Hơn 50% trẻ bị bại não mắc bệnh động kinh

Đối với trẻ nhỏ, bệnh động kinh thường khó được nhận ra, đặc biệt ở trẻ mắc bại não lại rất khó nhận biết bởi các triệu chứng dễ nhầm lẫn với biểu hiện co giật, cứng tay chân của bại não thông thường.

Ngày đăng: 13-06-2017

2,458 lượt xem

Mối liên hệ giữa bệnh bại não và bệnh động kinh

Động kinh và bại não đều là kết quả của sự bất thường trong cấu trúc và hoạt động chức năng của não. Trẻ bị bại não có những tổn thương trong hệ thần kinh trung ương do ngạt, sang chấn khi sinh, bị thương bởi các dụng cụ trợ giúp sinh đẻ, người mẹ dùng quá nhiều thuốc khi mang thai hoặc do trẻ bị viêm màng não, u não,... đây cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến di chứng động kinh sau này.

Đa số trẻ bị bại não đều mắc các chứng bệnh động kinh

Trẻ bị bại não, nhất là thể bại não liệt cứng tứ chi và liệt cứng hai chi dưới sẽ có ít nhất một cơn co giật trong suốt cuộc đời, đó có thể là những cơn động kinh toàn thể hoặc động kinh cục bộ. Cơn động kinh xuất hiện ở trẻ bị bại não trong những tháng năm đầu đời, biểu hiện cụ thể tùy vào vị trí não bộ tổn thương.

Nếu toàn bộ não bị ảnh hưởng, trẻ có thể cơn động kinh toàn thể, chẳng hạn như:

- Cơn co giật -  co cứng toàn thân: Ban đầu, trẻ bị co cứng toàn cơ thể, khuôn mặt tái nhợt, sau đó co giật rồi rơi vào trạng thái mất ý thức và tỉnh lại sau vài phút. Trong cơn động kinh, trẻ còn có thể bị cắn vào lưỡi, đại tiểu tiện không tự chủ, cảm thấy mệt mỏi và nhức đầu sau khi kết thúc.

- Cơn co giật cơ: Trẻ bị co giật chân, tay liên tục trong vài giây đến vài phút, cha mẹ có giữ chân tay trẻ cũng không thể ngừng lại.

- Cơn co cứng: Đặc trưng bởi biểu hiện cứng đột ngột cánh tay hoặc chân ở cả hai bên của cơ thể, thường xuất hiện khi trẻ đang ngủ.

Động kinh nhược cơ: Các cơ mềm nhũn, không có sức lực, mí mắt sụp xuống, đầu gật về phía trước.

Cùng với việc khai thác các biểu hiện cụ thể của trẻ từ phía cha mẹ, các bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm như điện não độ EEG, chụp cắt lớp vi tính CT, chụp cộng hưởng từ MRI,… để chẩn đoán chính xác và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Có những phương pháp nào điều trị bệnh động kinh ở trẻ bại não?

Thuốc chống động kinh

Thuốc chống động kinh có tác dụng giảm các biểu hiện co cứng, co giật cơ bắp, được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị cả động kinh và bại não.

Phẫu thuật não

Đây là phương pháp cuối cùng trong điều trị cơn động kinh ở trẻ bại não. Mặc dù giải pháp này có nhiều rủi ro nhưng nếu các thuốc chống co giật không mang lại hiệu quả, đồng thời cơn động kinh bắt nguồn ở thùy thái dương, bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện phẫu thuật.

- Loại bỏ một phần của não bộ bị mất chức năng và cấy ghép các điện cực để giúp kiểm soát cơn co giật.

- Loại bỏ một nửa não (Hemispherectomy): Cắt bỏ gần như toàn bộ vùng não bị tổn thương để vô hiệu hóa cơn động kinh. Loại phẫu thuật này hiếm khi được sử dụng.

- Cắt đứt kết nối thần kinh giữa bán cầu trái và phải (Callosotomy): mục đích để giảm các cơn động kinh toàn bộ. Áp dụng chủ yếu ở trẻ em có cơn co giật nghiêm trọng bắt đầu trong một bán cầu và lan sang phía bên kia.

Chế độ ăn đặc biệt dành cho trẻ mắc bệnh động kinh

Chế độ ăn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp kiểm soát bệnh động kinh, cụ thể là chế độ ăn ketogenic ít tinh bột và lượng chất béo cao, thường được các bác sĩ chuyên khoa nhi khuyên áp dụng. Nhiều nhà khoa học chỉ ra rằng chế độ ăn ketogenic giúp thay đổi sự trao đổi chất của trẻ, giúp giảm tần suất cơn động kinh.

Sử dụng các loại thảo dược và thuốc đông y gia truyền
 
Các loại thuốc đông y gia truyền có tác dụng rất tốt cho trẻ động kinh và bại não
Những loại thuốc này có tác dụng an thần, giảm hoạt động quá mức của hệ thần kinh, bởi vậy rất tốt cho người bệnh động kinh, đặc biệt là trẻ bị bại não, giúp giảm tần suất, mức độ cơn và hạn chế ảnh hưởng của các cơn co giật, co cứng lên não bộ.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha