Nhận diện triệu chứng cụ thể của các cơn động kinh điển hình

Việc nhận diện các triệu chứng cụ thể của các cơn động kinh điển hình sẽ giúp ích rất nhiều cho người bệnh trong việc phòng ngừa tai nạn, chấn thương xảy ra.

Ngày đăng: 15-11-2024

9 lượt xem

Cơn động kinh là gì?

Cơn động kinh là gì? Đây là triệu chứng xảy ra do sự bất thường trong não bộ dẫn tới kích thích đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não, gây ra sự phóng điện đột ngột, không kiểm soát. Điều này đã làm xuất hiện các cơn co giật lặp đi lặp lại nhiều lần với những thay đổi từ cảm giác, nhận thức đến hành vi vận động. Dựa vào đặc điểm lâm sàng, động kinh được chia làm hai nhóm chính là cơn động kinh toàn thể và cơn động kinh cục bộ.

Cơn động kinh xảy ra do những bất thường trong não bộ

Cơn động kinh toàn thể

Đa số người bệnh thường xuất hiện cơn động kinh đột ngột với các biểu hiện:

- Bệnh nhân đột ngột mất ý thức rồi ngã vật xuống, chân tay duỗi cứng, hai bàn tay nắm chặt, cơ hô hấp co cứng, cơ thanh quản khép, người bệnh ngừng thở ngắn nên da niêm mạc tím ngắt do thiếu oxy. Giai đoạn này gọi là giai đoạn co cứng, kéo dài 20-30 giây.

- Tiếp theo, bệnh nhân co giật các cơ toàn thân, tay chân co giật nhịp nhàng, lúc đầu nhịp chậm về sau nhanh dần, cuối cơn thưa dần sau đó ngừng hẳng. Các cơ ở mặt cũng co giật, mắt trợn ngược, hai hàm răng nghiến chặt vào nhau, sùi bọt mép. Giai đoạn này kéo dài 30-60 giây.

- Sau khi ngừng co giật, các cơ mềm, bệnh nhân vẫn mất ý thức, thở sâu, đồng tử hai bên giãn nhẹ. Giai đoạn này kéo dài khoảng 1 phút. Sau đó bệnh nhân tỉnh lại, gọi hỏi có đáp ứng nhưng có thể lú lẫn trong một vài phút. Bệnh nhân đau đầu, mệt mỏi, có phản xạ gân xương tăng ở tứ chi. Bệnh nhân sau khi hồi phục ý thức trở lại chuyển sang ngủ sâu.

- Thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc cơn, bệnh nhân phục hồi ý thức trở lại khoảng 2-3 phút, ít khi kéo dài quá 5 phút.

Ngoài ra trong triệu chứng của cơn động kinh toàn thể còn một số dạng động kinh như:

Cơn vắng ý thức chủ yếu xảy ra ở trẻ em, thể hiện bằng sự gián đoạn ý thức và hành động với môi trường xung quanh trong khoảng thời gian ngắn (thông thường 3-5 giây). Ví dụ như khi bệnh nhân đang ăn thì ngưng nhai, rơi bát đũa, đang nói chuyện thì ngừng lại sau đó có ý thức trở lại và tiếp tục công việc. 

- Cơn giật cơ: Biểu hiện lâm sàng của cơn giật cơ là những động tác giật cơ đột ngột, ngắn, xảy ra đối xứng hai bên, vị trí có thể toàn thân hoặc khu trú ở tay hoặc đầu với cường độ khác nhau, không kèm rối loạn tri giác. Bệnh thường khởi đầu ở tuổi thanh niên, cơn giật thường xảy ra vào buổi sáng, đôi khi làm bệnh nhân ngã nhưng hồi phục lại ngay lập tức.

- Cơn mất trương lực cơ: Người bệnh đột ngột mất trường lực cơ, ngã xuống đất nhưng sau đó hồi phục nhanh. Trường hợp chiếm khoảng 1% số những bệnh nhân động kinh.

Cơn động kinh cục bộ

Cơn cục bộ đơn giản, không rối loạn ý thức: Bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, ít khi tiến triển thành các cơn cục bộ loại khác. Vị trí co giật thường xảy ra ở một chi hay ở mặt, sự co cứng hoặc co giật xuất hiện ở một phần cơ thể.

Cơn cục bộ phức tạp, có rối loạn ý thức: Khởi phát bằng triệu chứng cục bộ đơn giản, sau đó xuất hiện rối loạn ý thức. Bệnh nhân có những biểu hiện rối loạn hành vi như nói lảm nhảm, những cơn cục bộ phức tạp có nguồn gốc thùy trán hay thùy thái dương của não, có thể tiến triển thành cơn toàn thể hóa thứ phát.

Cơn toàn thể hóa thứ phát: Là những cơn động kinh cục bộ, có thể đơn giản hoặc phức tạp, tiến triển thành cơn toàn thể hóa thứ phát khi sự kích thích lan tỏa ra toàn bộ não. Bệnh nhân có thể có những dấu hiệu báo trước nhưng sự lan tỏa xảy ra rất nhanh, chỉ có điện não độ mới chứng minh được bản chất của cơn co giật. Cơn co giật giống như cơn động kinh toàn thể.

Hình ảnh sóng não khác nhau giữa 2 dạng động kinh điển hình

Nhận diện triệu chứng cụ thể của các cơn động kinh điển hình

Đối với một số người, cơn co giật, động kinh thường xuất hiện một cách rất bất ngờ, đột ngột, nhưng một số khác lại có thể cảm nhận được các dấu hiệu cảnh báo trước khi cơn động kinh xuất hiện vài giờ hoặc vài ngày trước đó. Đó có thể là những thay đổi khác thường về nhận thức, hành vi, cảm giác hoặc cảm xúc tâm lý. Vậy biểu hiện trước cơn động kinh là gì?

- Đau đầu, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, buồn nôn hoặc cảm giác lạ từ cổ họng xuống đến dạ dày.

- Tê hoặc ngứa ran ở một phần của cơ thể

- Nghe thấy âm thanh lạ: tiếng ù ù, tiếng người nói chuyện bên tai

- Đôi khi có những cảm xúc tiêu cực như hoảng loạn, sợ hãi

Theo nhiều nhà khoa học thì rất nhiều các dấu hiệu báo trước này thực ra là các triệu chứng của cơn động kinh xảy ra ở một khu vực nhỏ của não bộ được gọi là động kinh cục bộ đơn giản.

Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân động kinh đều có đầy đủ triệu chứng của các giai đoạn xảy ra cơn động kinh. Tuy nhiên, có nhận thức đúng đắn về những gì diễn ra trước, trong và sau cơn động kinh sẽ giúp bạn có những giải pháp chuẩn bị trước nhằm hạn chế nguy cơ gặp phải chấn thương, tai nạn khi cơn động kinh xảy ra.

LIÊN HỆ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ TẠI ĐÂY

Cần làm gì khi thấy một người lên cơn động kinh

Những việc không nên làm đối với người đang lên cơn động kinh

- Không tụ tập đông người vì người lên cơn động kinh họ cần môi trường thông thoáng để hít thở, việc tu tập đông người dẫn đến giảm lượng không khí, giảm lượng oxy, khiến bệnh nhân khó thở và làm cho cơn động kinh nặng hơn.

- Không đè hoặc giữa tay chân bệnh nhân khi co giật: điều này không giúp ích cho bệnh nhân, ngược lại chúng còn có thể gây hại cho bệnh nhân, một số tình huống xấu có thể gặp đó là khiến bệnh nhân gãy xương, trầy xước, gây ra những thương tích không mong muốn.

- Không nhét vật thể lạ vào miệng bệnh nhân: như muỗng, đũa, khăn, vải, thậm chí ngón tay vào miệng bệnh nhân để ngừa cắn lưỡi. 

- Không vắt chanh, không cho uống trà đường, không cho uống thuốc cho đến khi tỉnh táo.

- Không ấn tim, hô hấp nhân tạo (bệnh nhân có thể tự thở được chỉ cần môi trường thông thoáng). Việc ấn tim trên bệnh nhân đang co giật rất có thể sẽ khiến bệnh nhân bị chấn thương như gãy xương sườn hoặc tổn thương những vùng xung quanh ngực…

- Không di chuyển bệnh nhân khi tình trạng chưa ổn (chỉ di chuyển đến nơi an toàn một cách nhẹ nhàng). Trường hợp bệnh nhân lên cơn động kinh ở khu vực nguy hiểm như gần sông hồ (nếu đang đi bơi), gần đám cháy, ổ điện… chúng ta chỉ cần đưa bệnh nhân đến vị trí an toàn gần đó, không nên đưa bệnh nhân đi quá xa.

Những việc nên làm và không nên làm khi xử trí cơn động kinh

Những việc nên làm đối với người đang lên cơn động kinh

-  Kêu gọi hỗ trợ: Mặc dù không khuyến khích tụ tập đông người nhưng chúng ta cần phải gọi sự hỗ trợ của mọi người xung quanh để giúp đỡ.

- Đặt bệnh nhân ở nơi an toàn, lót đầu bằng vật mềm: Nên cho bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang 1 bên (nghiêng trái hoặc nghiêng phải) để phòng trường hợp bệnh nhân có ói, đờm dãi… có thể dễ dàng thoát ra ngoài tránh ói sặc vào phổi, nới lỏng quần áo để bệnh nhân dễ hô hấp…

- Tạo môi trường an toàn xung quanh bệnh nhân: Cần thu dọn xung quanh an toàn, tránh các vật sắc nhọn, dễ vỡ, dễ cháy… nếu ở nhà thì các vật dụng như bàn ghế, dao kéo… ra xa bệnh nhân, để tạo môi trường an toàn cho bệnh nhân khi lên cơn động kinh.

- Theo dõi biểu hiện cơn của bệnh nhân: Có thể quay video nếu thuận tiện, để mô tả cho nhân viên y tế hoặc bác sĩ. Điều này sẽ giúp ích cho bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp với cơn động kinh.  

Cơn động kinh thường chỉ xảy ra từ 1-2 phút, vì vậy nếu chứng kiến một người lên cơn động kinh chúng ta không nên hoảng loạn, lo sợ mà hãy bình tĩnh, để xử trí kịp thời cho bệnh nhân.

ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.

Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:

0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.

0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha