Vì sao trong giấc ngủ vẫn xuất hiện cơn động kinh?

Có nhiều người mắc bệnh động kinh chỉ xuất hiện cơn trong khi ngủ, thậm chí không hề phát hiện ra bệnh trong nhiều năm liền, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Ngày đăng: 18-10-2017

1,760 lượt xem

Nhiều dạng động kinh có thể xảy ra khi ngủ nhưng thường gặp nhất là động kinh múa giật, động kinh thùy thái dương, động kinh vắng ý thức không điển hình và đặc biệt là động kinh thùy trán.

Cơn co giật xảy ra khi ngủ, bệnh nhân có thể bị thức giấc và đôi khi bị nhầm lẫn với chứng mất ngủ. Bệnh nhân động kinh thường không biết những cơn co giật xảy ra trong khi ngủ mặc dù họ có thể mệt mỏi hoặc giảm tập trung trong công việc vào ban ngày và họ có thể chịu đựng tình trạng này kéo dài trong nhiều năm liền.

Động kinh trong giấc ngủ thường khó phát hiện hơn bình thường

Một số loại thuốc điều trị bệnh động kinh cũng có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ, làm khó ngủ ban đêm hoặc gây buồn ngủ vào ban ngày. Riêng với trẻ em bị động kinh trong giấc ngủ có tỷ lệ mắc tăng động giảm chú ý cao hơn trẻ khác. Vì vậy, một giấc ngủ sâu và liền mạch rất cần thiết cho cả trẻ em và người lớn bị động kinh.

Dấu hiệu cơn động kinh khi ngủ

Biểu hiện của động kinh trong giấc ngủ ở mỗi người có sự khác nhau. Hầu hết cơn chỉ kéo dài một hoặc hai phút. Tùy thuộc vào từng thể động kinh khác nhau, người bị động kinh trong khi ngủ có thể gặp một trong số những triệu chứng sau:

- Đang ngủ bị co giật, cứng gồng người hoặc chân tay.

- Co giật dữ dội toàn thân hoặc co giật ở một số bộ phận của cơ thể, chân tay chuyển động không tự chủ.

- Cảm giác có mùi, vị lạ trong miệng, buồn nôn.

- Cảm giác tê hoặc ngứa ran, ra mồ hôi. 

- Gặp phải ảo giác hoặc đột nhiên la hét, khóc lóc không có lý do.

- Mất ý thức, ngưng thở tạm thời trong vài giây.

- Tiểu tiện không tự chủ.

- Chân tay yếu và có cảm giác rất mệt mỏi, đau đầu sau khi hết cơn.

Động kinh trong giấc ngủ thường có nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe

Cách chẩn đoán chính xác cơn động kinh khi ngủ

Để chẩn đoán động kinh trong khi ngủ và loại trừ các nguyên nhân khác như chứng rối loạn giấc ngủ, cơn ác mộng, mộng du… các bác sĩ sẽ cần người bệnh hoặc người nhà mô tả chi tiết các triệu chứng, đồng thời kết hợp với một số xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, điện não đồ…

Để hạn chế cơn co giật và đảm bảo an toàn trong khi ngủ, người bệnh có thể làm theo một số cách sau:

- Sử dụng giường thấp và có đệm ở đầu giường.

- Không dùng gối hoặc tránh sử dụng các loại gối mềm lớn vì có thể làm tăng nguy cơ ngạt thở.

- Tránh các đồ nội thất sắc cạnh quanh giường ngủ để tránh bị chấn thương khi ngã.

- Sử dụng thảm an toàn trên sàn để nếu cơn co giật làm bệnh nhân ngã xuống giường sẽ không bị chấn thương.

- Thay đèn bàn bằng đèn gắn vào tường để tránh bị va chạm làm đổ vỡ.

- Không hút thuốc trên giường trong bất kỳ hoàn cảnh nào bởi nó có thể gây cháy nếu lên cơn co giật bất ngờ.

ĐÔNG Y GIA TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

LIÊN HỆ TƯ VẤN:

01678.041.262

0913.826.068

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha