Bệnh động kinh có làm suy giảm trí nhớ không?

Trong một số trường hợp khi người bệnh lên cơn động kinh nặng hay sử dụng thuốc tây y lâu ngày rất có khả năng sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ của người bệnh.

Ngày đăng: 06-04-2023

300 lượt xem

1. Bạn hiểu gì về bệnh động kinh?

Bệnh động kinh là một bệnh lý mãn tính xảy ra do sự bất thường trong não bộ dẫn tới sự kích thích đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não, gây ra sự phóng điện đột ngột và không thể kiểm soát. Sự kích thích vỏ não ở các vùng khác nhau có thể gây ra những biểu hiện khác nhau. Co giật không phải là biểu hiện duy nhất, các cơn vắng ý thức đột ngột, co cứng chân tay cũng là biểu hiện của bệnh động kinh.

Theo các chuyên gia, động kinh hiện là căn bệnh phổ biến với nhiều nguyên nhân gây bệnh đa dạng có thể kể đến như:

- Yếu tố di truyền: Theo các nhà khoa học, một số loại động kinh có sự liên kết với các gen cụ thể. Tuy nhiên, những gen này chỉ là yếu tố khiến người bệnh nhạy cảm hơn khi bị tác động bởi môi trường có thể gây ra những cơn động kinh. Nói một cách khác, gen chỉ là yếu tố có thể tác động chứ không phải yếu tố quyết định và chắc chắn gây bệnh.

- Chấn thương sọ não: Những tai nạn nghiêm trọng khiến cho vùng nào bị chấn thương chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh động kinh.

- Những bệnh gây tổn thương não: Một số trường hợp xuất hiện những khối u trong não hoặc từng bị đột quỵ, thì nguy cơ mắc bệnh động kinh là rất lớn. Tổn thương não sẽ gây rối loạn hệ thần kinh trung ương khiến hoạt động não có nhiều thay đổi và tăng nguy cơ bị động kinh.

- Một số bệnh như viêm màng não, viêm não, cấu trúc bất thường trong não không rõ nguyên nhân… cũng được cho là nguyên nhân gây bệnh.

- Chấn thương trước khi sinh: Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn non nớt và rất nhạy cảm với những tổn thương ở não. Trong trường hợp mẹ bị nhiễm trùng, thiếu dinh dưỡng, em bé sinh ra có nguy cơ tổn thương não… sẽ dẫn đến chứng động kinh ở trẻ sơ sinh.

Với trẻ nhỏ, ngay cả khi sốt cao, co giật kéo dài cũng dễ tiến triển thành bệnh động kinh. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và ma túy cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới bệnh động kinh.

2. Bệnh động kinh được chẩn đoán bằng những phương pháp nào?

Để chẩn đoán bệnh động kinh cần dựa vào:

- Tiền sử bệnh

- Các triệu chứng lâm sàng thông qua khai thác thông tin bệnh

- Bác sĩ có thể kiểm tra hành vi, kỹ năng vận động, chức năng tinh thần và các lĩnh vực khác để chẩn đoán bệnh và xác định loại động kinh có thể mắc phải.

- Bác sĩ có thể lấy mẫu máu để xác định sự hiện diện của các dấu hiệu nhiễm trùng, bệnh di truyền hoặc các rối loạn khác có thể liên quan đến động kinh.

Các xét nghiệm để phát hiện những bất thường trong não, chẳng hạn như:

- Điện não đồ (EEG): Đây là loại cận lâm sàng hay sử dụng nhất để chẩn đoán bệnh động kinh. Sử dụng các điện cực để ghi lại hoạt động điện của não.Nếu bị động kinh, thường thấy những thay đổi trong mô hình sóng não bình thường, ngay cả khi không có cơn co giật. Bác sĩ có thể theo dõi khi thực hiện điện não đồ trong khi bệnh nhân thức hoặc ngủ, để ghi lại các cơn động kinh có thể có, giúp bác sĩ xác định loại động kinh và loại trừ các bệnh khác.

- Chụp cắt lớp vi tính (CT) quét: Chụp CT sử dụng tia X để thu được hình ảnh cắt ngang của não. Nó có thể tiết lộ sự hiện diện của bất thường trong não có thể gây co giật, chẳng hạn như khối u, chảy máu và u nang.

- Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI sử dụng sóng vô tuyến và nam châm mạnh mẽ để tạo ra một cái nhìn chi tiết về bộ não. Bác sĩ có thể phát hiện các tổn thương hoặc bất thường trong não có thể gây co giật.

- Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET). Quá trình quét này sử dụng một lượng nhỏ chất phóng xạ với liều thấp được tiêm vào tĩnh mạch để giúp hình dung các khu vực hoạt động của não và phát hiện các bất thường.

- Chụp cắt lớp vi tính bằng phát xạ đơn photon (SPECT): chủ yếu được sử dụng nếu đã chụp MRI và điện não đồ không phát hiện được vị trí trong não nơi bắt nguồn cơn động kinh. SPECT sử dụng một lượng nhỏ chất phóng xạ với liều thấp được tiêm vào tĩnh mạch để tạo ra bản đồ ba chiều chi tiết về hoạt động lưu lượng máu trong não khi bị co giật.

Các kỹ thuật xét nghiệm khác để giúp xác định nơi cơn động kinh bắt đầu trong não:

- Ánh xạ thống kê tham số (SPM): SPM là một phương pháp để so sánh các khu vực của não có sự trao đổi chất tăng lên trong các cơn động kinh với não bình thường, có thể cung cấp cho các bác sĩ một ý tưởng về nơi bắt đầu cơn động kinh.

- Phân tích Curry là một kỹ thuật lấy dữ liệu điện não đồ và chiếu chúng lên MRI não để cho các bác sĩ biết nơi xảy ra động kinh.

Việc chẩn đoán chính xác loại động kinh và nơi bắt đầu co giật mang lại cơ hội tốt nhất để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Chẩn đoán chính xác bệnh động kinh để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả

3. Trí nhớ của người bệnh động kinh bị ảnh hưởng như thế nào?

Mỗi loại động kinh sẽ ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ ở nhiều mức độ khác nhau. Tần suất cơn co giật càng lớn thì khả năng ghi nhớ lại càng bị ảnh hưởng nhiều, ngoài ra nó cũng phụ thuộc nhiều vào từng khu vực não bộ bị tác động. Với động kinh toàn thể thì hầu hết các khu vực của não bộ đều bị tổn thương, trong khi động kinh cục bộ chỉ bị ảnh hưởng ở một phần.

Các cơn động kinh bắt nguồn từ sự rối loạn dẫn truyền điện bất thường của các tế bào thần kinh thùy trán và thùy thái dương là nguyên nhân phổ biến nhất gây ảnh hưởng đến trí nhớ và ngôn ngữ, không những bộ nhớ giảm sút mà còn gây chậm nói, khả năng diễn đạt cũng khó khăn.

Người bệnh động kinh thường gặp một số vấn đề về trí nhớ như:

- Không nhớ tên của những người mà họ từng quen biết

- Không nhớ lịch dùng thuốc chống động kinh

- Không thể nhớ lại các sự kiện đã xảy ra trong vài ngày, vài tuần trước.

- Thường không tập trung được

- Tiếp thu kiến thức chậm hơn những người khác.

Bệnh động kinh có thể gây hại cho trí nhớ người bệnh

4. Người bệnh động kinh cần làm gì khi có vấn đề về trí nhớ?

Nếu bạn nghĩ rằng nguyên nhân khiến mình bị suy giảm trí nhớ liên quan đến bệnh động kinh thì hãy thẳng thắn trao đổi với bác sỹ. Các bác sỹ điều trị bệnh động kinh của bạn sẽ xem xét những yếu tố bất thường trong não. Nếu bác sỹ phát hiện thấy những yếu tố bất thường, bác sỹ sẽ thay đổi phương pháp điều trị hoặc giảm liều thuốc chống động kinh mà bạn hay dùng.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Để xác định chính xác nguyên nhân suy giảm trí nhớ do động kinh, bác sỹ có thể yêu cầu bạn thực hiện điện não đồ. Sau khi có kết quả chính xác, bác sỹ sẽ quyết định phương pháp điều trị suy giảm trí nhớ cho bạn. Có 2 phương pháp cải thiện trí nhớ cho bệnh nhân động kinh.

 Phương pháp gián tiếp cải thiện trí nhớ bằng cách tập trung vào các yếu tố kiểm soát cơn động kinh: 

- Điều chỉnh thuốc chống động kinh: Đối với những người đang điều trị bệnh động kinh, cách tốt nhất để khôi phục bộ nhớ là sử dụng thuốc một cách hợp lý. Do nguyên nhân suy giảm trí nhớ là tần suất các cơn co giật xuất hiện nhiều nên bạn có thể điều chỉnh lượng thuốc để kiểm soát các cơn co giật một cách hiệu quả.

- Kiểm soát stress: Bệnh nhân động kinh thường hay bị trầm cảm, vì vậy điều trị trầm cảm có thể giúp bệnh nhân tăng cường trí nhớ một cách đáng kể. Ngoài ra, phương pháp tâm lý trị liệu cũng khá hiệu quả với những bệnh nhân động kinh bị stress.

- Ngăn chặn sự phát triển của các bệnh khác: Một số bệnh kèm theo động kinh như tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi, rối loạn giấc ngủ, lupus… làm tình trạng suy giảm trí nhớ của bệnh nhân động kinh nặng hơn. Vì vậy, bạn nên đến gặp các bác sỹ chuyên khoa khác để điều trị các bệnh trên.

Phương pháp trực tiếp dùng một số thuốc hoặc các biện pháp hỗ trợ để tăng cường trí nhớ cho bệnh nhân.

- Thuốc: Bệnh nhân có thể được bác sỹ kê đơn các loại thuốc điều trị suy giảm trí nhớ. Những loại thuốc này có thể làm tăng mức độ dẫn truyền thần kinh.

Sử dụng các biện pháp hỗ trợ ghi nhớ cho bệnh nhân động kinh bị suy giảm trí nhớ

Sử dụng các biện pháp hỗ trợ: Nếu bạn bị suy giảm trí nhớ thì bạn có thể sử dụng lịch, giấy note, đồng hồ báo thức… để ghi lại thông tin cần làm.

Do tác dụng phụ của thuốc tây y gây ảnh hưởng đến trí nhớ nên ngày nay nhiều người đã và đang ưa chuộng, tin dùng các thảo dược trong Đông y.để hỗ trợ điều trị bệnh động kinh tái phát. Các bài thuốc Đông y trị bệnh động kinh được chứng minh công dụng từ hàng trăm năm nay an toàn mà hiệu quả chúng mang đến lại rất cao.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha