Đây là một trong những phát hiện có ý nghĩa nó có thể giúp làm chậm lại quá trình lão hóa, thoái hóa tế bào não, giúp làm giảm sự phóng điện bất thường có thể xảy ra trong các tế bào thần kinh.

Trong Đông y Câu Đằng được xem là vị thuốc đầu bảng để điều trị các bệnh về rối loạn chức năng của hệ thần kinh trong đó có bệnh động kinh.  

Câu đằng là vị thuốc Đông y chữa bệnh động kinh hiệu quả

Thiên Ma – thảo dược tốt cho bệnh nhân động kinh

Cùng với Câu Đằng, Thiên Ma là một trong những thảo dược cực tốt để điều trị bệnh động kinh. Nghiên cứu cho thấy ,nhóm bệnh nhân được điều trị kèm với đơn thuốc Đông y có chứa thiên ma đã cải thiện rõ rệt biểu hiện run, kỹ năng giao tiếp, tình trạng co cứng cơ.

Sử dụng thảo dược thiên ma giúp giảm các triệu chứng như lo âu, trầm cảm, khó ngủ, chán ăn và táo bón của người bị bệnh động kinh.

Cụ thể thiên ma có những tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh động kinh như sau:

- Chống động kinh

- Chống hôn mê

- Chống phong thấp.

“Thiên ma Câu đằng ẩm” là bài thuốc kinh điển chuyên trị chứng can thận âm hư, can phong nội động với các biểu hiện nhẹ là run, co giật, động kinh, chóng mặt, mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, nặng thì bán thân bất toại. Một lần nữa cho thấy sự phối hợp này đã mở ra hy vọng cho tất cả những người bị bệnh động kinh.

An tức hương (nhựa cây bồ đề)

Đây là loại cây được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới. Nhiều nghiên cứu của y học hiện đại đã chứng minh An tức hương đóng vai trò bảo vệ thần kinh thông qua việc ức chế các độc tố kích thích thần kinh, giảm nhiễm độc thần kinh. Chính vì thế mà từ lâu, an tức hương đã được sử dụng trong đông y trị chứng co giật, chân tay co quắp mọi người hay gọi là kinh phong.

Tóm lại An tức hương được coi là bài thuốc đầu tay của các lương y đối với những trường hợp động kinh, làm chậm lại quá trình thoái hóa, lão hóa và tăng cường chức năng của thần kinh.

GIẢI ĐÁP MỘT SỐ VẤN ĐỀ THẮC MẮC CỦA PHỤ HUYNH VỀ VIỆC ĐỘNG KINH Ở TRẺ EM

Triệu chứng của bệnh động kinh ở trẻ em?

Bệnh động kinh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em là đối tượng được quan tâm đặc biệt. Các triệu chứng của bệnh động kinh ở trẻ em rất nhiều tùy thuộc vào từng dạng động kinh hay vùng não bộ bị ảnh hưởng mà chúng ta có thể xác định được.

Một cơn động kinh ở trẻ em xảy ra khi các tế bào thần kinh trong não phát ra các tín hiệu điện đột ngột, với cường độ quá mức gây mất kiểm soát. Dòng điện trong não của người nhiễm bệnh phải làm việc liên tục.

Một số dạng động kinh thường gặp ở trẻ em mà chúng ta dễ nhận thấy bao gồm:

+ Cơn co cứng co giật toàn thân trẻ em: xảy đến bất ngờ khiến trẻ ngã xuống đất một cách đột ngột.  

+ Các cơ co cứng lại trong khoảng 10 – 30 giây, sau đó là co giật toàn thân, đặc biệt là có thể kèm theo mắt trợn ngược và sùi bọt mép.  

+ Sau đó trẻ sẽ thường rất mệt mỏi, không tỉnh táo chỉ muốn ngủ và lúc này trẻ phải cần một khoảng thời gian để phục hồi trở lại.

Mới nghe qua có thể đáng sợ nhưng tình trạng phát bệnh động kinh ở trẻ em này chỉ kéo dài dưới 2 phút và tự biến mất ngay sau đó. Nghiên cứu thì động kinh ở trẻ em ít nguy hiểm đến tính mạng chính vì thế mà các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng mà hãy tìm cho con mình một phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.

Ngoài ra, động kinh vắng ý thức, khó nhận diện vì có thể bị nhầm lẫn với tình trạng mơ màng. Người thân thậm chí có thể phớt lờ tình trạng này trong nhiều năm dẫn tới việc điều trị gặp khó khăn. Với một cơn động kinh dữ dội bao gồm các hành động như co giật, co cứng rất dễ nhận ra vì lúc này người bệnh sẽ có những biểu hiện rõ ràng.

Người mắc bệnh động kinh cục bộ phức tạp hoặc động kinh cục bộ đơn thuần có thể bị nhầm lẫn với các tình trạng bệnh khác nhau, cụ thể: Chứng đau nửa đầu, bệnh tâm lý, nhiễm độc ma túy hoặc rượu.

Người nhà cần làm gì để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh một cách tốt nhất?

Để việc điều trị bệnh được tốt nhất thì việc chẩn đoán động kinh ở trẻ em cũng như người trưởng thành đặc biệt quan trọng. Đặc biệt việc chẩn đoán động kinh ở trẻ em từ những lần đầu tiên có thể khó khăn và thường thì không thể chính xác 100%. Nguyên nhân là do các cơn co giật thường kết thúc quá nhanh đến nỗi bác sĩ đôi khi không thể chứng kiến toàn bộ quá trình. Chính vì thế mà hành động mô tả của người thân về cơn động kinh ở trẻ em cũng như ở người lớn cũng hết sức quan trọng để giúp bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh.

- Xem xét thu thập thêm thông tin về các cơn co giật của bệnh nhân từ các thành viên trong gia đình. Bởi đôi lúc họ chính là người chứng kiến những biểu hiện khác lạ trong lúc bạn không chú ý, đặc biệt là đối với trẻ em.

- Người thân nên sử dụng điện thoại quay hình lại những bệnh nhân lên cơn động kinh. Thường khi bệnh nhân lên cơn động kinh, người thân rất lo lắng và tìm cách để xử lý giúp giảm nhẹ tình trạng này nên không thể quay phim được, nhưng hãy cố gắng hết sức có thể. Bởi chính đoạn clip quay cảnh này có khả năng giúp bác sĩ rất nhiều trong việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

- Cha mẹ, người thân không nên lo lắng nếu trẻ nhỏ mắc bệnh nhìn chằm chằm vào tivi hoặc nhìn ra ngoài cửa sổ bởi nhiều khi trẻ đang mơ màng đang đắm chìm vào thế giới tưởng tượng của riêng mình.

- Hãy theo dõi các biểu hiện của con bạn xuất hiện vào những thời điểm không phù hợp, chẳng hạn như khi con bạn đang nói hoặc làm gì đó và đột nhiên dừng lại.

Đối với trẻ em, việc thực hiện xét nghiệm là một phần quan trọng trong chẩn đoán bệnh. Bác sĩ có thể sẽ làm một bài kiểm tra thể chất và xét nghiệm máu kèm theo các phương án như điện não đồ để kiểm tra hoạt động điện trong não.

Việc chẩn đoán đúng bệnh cực kỳ quan trọng, chính vì thế mà các bạn đừng bỏ qua những việc cần làm trên đây nhé!

Trẻ đi khám bác sĩ về bệnh động kinh

Khi nào nên đưa trẻ đến phòng cấp cứu?

Bạn phải đưa trẻ đến phòng cấp cứu gần nhất ngay nếu bé gặp khó khăn khi thở hoặc cơn co giật của bé kéo dài hơn 5 phút. Bởi hầu hết các cơn co giật do động kinh ở trẻ chỉ kéo dài ít hơn 2 phút. Nếu một cơn động kinh xảy ra và đang tiếp diễn sau 5 phút thì nó có thể không tự dừng lại, lúc này cần ngay đến sự can thiệp của bác sĩ.

