Trẻ em có hệ thần kinh còn non yếu nên rất dễ chịu tổn thương từ những lần lên cơn động kinh. Do đó có những cảnh báo nguy hiểm cần lưu ý về bệnh động kinh ở trẻ em.
Ngày đăng: 19-11-2024
5 lượt xem
Những nguyên nhân thường gặp gây bệnh động kinh ở trẻ em
Bệnh động kinh ở trẻ em xuất hiện có thể do rất nhiều nguyên nhân:
- Do di truyền: Bệnh động kinh di truyền theo chiều hướng khác nhau, di truyền trội và di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Những nghiên cứu gần đây cho thấy động kinh sơ sinh có tính chất gia đình lành tính có thay đổi ở nhiễm sắc thể số 20.
- Do các yếu tố xảy ra trước khi sinh: Mẹ bị chấn thương khi mang thai, ngộ độc thuốc ở mẹ và thai nhi (mẹ bị nhiễm độc chì nặng khi mang thai), hẹp hộp sọ thai nhi.
- Do các yếu tố xảy ra trong khi sinh: Hạ đường máu sau sinh nặng kèm theo suy hô hấp nặng; đẻ non dưới 37 tuần, cân nặng khi sinh dưới <2.500g, trẻ bị ngạt khi sinh. Thai phụ thực hiện can thiệp sản khoa như dùng kẹp thai, hút thai, đẻ chỉ huy. Trẻ bị vàng da nhân não: vàng da sơ sinh sớm (ngày thứ 1 - 3) kèm theo dấu hiệu thần kinh như bỏ bú, tím tái, co giật, hôn mê.
- Do các yếu tố xảy ra sau khi sinh: Nhiễm trùng thần kinh: viêm não, viêm màng não do vi khuẩn/virus, di chứng tổn thương não thời sinh: chảy máu não-màng não; chấn thương sọ não; suy hô hấp nặng vì các nguyên nhân khác nhau. Bệnh chuyển hoá tiến triển.
- Không rõ nguyên nhân: Cũng có khá nhiều trường hợp bệnh động kinh ở trẻ em nhưng không có nguyên nhân rõ ràng
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh động kinh ở trẻ em
Những cảnh báo nguy hiểm cần lưu ý đến về bệnh động kinh ở trẻ em
Bệnh dộng kinh ảnh hưởng đến chức năng não bộ
Não bộ của trẻ nhỏ chưa thực sự phát triển toàn diện nên khi xuất hiện cơn động kinh sẽ gây rối loạn hoạt động điện não, dẫn đến những thay đổi lớn trong tổ chức mạng lưới khớp thần kinh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nhận thức, hành vi, vận động của trẻ.
Cơn co giật tái diễn nhiều lần trong thời gian dài có thể gây tổn thương não nhanh và sâu, đặc biệt là vùng hải mã, hạch hạnh nhân, nơi đảm nhận chức năng ghi nhớ, kiểm soát cảm xúc của trẻ và có thể gây giảm khối lượng não, bất thường trong cấu trúc vỏ não, nhưng lại ít gây tổn thương tiểu não và đồi thị.
Suy giảm khả năng nhận thức, chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em mắc bệnh động kinh
Cơn co giật xuất hiện ở trẻ, đặc biệt là cơn co thắt sơ sinh (Hội chứng West) hay động kinh toàn thể, động kinh cục bộ phức tạp có thể khiến sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ “gần như ngừng hoàn toàn”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ, nhận thức và kỹ năng điều hành của trẻ.
Bệnh động kinh ở trẻ dẫn đến các rối loạn thần kinh khác
Động kinh không chỉ ảnh hưởng đến chức năng não bộ mà còn gây rối loạn cảm xúc, khiến trẻ dễ cáu gắt, tính tình nóng nảy, vui buồn thất thường chẳng rõ lý do, thậm chí là trầm cảm, hay nảy sinh hành vi tự làm đau chính mình hoặc có ý nghĩ tự tử. Ngoài ra, những trẻ có cơn co giật, động kinh bắt đầu từ 2 tuổi hoặc sớm hơn sẽ có nguy cơ cao khởi phát chứng rối loạn phổ tự kỷ, tăng động giảm chú ý,… gây ảnh hưởng đến hành vi, tâm lý và khiến trẻ khó hòa nhập với cộng đồng.
Bệnh động kinh ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ
Đột tử (SUDEP) trong bệnh động kinh
SUDEP là tình trạng đột ngột tử vong mà không rõ nguyên nhân, thường xảy ra ở những trẻ có cơn co giật trong thời gian dài, không đáp ứng tốt với thuốc điều trị. Nhiều chuyên gia cho rằng, SUDEP có thể liên quan đến sự rối loạn chức năng tim hoặc hô hấp sau cơn co giật.
Cách chăm sóc trẻ bị bệnh động kinh
Để hạn chế các cơn co giật do động kinh, cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc thường xuyên, theo đúng liều lượng, chỉ dẫn của bác sỹ. Không bỏ thuốc giữa chừng vì bỏ thuốc giữa chừng sẽ khiến bệnh động kinh ở trẻ em trở nặng và gây khó khăn trong những lần điều trị sau.
- Phụ huynh hãy luôn quan tâm, động viên trẻ, để trẻ giữ tâm trạng, tinh thần thoải mái, vui vẻ. Không nên kể về bệnh động kinh ở trẻ em cho người khác nghe trước mặt trẻ vì điều đó sẽ tạo ấn tượng có bệnh, mặc cảm tự ti. Nó có thể khiến trẻ mặc cảm so với bạn bè cùng lứa, trở thành đối tượng bị trêu chọc.
- Bệnh động kinh thường khởi phát đột ngột nên cha mẹ cần hạn chế tối đa các nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn cho trẻ như đuối nước, tai nạn xe, ngã... Mẹ hãy luôn giám sát trẻ, không cho trẻ chơi ở những nơi nguy hiểm như gần hồ nước, trên cầu thang, trèo cây, ngoài đường,…
- Đảm bảo ăn uống và sinh hoạt điều độ: Bên cạnh việc tạo tâm lý thoải mái thì chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng để hạn chế các cơn động kinh ở trẻ em tái phát. Bố mẹ nên cho trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, các thức ăn lành tính, hạn chế các chất kích thích như cay, nóng, đồ uống có men. Ngoài ra, trẻ cần được hướng dẫn đi ngủ đúng giờ, đủ giấc và duy trì những bài tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày.
- Sử dụng thuốc và sản phẩm hỗ trợ: Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, bệnh động kinh có thể giảm được cơn co giật và có khả năng khỏi tương đối cao. Điều quan trọng trong điều trị là cần uống thuốc chống động kinh thường xuyên, đúng liều.
Đông y hỗ trợ điều trị bệnh động kinh
Điều trị động kinh ở trẻ em bằng đông y có hiệu quả hay không? Phương pháp này ngày nay đã có rất nhiều người sử dụng và mang lại hiệu quả cao cho người bệnh. Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây ra bệnh Động kinh chủ yếu là do sự rối loạn chức năng của các tạng Tâm, Can, Tỳ, Thận gây nên sự rối loạn tạm thời của âm dương, sinh khí nghịch, đàm ủng tắc, hỏa viêm phong động, bế lấp thanh khiếu.
Chính vì vậy, khi chúng ta sử dụng phương pháp này thì điều đầu tiên làm cho cơ thể người bệnh ấm lên và cân bằng nhiệt độ trong cơ thể và làm cho việc giải tỏa những độc tố trong cơ thể được thoát ra ngoài một cách nhanh chóng từ đấy cơ thể sẽ được lưu thông dòng tuần hoàn máu, và như chúng ta đã biết yếu tố quan trọng nhất trong cơ thể con người được khở mạnh đó chính là sự lưu thông và tuần hoàn máu. Nên Đông Y là phương pháp làm được điều này nhanh nhất.
Đông y điều trị hiệu quả bệnh động kinh ở trẻ em
Bên cạnh đó, trẻ em mắc bệnh động kinh cũng cần chú ý ăn những thức ăn thanh đạm, kiêng ăn các chất cay nóng như tiêu, ớt, chất mỡ béo, không nên ăn nhiều thịt, chú ý chế độ rau tươi trái cây, lượng vừa phải, không để no đói thất thường. Kiêng các thứ uống có chất kích thích như rượu, cà phê, nước trà đậm, các loại nước ngọt,… Đồng thời có một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Điều trị hiệu quả Động kinh bằng phương pháp Đông y là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Vì Đông y trị liệu chủ yếu là sử dụng các bài thuốc được nghiên cứu kỹ lưỡng, các loại thảo dược từ thiên nhiên kết hợp với vật lý trị liệu vừa an toàn, lại có công dụng hiệu quả, không gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
ĐÔNG Y TRỊNH GIA CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH CO GIẬT ĐỘNG KINH BẰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy trên cơ sở điều trị thực tiễn từ nhiều bệnh nhân, qua nhiều năm. Chúng tôi ngày càng hoàn thiện bài thuốc gia truyền điều trị bệnh động kinh ở người lớn và động kinh ở trẻ em. Hiện nay có tỷ lệ khỏi bệnh trên 95%.
Để biết chi tiết vui lòng liên hệ ngay để được tư vấn:
0378 041 262 lang y Bùi Thị Hạnh: Khu Đồng Mát, phường Tân An, Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh.
0913 82 60 68 Trịnh Thế Anh: Số nhà 10/1/2 A đường 26, Phường Linh Đông, Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh
TÂM SỰ CỦA GIA ĐÌNH CÓ CON ĐIỀU TRỊ KHỎI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG ĐÔNG Y TRỊNH GIA
Gửi bình luận của bạn