Thứ 2 nếu bạn thấy trẻ em cũng như người lớn lên cơn động kinh mà tỏ ra đau đớn trong khi co giật thì cũng phải đưa ngay đến bệnh viện.

Thứ 3, Sau khi cơn co giật kết thúc khoảng 30 phút mà trẻ không phản ứng lại những lời gọi của bố mẹ.

Việc đưa trẻ tới phòng cấp cứu là để chẩn đoán chính xác động kinh ở trẻ em. Như ở trên có chia sẻ thì phụ huynh khi đưa trẻ tới gặp bác sĩ cần phải miêu tả đầy đủ các triệu chứng mà con đang gặp phải. Việc mô tả thôi vẫn chưa đủ cần phải có sự kết hợp với xét nghiệm điện não đồ thường hoặc điện não đồ video. Phương pháp này không gây đau, cũng không có tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ nên các cha mẹ có thể yên tâm.

Nếu trẻ lên cơn động kinh mà miệng xanh xao có cần gặp Bác sĩ không?

Khi lên cơn co giật thì miệng của trẻ thường có vẻ trông xanh xao. Tuy nhiên thì hiện tượng miệng xanh xao này là khá phổ biến đặc biệt không phải là một dấu hiệu nghiêm trọng. Chính vì thế các bậc phụ huynh có thể yên tâm phần nào nhé!

Trẻ nhỏ bị bệnh động kinh khi lên cơn co giật thường không có bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào về hô hấp dù miệng của bé trông có vẻ xanh xao. Cụ thể các bác sĩ đã giải thích rằng trong cơn động kinh ở trẻ em, bộ não phải làm việc vất vả và cần nhiều oxy hơn. Cơ thể trẻ lúc này sẽ lấy một ít oxy từ khu vực xung quanh miệng để truyền đến não, từ đó gây ra hiện tượng xanh xao quanh miệng.

Tuy nhiên nếu miệng xanh xao kèm những dấu hiệu nguy hiểm được chúng tôi chia sẻ ở phía trên thì ngay lập tức phải đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

Có thể ngăn cơn động kinh ở trẻ em bằng cách nào?

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, hầu hết các cơn co giật ở trẻ chỉ kéo dài ít hơn 2 phút. Nếu tình trạng này từ 5 phút trở lên thì bạn cần hỗ trợ giúp con để dừng cơn động kinh lại. Cách duy nhất, nhanh nhất ngay lúc này là cho con dùng thuốc. Chính vì thế lúc nào chúng tôi cũng khuyên các bậc phụ huynh luôn chuẩn bị thuốc sẵn và theo sát con mình thường xuyên, phòng trường hợp cơn co giật diễn ra lâu.

Tuy nhiên rất nhiều trường hợp trẻ bị động kinh không thể uống thuốc bằng miệng mà cần phải được truyền thuốc theo hình thức tiêm tĩnh mạch hoặc thông qua trực tràng và mũi thì tốt nhất bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ về loại thuốc nên dùng trong trường những trường hợp như thế này.

Động kinh ở trẻ em hầu hết sẽ sống trọn vẹn và lâu dài. Nói như vậy không có nghĩa là tránh được trường hợp tử vong. Tuy nhiên, dù rất hiếm nhưng vẫn có trường hợp trẻ nhỏ tử vong khi: Cơn động kinh rất dài lâu hơn 60 phút, bị chấn thương nguy hiểm hoặc chết đuối trong cơn động kinh, đột tử không giải thích được trong bệnh động kinh (vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng).

Cụ thể một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bé mắc phải hiện tượng đột tử do cơn động kinh: Bố mẹ không cho bé uống thuốc thường xuyên; dùng nhiều loại thuốc chữa động kinh khác nhau: Ngừng thuốc đột ngột; Rối loạn phát triển; Co giật không kiểm soát được…

Hi vọng với những giải đáp trên đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn về bệnh tình của con trẻ từ đó sớm điều trị giúp trẻ khỏe mạnh trở lại. Ngoài ra, động kinh còn xuất hiện ở người trưởng thành và cao tuổi, vì vậy, trang bị thêm kiến thức là điều không nên bỏ qua.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha